06/6/12- MANILA, Philippines - Quân đội Mỹ, tàu chiến và máy bay một lần nữa có thể sử dụng các cơ sở quân sự và căn hải quân trước đây của họ tại Subic, Zambales và Clark Field ở Pampanga miễn là họ có sự xin phép trước từ chính phủ Philippines, một quan chức quốc phòng cấp cao Philippines cho biết.
"Họ có thể đến đây khi họ có sự phối hợp trước với chính phủ Philpinses," Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines ông Honorio Azcueta nói với các phóng viên sau cuộc gặp với Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, vào hôm thứ Hai.
Đến trực tiếp từ đối thoại vừa kết thúc ba ngày Shangri-La ở Singapore, Dempsey đến Philippines có cuộc họp tiếp theo với các quan chức cao cấp quốc phòng Philippines.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta tuyên bố rằng Hoa Kỳ đang gia tăng việc triển khai sự hiện diện của hải quân trong khu vực, nhưng họ không nhất thiết phải thiết lập các căn cứ quân sự cố định ở bất kỳ quốc gia nào trong khu vực.
Khi được hỏi liệu quân đội Mỹ cũng như các tàu chiến và máy bay chiến đấu sẽ được đến và đồn trú tại các căn cứ hải quân cũ ở Subic, Azcueta nói có.
"Đó là những gì chúng tôi muốn ... tăng cường trong các bài diễn tập và khả năng tương tác, "Azcueta.
Bên cạnh cung cấp một nơi ẩn náu an toàn cho tàu và để bảo đảm vị trí của họ, căn cứ hải quân Mỹ trước đây tại Subic có một sân bay có thể phục vụ máy bay dân sự và quân sự.
Trong cuộc chiến Việt Nam trong những năm 1970, căn cứ hải quân Subic, đặc biệt là sân bay này, được sử dụng bởi quân đội Mỹ như dàn điểm của tất cả các hoạt động đối với cuộc chiến tranh Việt Nam.
Tuy nhiên, trong năm 1992 căn cứ hải quân Subic và căn cứ không quân Clark ở Pampanga, hai căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở ngoài lục địa Mỹ, đã được đóng cửa sau khi Thượng viện Philippines đã bác bỏ một phần mở rộng sự hiện diện của họ trong Philippines.
Trong khi đó, tờ báo hàng đầu của Trung Quốc bày tỏ lo ngại về kế hoạch của Mỹ, nói rằng động thái như vậy có thể gây thêm rạn nứt giữa hai nước.
Theo: abs-cbnnews
http://hotrungnghia.multiply.com/journal/item/1522
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét