10/7/12- Bắc Kinh vừa có Đại sứ mới tại ASEAN, vừa có Chính ủy mới cho Hạm đội Nam Hải (lực lượng chính ở biển Đông).
Báo chí Trung Quốc hôm nay 10/7 đưa tin, bà Dương Tú Bình vừa được bổ nhiệm làm Đại sứ Trung Quốc tại ASEAN thay thế nữ Đại sứ Đổng Hiểu Linh.
Quyết định trên được ông Hồ Cẩm Đào, Chủ tịch Trung Quốc ký ngày 18/6 vừa qua.
Nếu những người tiền nhiệm đều là đại sứ không thường trú thì bà Dương sẽ là đại sứ thường trú và địa điểm được lựa chọn chính là Jakakta, thủ đô Indonesia.
Nguyên nhân được nhận định là do Indonesia hiện tại không có tranh chấp nào trên biển Đông với Trung Quốc, đồng thời lại là nước có tiếng nói trong khu vực ASEAN.
Trước đó, ngày 4/7 vừa qua, bà Dương Tú Bình đã có cuộc gặp và làm việc với Cục Hải dương Trung Quốc – đơn vị đang 'làm mưa làm gió' trên biển Đông thời gian qua.
Theo đó, cục này cho hay đã ký kết hiệp định hợp tác với Malaysia, Indonesia, Thái Lan trong lĩnh vực đối ngoại biển đảo.
Đồng thời đơn vị này cũng vạch ra cái gọi là 'Kế hoạch khung hợp tác quốc tế trên biển Đông và vùng biển quốc tế phụ cận giai đoạn 2011 – 2015'.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng tiếp theo của bà Bình sẽ là thúc đẩy các nước ASEAN tham gia vào kế hoạch này.
Có thể thấy đây là nước cờ khá tinh vi và có tính toán của Trung Quốc nhằm giữ thế chủ động đặt ra luật chơi trong vấn đề biển Đông.
Không chỉ trong lĩnh vực ngoại giao, vừa qua, Chính ủy hạm đội Nam Hải, đơn vị hải quân chủ lực của Bắc Kinh tại biển Đông cũng được thay thế.
Chưa biết ý đồ của Bắc Kinh là gì trong vụ điều chuyển nhân sự liên quan trực tiếp tới vấn đề biển Đông lần này.
Giới quan sát nhận định, dù có thay đổi theo hướng nào, độc chiếm biển Đông, biến thành ao nhà vẫn là tham vọng cố hữu, âm mưu không hề thay đổi của Bắc Kinh.
Phó đô đốc Vương Đăng Bình, một sĩ quan được cho là ‘diều hâu’.
Đây là động thái của Bắc Kinh mà giới quan sát cho là nhằm tăng cường tuyên bố chủ quyền của họ tại khu vực Biển Đông, hay Nam Hải theo cách gọi của Trung Quốc.
Theo nhận định của một chuyên gia phân tích tình hình quân sự tại Thượng Hải thì việc thuyên chuyển phó đô đốc Vương Đăng Bình từ Hạm đội Bắc Hải về Hạm đội Nam Hải là để củng cố các biện pháp nhằm chấm dứt việc các quốc gia khác trong khu vực tuyên bố chủ quyền tại các nơi tranh chấp ở Biển Đông.
Chủ tịch Hội Quân sự Quốc tế tại Ma Cao, ông Antony Wong Dong cũng hoàn toàn đồng ý với nhận định vừa nêu.
Gần đây, sau khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển và Hải đảo, Trung Quốc đã tiến hành một số hoạt động gây hấn tại Biển Đông.
Đó là việc tuyên bố thành lập thành phố cấp địa khu Tam Sa để quản lý cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Rồi vào ngày 23 tháng 6, Tổng công ty Dầu khí Hải dương, CNOOC, của Trung Quốc đưa chín lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam ra mời thầu quốc tế.
Đến ngày 26 tháng 6, bốn tàu hải giám của Trung Quốc bắt đầu chuyến tuần tra xuống Biển Đông. Vào ngày thứ tám của chuyến hải hành, các tàu Trung Quốc đã xua đuổi một tàu cảnh sát biển của Việt Nam khi tàu này làm nhiệm vụ tại quần đảo Trường Sa.
Tổng hợp từ Tinngan.vn, RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét