Vibay

Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

Luật biển: Xử lý nghiêm nếu tàu nước ngoài vi phạm vùng biển Việt Nam

23/6/12- Ngày 21/6/12, 495/496 đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự luật quan trọng này (*).

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý nói: "...nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển bằng biện pháp hòa bình hoàn toàn không loại trừ quyền phòng vệ chính đáng của nước ta."

"...khoản 1 Điều 5 cũng quy định chính sách của ta trong việc thực hiện các biện pháp cần thiết (bao gồm cả quyền tự vệ chính đáng) nhằm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo. Các quy định này đã hàm ý Việt Nam có quyền sử dụng các biện pháp vũ lực, phòng vệ chính đáng khi cần thiết” - ông Lý nói."


Có quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài

Theo Điều 41 của dự luật về quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam nếu các tàu thuyền này đang ở trong nội thủy, lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam. Quyền truy đuổi được tiến hành sau khi lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển đã phát tín hiệu yêu cầu tàu thuyền vi phạm hay có dấu hiệu vi phạm pháp luật dừng lại để tiến hành kiểm tra nhưng tàu thuyền đó không chấp hành.

Ngoài ra, quyền truy đuổi cũng được áp dụng đối với hành vi vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vi phạm trong phạm vi vành đai an toàn và trên các đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Việc truy đuổi của các lực lượng tuần tra, kiểm soát Việt Nam chấm dứt khi tàu thuyền bị truy đuổi đi vào lãnh hải của quốc gia khác.

Luật Biển Việt Nam bao gồm bảy chương, 55 điều và có hiệu lực từ ngày 1-1-2013.

Xử nghiêm các vi phạm

Dự luật quy định cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam; tàu thuyền có thể bị tạm giữ. Trường hợp bắt, tạm giữ, tạm giam tàu thuyền nước ngoài thì phải thông báo ngay cho Bộ Ngoại giao để phối hợp xử lý. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường; thậm chí cá nhân vi phạm có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính QH vừa thông qua, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực như quản lý các vùng biển, đảo, thềm lục địa có thể bị phạt tiền tối đa tới 1 tỉ đồng.

“Mức phạt cá nhân 1 tỉ đồng áp dụng đối với hành vi vi phạm rất nghiêm trọng tại một số lĩnh vực, như quản lý các vùng biển, đảo, thềm lục địa, quản lý hạt nhân, chất phóng xạ, tiền tệ, ngân hàng, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường...”

Chẳng hạn như “người nước ngoài xâm phạm vùng biển để thăm dò, khai thác tài nguyên trái phép, nhưng có sử dụng các loại máy ra đa, máy phát sóng siêu âm; gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng...”

Theo Phapluattp.vn

(*): Còn 1 đại biểu không bỏ phiếu thuận là thế nào? Thằng Dại biểu này muốn gì ?

-----------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét