Vibay

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Trung Quốc ngoan cố, Mỹ thay đổi chiến lược trên biển Đông

Hoan hô Xã Luận!

05/6/12- Tình hình căng thẳng trên biển Đông liên quan đến vụ tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines bước đầu đã có xu hướng hạ nhiệt, khi các quốc gia liên quan đã được ra lời gợi ý cùng rút khỏi khu vực tranh chấp..


Trung Quốc đang tỏ ra ngoan cố trong giải quyết tranh chấp trên biển Đông

Trung Quốc vẫn ngoan cố với dã tâm đường lưỡi bò

Mặc dù lớn tiếng kêu gọi Philippines phải chấm dứt sự hiện diện tại khu vực tranh chấp để tránh làm tình hình xấu thêm, nhưng rút cuộc Trung Quốc mới là kẻ chây ì khi không chịu rời khỏi khu vực tranh chấp, đây là điều đầu tiên chứng minh sự ngoan cố của Bắc Kinh.

Một mặt kiên quyết không xuống thang trước với Philippines một mặt Trung Quốc tích cực phô diễn sức mạnh hải quân bằng những cuộc tập trận lớn nhỏ trên biển, điều động quân đội chuyển hướng sức mạnh tập trung về biển Đông, đây là điều thứ hai chứng tỏ Bắc Kinh quyết không dễ buông lơi lợi ích trên biển của mình.

Gần đây nhất là hành động thiếu “lịch sự” của Trung Quốc khi chỉ cử một phái đoàn cấp thấp sang tham dự Hội nghị Đối thoại Shangri-La (tại Singapore) trong khi các quốc gia khác đều cử tới những đoàn đại biểu cấp cao.

Chính động thái này của Trung Quốc, khiến nhiều người cho rằng Bắc Kinh đang “né tránh” một cuộc đối thoại an ninh vùng, và động thái này của Trung Quốc một lần nữa vạch rõ ý đồ ngoan cố của Bắc Kinh khi không muốn giải quyết vấn đề biển Đông theo hướng đối thoại đa phương.


Chính một học giả người Trung Quốc, đề nghị giấu tên, đã bình luận: "Những năm gần đây, thái độ mỗi lúc càng hung hăng của Trung Quốc đã khiến diễn đàn an ninh khu vực trở thành dịp để các quốc gia chia sẻ quyền lợi tập trung chỉ trích Bắc Kinh.

Đó là lý do khiến Trung Quốc quyết định rằng tham gia ở cấp bộ trưởng sẽ không có lợi".

Ba lý do trên đã minh chứng cho sự ngoan cố của Trung Quốc trong việc cố tình không muốn giải quyết tranh chấp trên biển Đông theo hướng đa phương, mà Bắc Kinh muốn giải quyết tình hình theo ý chí chủ quan của họ.

Sự ngoan cố cuối cùng của Bắc Kinh được thể hiện chính là mưu đồ hiện đại hóa quân đội nhằm mục đích đánh chiếm hơn là phòng vệ.

Mặc dù luôn khẳng định việc phát triển khí tài của mình là để nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia, nhưng rõ ràng những loại vũ khí mới gần đây được Bắc Kinh nghiên cứu chế tạo hầu hết đều là những loại khí cụ tầm xa, phục vụ nhiệm vụ tấn công hơn là phòng thủ.

Điều này không cần nói nhiều người cũng sẽ rõ mưu đồ của Trung Quốc ở đây là gì, trong khi các quốc gia khác trong khu vực biển Đông tiến hành tập trận để phòng thủ và bảo vệ chủ quyền quốc gia thì Trung Quốc lại tích cực tập luyện đánh chiếm đảo, diễn tập đổ bộ...

Có thể nói rõ ràng một điều rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ dã tâm đường “lưỡi bò” độc chiếm biển Đông.

Việc Trung Quốc sẽ tiếp tục tung chiêu để chứng tỏ mưu đồ của mình là điều gần như chắc chắn.

Mỹ sẽ thay đổi sách lược trên biển Đông

Đó là quan điểm được thể hiện khá rõ trong chuyến công du một vài nước trong khu vực Đông Nam Á của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Leon Panetta.

Theo đó thay vì sử dụng các căn cứ hải quân gần khu vực biển Đông, Mỹ có ý định xây dựng căn cứ của mình ngay trên biển Đông.

Không nói ra nhưng thông qua những chuyến thăm của ông Leon Panetta tại Việt Nam, Singapore, Philippines... vị đứng đầu Lầu năm góc này đã gián tiếp khẳng định Mỹ muốn các quốc gia trong khu vực Asean đủ “hùng mạnh” để có thể bảo đảm một nền hòa bình lâu dài cho khu vực.

Trong chuyến công du tới Việt Nam, vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cũng tuyên bố: "Cam Ranh là vịnh quan trọng.

Trong quá trình cải tạo, nếu Việt Nam có nhu cầu hỗ trợ, giúp đỡ thì Mỹ sẵn sàng. Tôi đã lưu ý trong thảo luận hai bên nên thiết lập một văn phòng điều phối hợp tác. Nó sẽ thúc đẩy quan hệ hai bên, gửi đi tín hiệu Mỹ cam kết lâu dài vào mối quan hệ quốc phòng Mỹ và Việt Nam”.


Cuộc tập trân Mỹ - Indonesia đang diễn ra cũng khiến Trung Quốc cảm thấy nóng mặt...

Phản đối Trung Quốc, nhưng rõ ràng Mỹ không muốn một mình đứng ra chỉ trích những hành động “hung hăng” của quốc gia này, mà Mỹ muốn thông qua cộng đồng dư luận quốc tế lên tiếng về vấn đề này.

"Điều cốt lõi để thực hiện điều đó là chúng ta có những quy định, nguyên tắc, luật pháp quốc tế căn bản. Nếu các nước cùng tuân thủ những nguyên tắc, quy định, luật pháp quốc tế căn bản đó thì chúng ta sẽ đạt mục tiêu xây dựng một khu vực tốt đẹp hơn, an ninh hơn", ông Panetta khẳng định.

Những hành động trên của Washington có thể được xem là những bước căn bản thay đổi chiến lược trên biển Đông của Hoa Kỳ. Một chiến lược phù hợp để vạch trần, cô lập Trung Quốc chính là mục tiêu lớn nhất của Mỹ lúc này.

Và điều khiến Trung Quốc cảm thấy lo lắng nhất trước những động thái của người Mỹ đó là việc hải quân Mỹ đang tìm cách đưa hạm đội 7 tiến gần tới Trung Quốc hơn, đích nhắm tới của Mỹ chính là Bangladesh.

Sau khi rút khỏi Afghanistan, quân đội Mỹ sẽ thiếp lập một điểm tựa chiến lược tại châu Á, nếu Hạm đội 7 đồn trú tại Bangladesh thì căn cứ quân sự của Mỹ sẽ trải dài từ Nhật Bản sang đến Ấn Độ. Qua đó, Washington sẽ tạo được thế cân bằng khi Trung Quốc đang tích cực xây dựng một loạt các căn cứ quân sự của mình theo kiểu “chuỗi ngọc trai” tại khu vực Biển Đông.

Trong tương quan lâu dài, rõ ràng người Mỹ sẽ không muốn một quốc gia như Trung Quốc có thể tạo được chỗ đứng vững chãi của mình trên biển Đông để tạo bàn đạp “sánh” ngang cùng Mỹ, vậy nên biển Đông vẫn sẽ đóng một vai trò chiến lược quan trọng trong mục tiêu quay lại châu Á của quân đội Mỹ.

http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=405845

1 nhận xét:

  1. Việc chỉ cử đoàn đại biểu cấp thấp đến dự một diễn đàn đối thoại về an ninh, mang tầm cỡ khu vực như Shangri-La, dù với mục đích gì, nó vẫn phản ánh: Trung Quốc tự biết rằng với đòi hỏi về đường lưỡi bò trên biển đông họ sẽ không được cộng đồng quốc tế ủng hộ. Vì vậy chỉ phái người đi để lấy lệ.Với việc này cho thấy đây là một thất bại của Trung quốc trên mặt trận ngoại giao và dư luận.

    Trả lờiXóa