Vibay

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Cốt lõi của bành trướng Trung Hoa



China’s Expanding Core

CỐT LÕI CỦA BÀNH TRƯỚNG TRUNG HOA


TOKYO – China is now engaged in bitter disputes with the Philippines over Scarborough Shoal and Japan over the Senkaku Islands, both located far beyond China’s 200-mile-wide territorial waters in the South China Sea. Indeed, so expansive are China’s claims nowadays that many Asians are wondering what will satisfy China’s desire to secure its “core interests.” Are there no limits, or does today’s China conceive of itself as a restored Middle Kingdom, to whom the entire world must kowtow?

TOKYO 27/5/2012- Trung Hoa hiện đang tham gia trong các tranh chấp dai dẳng với Phillipines trên bãi đá ngầm Scarborough (1) và với quần đảo Senkaku (2) của Nhật Bản, cả hai đều có vị trí địa lý vượt ra xa ngoài vùng lãnh hải rộng 200 dặm của Trung Hoa ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Thật vậy, việc bành trướng của Trung Hoa như tuyên bố hiện nay làm nhiều người Châu Á đang tự hỏi cái gì sẽ làm thỏa mãn được những tham vọng của Trung Hoa để bảo đảm những "lợi ích cốt lõi" của mình. Có phải tham vọng Trung Hoa là không có giới hạn hay là Trung Hoa hiện nay tự nhận thức rằng phải phục hồi một Vương triều Trung Hoa mà cả thế giới phải  khấu đầu?


So far, China has formally referred to Taiwan, Tibet, and Xinjiang province as “core interests,” a phrase that connotes an assertion of national sovereignty and territorial integrity that will brook no compromise. Now China is attempting to apply the same term to the Senkaku Islands in its dispute with Japan, and is perilously close to making the same claim for the entire South China Sea; indeed, some Chinese military officers already have.


Cho đến nay, Trung Hoa đã chính thức gọi Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương là những "lợi ích cốt lõi", một cụm từ bao hàm một sự khẳng định chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ mà sẽ không cho phép bất kỳ sự thỏa hiệp nào. Trung Hoa hiện thời đang cố gắng áp dụng các thuật ngữ tương tự đối với quần đảo Senkaku trong tranh chấp với Nhật Bản, và là hiểm họa sát sườn đối với những yêu sách tương tự cho toàn bộ biển Nam Trung Hoa, thực sự là, một số sĩ quan quân đội Trung Hoa đã có quan điểm này.


The Senkaku Islands, located to the west of Okinawa in the East China Sea and currently uninhabited, were incorporated into Japan by the Meiji government in 1895. At one time, there were regular residents working at a bonito-drying facility. In 1969, the United Nations Economic Commission for Asia and the Far East (ECAFE) completed a seabed survey of the East China Sea, and reported the possible presence of vast underground mineral resources, including abundant oil and natural gas reserves near the Senkakus. Two years passed before Taiwan and China claimed sovereignty over the islands, in 1971, but the Japanese government’s stance has always been that Japan’s sovereignty is not in question.


Quần đảo Senkaku, nằm ở phía tây Okinawa trên biển Đông Trung Hoa và hiện đang không có người ở, đã sáp nhập vào Nhật Bản bởi chính phủ Minh Trị vào năm 1895. Một thời ở đây, đã có cư dân thường xuyên làm việc tại một cơ sở sản xuất cá ngừ khô. Năm 1969, Ủy ban Kinh tế của Liên Hợp Quốc khu vực Châu Á và Viễn Đông (ECAFE) đã hoàn thành một cuộc khảo sát đáy biển của vùng biển Đông Trung Hoa, và báo cáo có thể có sự hiện diện tài nguyên khoáng sản dưới lòng đất rộng lớn, bao gồm cả trữ lượng dầu hỏa và khí tự nhiên dồi dào gần quần đảo Senkaku. Mãi hai năm sau đó, năm 1971, Đài Loan và Trung Hoa mới yêu sách chủ quyền trên các hòn đảo, nhưng lập trường của chính phủ Nhật Bản đã luôn luôn khẳng định chủ quyền của Nhật Bản là không bàn cãi.


April, Tokyo Governor Shintaro Ishihara, a famous and articulate patriot, announced that the metropolitan government that he leads plans to acquire four of the Senkaku Islands, which are currently privately owned by Japanese citizens. Donations for the purchase from the people of Japan now exceed ¥700 million ($8.4 million).


Tháng tư vừa qua, Thống đốc Tokyo, Shintaro Ishihara, một người yêu nước nổi tiếng và có tài hùng biện, thông báo rằng chính quyền thành phố Tokyo đang có kế hoạch để có được bốn hòn đảo của quần đảo Senkaku, vốn đang được sở hữu tư nhân bởi các công dân Nhật Bản. Số tiền ủng hộ cho việc mua lại đảo từ người dân Nhật Bản đã vượt quá 700 triệu Yên Nhật (tương đương 8.4 triệu đô la Mỹ).

China reacted to Ishihara’s proposal with its usual sensitivity: it refused to receive the scheduled visit of Ishihara’s son, who is Secretary-General of Japan’s Liberal Democratic Party, the country’s main opposition party.

Trung Hoa phản ứng với đề nghị của ông Ishihara với sự nhạy cảm thông thường của họ: từ chối các chuyến thăm dự kiến ​​của con trai ông Ishihara, người đang là Tổng thư ký Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản, một đảng đối lập chính của nước Nhật.

Moreover, at a meeting in Beijing earlier this month between Japanese Prime Minister Yoshihiko Noda and Chinese Premier Wen Jiabao during a trilateral summit with South Korea, Wen mentioned the independence movement in the Xinjiang Uyghur Autonomous Region and the Senkaku Islands in the same breath. “It is important to respect China's core interests and issues of major concern,” he emphasized.

Hơn thế nữa, tại một cuộc họp ở Bắc Kinh hồi đầu tháng này giữa Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda và Thủ tướng Trung Hoa Ôn Gia Bảo trong hội nghị thượng đỉnh ba bên với Hàn Quốc, Ôn Gia Bảo đề cập đến phong trào độc lập trong khu vực tự trị của người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương và quần đảo Senkaku trong cùng một ý nghĩa. "Điều quan trọng là phải tôn trọng lợi ích cốt lõi và các vấn đề quan tâm lớn của Trung Hoa", họ Ôn nhấn mạnh.

Until that moment, the Chinese government had never applied the term “core interest” to the Senkaku Islands. Following Wen’s statement, the trilateral summit deteriorated. While South Korean President Lee Myung-bak held bilateral talks with Chinese President Hu Jintao, talks between Noda and Hu, and a scheduled meeting between Keidanren Chairman Hiromasa Yonekura and Chinese Foreign Minister Yang Jiechi, were also canceled. The joint declaration issued at the summit was delayed a day, and omitted all references to North Korea – a prime concern of both Japan and South Korea.

Cho đến thời điểm đó, chính phủ Trung Hoa chưa bao giờ áp dụng thuật ngữ "lợi ích cốt lõi" đối với quần đảo Senkaku. Sau tuyên bố của Ôn Gia Bảo, hội nghị thượng đỉnh ba bên xấu đi. Nó làm cho cuộc đàm phán song phương giữa Tổng thống Hàn Quốc Lý Minh Bác (Lee Myung-bak) đã được chuẩn bị với Chủ tịch Trung Hoa Hồ Cẩm Đào, và cuộc hội đàm giữa Noda với Hồ, và một cuộc họp dự kiến ​​giữa Chủ tịch Liên đoàn các Tổ chức Kinh tế Nhật Bản (Keidanren), Hiromasa Yonekura và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Hoa Dương Khiết Trì, cũng đã được hủy bỏ. Tuyên bố chung được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh đã bị trì hoãn một ngày, và bỏ qua tất cả các vấn đề liên quan đến Bắc Triều Tiên - một mối quan tâm hàng đầu của cả Nhật Bản và Hàn Quốc.


China’s brusque treatment of Japan’s leaders probably was intended as a rebuke not only over the Senkaku Islands issue, but also for hosting the Fourth General Meeting of the World Uyghur Congress in Tokyo in May. Previously, such meetings had been held in Germany and the United States, and this one, which stressed the importance of protecting human rights and preserving the traditions, culture, and language of the Uyghur people, received no official sanction or endorsement from the Japanese government.

Cư xử thô bạo của lãnh đạo Trung Quốc đối với lãnh đạo Nhật Bản lẽ đã được dự định như một lời khiển trách không chỉ về vấn đề quần đảo Senkaku, mà còn do việc Nhật Bản đã đăng cai Cuộc họp Toàn thể lần thứ tư của Đại Hội người Duy Ngô Nhĩ Thế giới tại Tokyo hồi tháng năm. Trước đó, các cuộc họp như vậy đã được tổ chức tại Đức và Hoa Kỳ, và lần đại hội này, nhấn mạnh tầm quan trọng bảo vệ quyền con người và bảo tồn truyền thống, văn hóa, và ngôn ngữ của người Duy Ngô Nhĩ, thì chính phủ Nhật Bản không hề đưa ra tuyên bố chính thức về cấm đoán hay tán thành.


If gruff diplomacy was the only manifestation of China’s expansive territorial claims, Asian leaders could sleep more peacefully. But the fact is that China’s navy is becoming increasingly active in the South China Sea, at the Senkaku Islands and Scarborough Shoal in particular, but also around the Spratly Islands claimed by Vietnam. Given China’s mushrooming military budget and secretiveness, that assertiveness has set off alarm bells among the other countries bordering the South China Sea.


Nếu ngoại giao cộc cằn là biểu hiện duy nhất Trung Hoa tuyên bố chủ quyền lãnh thổ mở rộng, thì các nhà lãnh đạo châu Á có thể ngủ yên đôi chút. Nhưng thực tế là hải quân Trung Hoa đang ngày càng hoạt động mạnh hơn ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), tại quần đảo Senkaku và đặc biệt là bãi đá ngầm Scarborough, mà còn ở xung quanh quần đảo Trường Sa mà Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền. Với ngân sách quân sự của Trung Hoa tăng nhanh như nấm và thiếu minh bạch, thì sự quyết đoán đó của họ là hồi chuông báo động cho các quốc gia có chung biển Nam Trung Hoa.

Moreover, China’s bullying of the Philippines included not only the dispatch of warships to Scarborough Shoals, but also the sudden imposition of import restrictions on Filipino produce. And China’s reactions toward Japan are far more paranoid since a non-LDP government took power.

Hơn nữa, sự bắt nạt của Trung Hoa đối với Philippines không chỉ bằng việc gửi các tàu chiến đến bãi đá ngầm Scarborough, mà còn áp dụng hạn chế nhập khẩu sản phẩm của Phillipines một cách bất ngờ. Và phản ứng của Trung Hoa đối với Nhật còn hoang tưởng hơn rất nhiều kể từ khi chính phủ đối lập với đảng Dân chủ Tự do lên cầm quyền ở Nhật Bản.

The struggles for power within China’s ruling Communist Party over the purge of Bo Xilai, and the blind activist Chen Guangcheng’s escape from detention during economic talks with the US, have made Chinese leaders’ nationalist assertions even more strident than usual. No official wants to appear soft where China’s supposed “core interests” are concerned.

Các cuộc đấu tranh quyền lực trong Đảng Cộng sản cầm quyền ở Trung Hoa thông qua thanh trừng Bạc Hy Lai, và sự trốn thoát khỏi sự giam giữ của nhà hoạt động khiếm thị Trần Quang Thành xảy ra trong thời kỳ đàm phán kinh tế với Hoa Kỳ, đã khẳng định dân tộc chủ nghĩa của các nhà lãnh đạo Trung Hoa thậm chí còn gay gắt hơn bình thường. Họ không muốn tỏ ra mềm dẻo trong quan hệ đối ngoại và đối nội ở Trung Hoa với những gì được xem là những "lợi ích cốt lõi".


So far, China has not unleashed the sort of mass demonstrations against Japan and others that it has used in the past to convey its displeasure. But that probably reflects the jittery state of China’s leaders in the wake of the Bo purge: they cannot guarantee that an anti-Japan demonstration would not turn into an anti-government protest.

Cho đến nay, Trung Hoa đã không cho phép các cuộc biểu tình hàng loạt chống lại Nhật Bản và những nước khác mà nó đã từng được sử dụng trong quá khứ để truyền đạt sự không hài lòng của Trung Hoa. Nhưng vấn đề này lại có thể phản ánh trạng thái bồn chồn của các nhà lãnh đạo Trung Hoa trong bối cảnh của cuộc thanh trừng họ Bạc: họ không thể đảm bảo rằng một cuộc biểu tình chống Nhật Bản sẽ không trở thành một cuộc biểu tình chống chính phủ cộng sản đang cai trị độc đoán ở Trung Hoa.


China’s real core interests are not in territorial expansion and hegemony over its neighbors, but in upholding the human rights and improving the welfare of its own citizens, which is the world’s core interest in China. But until China accepts that its territorial claims in the South China Sea must be discussed multilaterally, so that smaller countries like the Philippines and Vietnam do not feel threatened, China’s ever expanding “core interests” will be the root of instability in East Asia.

Những lợi ích cốt lõi thực sự của Trung Hoa không phải là bành trướng lãnh thổ và làm bá chủ đối với các nước láng giềng, mà là ủng hộ các quyền con người và cải thiện quyền lợi của công dân của mình, đó là lợi ích cốt lõi của thế giới tại Trung Hoa. Tuy nhiên, chừng nào Trung Hoa chưa chịu chấp nhận rằng yêu sách chủ quyền lãnh thổ của nó ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) phải được thảo luận đa phương, thì các nước nhỏ hơn như Philippines và Việt Nam vẫn còn cảm thấy bị đe dọa, và những “lợi ích cốt lõi” ngày càng bành trướng của Trung Hoa sẽ là gốc rễ của sự bất ổn ở Đông Á.





http://www.project-syndicate.org/commentary/china-s-expanding-core
Tiếng Việt: A CORNER OF MINE http://gocsan.blogspot.com/2012/05/chinas-expanding-core-cot-loi-cua-banh.html

1 nhận xét: