Vibay

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

Mỹ tạo ra thách thức mới với Trung Quốc ở châu Á


Thái Lan có lẽ sẽ gia nhập vào danh sách các quốc gia trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (APR), nơi quân đội Mỹ sẽ trú đóng thường xuyên. Lọt vào tầm mắt của Lầu Năm Góc là sân bay Utapao tọa lạc trên căn cứ quan trọng cùng tên của Hải quân Hoàng gia Thái Lan. Sân bay này từng được Mỹ sử dụng trong chiến tranh Đông Dương đầu những năm 70 thế kỉ trước để thực hiện các vụ ném bom rải thảm xuống Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia.

Utapao nằm cách thành phố nghỉ mát Pattaya 40 km. Đây cũng đồng thời là sân bay dân dụng quốc tế, chủ yếu để đón các chuyến bay thuê bao của khách du lịch từ Nga và các nước SNG, Đông và Tây Âu. NASA dự định biến Utapao thành sân bay cơ sở cho các chương trình khí tượng khu vực. Kế hoạch này đã được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta thông báo trong một cuộc họp về an ninh khu vực tại Singapore. Tại đây, lần đầu tiên ông Panetta tuyên bố cho đến năm 2020, 60% tàu chiến và các lực lượng khác của hải quân Mỹ sẽ được thuyên chuyển sang khu vực châu Á Thái Bình Dương. Giới quan sát đã ngay lập tức liên hệ việc điều động binh lính này với ý đồ của Lầu Năm Góc nhằm gây áp lực lên Trung Quốc và vô hiệu hóa sức mạnh quân sự đang gia tăng của nước này.

Rõ ràng, trong bối cảnh hiện nay, căn cứ tại Utapao sẽ không chỉ giúp Mỹ thu thập dữ liệu cho các báo cáo thời tiết. Như lời khẳng định của một trong những giảng viên hàng đầu xin được phép giấu tên của Học viện Tổng tham mưu Thái Lan, Bangkok không thể không quan ngại trước các phản ứng của Trung Quốc khi máy bay Mỹ bay trên bầu trời Đông Nam Á xuất phát từ căn cứ không quân Thái Lan. Trung Quốc hoàn toàn có thể nghi ngờ trong chương trình khí tượng của Mỹ có dính líu đến yếu tố tình báo.

Giả thuyết này không phải là không có cơ sở, đặc biệt là khi tại Utapao đã có một công ty nhỏ của Mỹ hoạt động theo hợp đồng với Lầu Năm Góc. Công ty chịu trách nhiệm tiếp nhiên liệu cho máy bay của lực lượng Không quân và Hải quân Mỹ chở binh lính và hàng hóa quân sự tới Afghanistan và Iraq. Ngoài ra còn có thông tin cho rằng di chuyển qua khu vực Utapao còn có máy bay tàng hình Mỹ câu lưu các công dân nước ngoài bị bắt giữ về tội khủng bố về Mỹ hoặc đến căn cứ Guantanamo ở Cuba.

Ngoài ra, Mỹ đang tìm cách để cùng với Thái Lan phát triển giám sát từ trên không những chuyến vận chuyển hàng thương mại cũng như quân sự từ Trung Đông sang Thái Bình Dương. Đây là tuyến hảng hải huyết mạch của thương mại Trung Quốc với nhiều quốc gia châu Á và châu Phi. Ông Andrei Volodin – lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Đông phương thuộc Học viện Ngoại giao của Bộ Ngoại giao Nga cho biết:

“Mỹ đặc biệt quan ngại rằng sức mạnh địa kinh tế đang ngày càng gia tăng của Trung Quốc có thể chuyển biến thành ảnh hưởng chính trị quân sự. Vì vậy, người Mỹ đang nỗ lực phục hồi hệ thống các mối quan hệ tồn tại trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Câu hỏi được đặt ra: hoặc Mỹ có thể sẽ lặp lại chiến lược kìm hãm chủ nghĩa cộng sản, ở trường hợp này là Trung Quốc trong điều kiện mới, hoặc buộc phải thực hiện chiến lược này bằng biện pháp thỏa hiệp".

Phương án thứ hai của Mỹ có lẽ là không thể chấp nhận được. Nước này đang có kế hoạch quay lại căn cứ không quân Cam Ranh tại Việt Nam mà họ đã rời đi sau thất bại tại chiến tranh Đông Dương, cũng như quay lại căn cứ quân sự Subic Bay ở Philipin. Giới chuyên gia cho rằng sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực này là vấn đề trong tương lai gần. Mưu đồ của Mỹ nhằm khống chế châu Á bằng các căn cứ quân sự được thực hiện chỉ trong vài tháng, nhưng đã mang lại những kết quả đầu tiên. Liệu Trung Quốc sẽ đáp trả lại những thách thức này bằng cách nào?

http://vietnamese.ruvr.ru/2012_06_26/79347793/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét