(NLĐO) – Tân Hoa Xã lên tiếng khuyến cáo “đừng làm dậy sóng” biển Đông sau tuyên bố đưa phần lớn hạm đội hải quân tới Thái Bình Dương cho tới năm 2020 của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.
Tân Hoa Xã viết trong bài xã luận: “Một vài nước nên được khuyên can về việc kiềm chế để không làm dậy sóng ở đó", hàm ý về biển Đông – nơi mà Bắc Kinh có tranh chấp chủ quyền với các nước ASEAN như Việt Nam, Brunei, Malaysia và Philippines.
Tàu ngầm tấn công USS North Carolina của Mỹ cập cảng Subic (Philippines)
gần bãi Scarborough giữa tháng 5. Ảnh: Internet
Theo Tân Hoa Xã, có bên liên quan trong tranh chấp tại biển Đông nhận được sự ủng hộ từ quan điểm mới của Mỹ và điều này “không có lợi cho tình hình chung”, đồng thời nhấn mạnh Bắc Kinh thực sự mong muốn đưa biển Đông thành vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác.
“Những chỉ trích ồn ào thiếu căn cứ nhắm vào Trung Quốc phát sinh từ thành kiến và những hiểu biết lệch lạc… Vào thời điểm nhạy cảm như vậy, rất cần sự điềm tĩnh và một tình huống rối ren như hiện nay cần phải có kỷ luật. Tô vẽ Trung Quốc thành kẻ xấu một cách bừa bãi không chỉ gây thêm phiền phức mà còn có hại” – Tân Hoa Xã nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Bắc Kinh không quên “vuốt ve” Mỹ. Tân Hoa Xã viết: “Thật ngây thơ khi cho rằng Trung Quốc có ý định đóng cánh cửa châu Á trước Mỹ như xây bức tường Berlin trên Thái Bình Dương. Dù vẫn còn nhiều bí ẩn quanh việc Mỹ chuyển trọng tâm sang châu Á, Trung Quốc luôn hy vọng siêu cường này sẽ đóng vai trò tích cực và xây dựng trong khu vực”.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta hôm 2-6 thông báo tại Đối thoại Shangri-La quyết định triển khai thêm nhiều chiến hạm tới Thái Bình Dương, như một phần trong chiến lược chuyển dịch dần trọng tâm sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Washington.
Bằng Vy (Theo Tân Hoa Xã)
Người Lao Động
Trung quốc đang sử dụng chiêu bài tạo làm suy yếu asean về vấn đề biển đông bằng cách tạo thêm nhiều vùng khí trơ ở trong khu vực. Mục đích làm suy yếu chiến lược tham gia can dự của các nước như Mỹ, Nhật và Ấn độ. Sau đó toan tính bẻ gẫy từng đối phương một trên mặt trận quân sự và công binh biển đông. Cứ nhìn hoạt động của Trung quốc sang Campuchia và một số nước đông nam á trước thềm hội nghị cùng với việc đưa phái đoàn cấp yếu sang tham gia hội nghị là thấy rõ. chắc nó đẩy Mỹ và các nước lớn khác ra xa và có thể duy trì hiện trạng căng cơ cùng với các vùng khí trơ để khiến các chiến lược của Mỹ trở nên vô vọng, yếu thế trong vấn đề tham gia liên kết. Cái bẫy trong vấn đề liên kết rời rạc luôn có chỉ có điều có khai thác được hay không mà thôi.
Trả lờiXóa