>> http://www.youtube.com/watch?v=SMj1cyQxI7g
BBC trong bài Văn Giang: 'Cưỡng chế trái luật' cho hay:
Một tờ báo trong nước đã trở thành cơ quan ngôn luận duy nhất thách thức vụ cưỡng chế với sự tham gia của hàng ngàn công an ở Văn Giang, Hưng Yên hôm 24/4.
Tờ Người Cao tuổi hôm 25/4 nói quyết định cưỡng chế của UBND huyện Văn Giang là “trái pháp luật hiện hành” vì “chỉ có những dự án phục vụ quốc phòng an ninh,.. nhà nước mới thu hồi đất.”
“Những dự án không thuộc nhóm này, như dự án Ecopark thì Nhà nước không thu hồi đất, mà chỉ đứng ra làm trọng tài để nhà đầu tư thỏa thuận với dân.”
Bài báo (*) nói nếu thỏa thuận đền bù dân giá cao thì nhà đầu tư lãi ít, thỏa thuận đền bù giá thấp thì nhà đầu tư lãi nhiều.
Đề cập đến vấn đề này trong phỏng vấn với BBC, luật sư Trương Chí Công cho biết chỉ có một số dự án như giao thông công cộng, an ninh, quốc phòng, hoặc các công trình kinh tế thuộc nhóm A do chính phủ quyết định thì nhà nước được phép trực tiếp thu hồi đất.
“Trong trường hợp những dự án được liệt kê vào nhóm A, do chính phủ phê duyệt, mà không thuộc các hạng mục nêu trên thì chính phủ sẽ xem xét để ra quyết định, hoặc trực tiếp thực hiện việc thu hồi đất hay không,” luật sư Công nói.
“Theo quy định của luật, thì ủy ban tỉnh có thể được ra quyết định thu hồi, và trực tiếp tiến hành thực hiện thu hồi thông qua các ban quản lý."
Khi hỏi về dự án Ecopark, ông Công nói “đây không phải là dự án thuộc diện nhà nước trực tiếp thu hồi.”
“Theo quan điểm của tôi, đây là do chủ đầu tư sẽ trực tiếp thoả thuận với dân về các vấn đề tiền bồi thường.”
Luật sư nói thêm, vai trò của nhà nước ở đây là “xem xét về các vấn đề phê duyệt quy hoạch, về tính khả thi của dự án có diễn ra hay không.”
BBC đã liên hệ với giới chức Văn Giang nhưng không nhận được câu trả lời nào trong khi một quan chức sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hưng Yên nói họ chỉ nghe về công ty cổ phần phát triển và đầu tư Việt Hưng Ecopark.
Sau thời gian khiếu nại, chính quyền đã nâng mức giá lên đến 36 triệu đồng/sào nhưng khi bán ra, họ lại tính theo mét vuông, lời đến tận trăm chục lần."
Người dân Văn Giang
-----------
(*): Hiện tại bài báo (http://nguoicaotuoi.org.vn/Story.aspx?lang=vn&zoneparent=0&zone=7&ID=7684) đã bị gỡ xuống.
Một bài khác: "Huyện Văn Giang thực hiện quyết định cưỡng chế trái luật (Hưng Yên)" trên Webtretho.com (http://www.webtretho.com/forum/f26/huyen-van-giang-thuc-hien-quyet-dinh-cuong-che-trai-luat-hung-yen-1225758/) cũng cùng chung cảnh ngộ.
Đài RFI giật tít: "Báo chí Việt Nam bị kiểm duyệt về vụ cưỡng chế ở Văn Giang" như sau:
Khác với vụ Tiên Lãng, báo chí chính thức của Việt Nam không nói nhiều về vụ cưỡng chế thu hồi đất ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên ngày 24/4. Không những thế, những bài báo lên án vụ cưỡng chế đã bị kiểm duyệt, như trường hợp của bài báo đăng trên trang tamnhin.net thuộc tờ báo Kinh tế Doanh nhân Thời đại.
Cản sát cơ động được điều đến tham gia cưỡng chế thu hồi đất tại Văn Giang, Hải Hưng ngày 24/04/2012. REUTERS/Stringer
Trên trang báo điện tử Tầm Nhìn (tamnhin.net) sáng nay, dưới hàng tựa « Cưỡng chế đất đai ở Hưng Yên nhiều hệ lụy ? »,tác giả Viết Lê Quân đã cảnh báo về những hậu quả của vụ cưỡng chế tại xã Văn Quan, huyện Văn Giang vừa qua.
Tác giả bài báo nhận xét : « Nếu trong các cuộc khiếu tố đông người gần đây ở Hà Nội, trong tay người dân khiếu kiện chỉ là đơn thư, biểu ngữ và cờ Tổ quốc, thì đối mặt với con số hàng ngàn cảnh sát cơ động được huy động một cách ráo riết và bài bản theo chiến thuật tác chiến một cách kinh ngạc, phần lớn người dân xã Xuân Quan lại mang theo bên mình họ hoặc cuốc xẻng, hoặc gậy gộc, hoặc lưỡi hái. »
Bài báo cho rằng, khi thực hiện chiến dịch cưỡng chế nói trên, trong khi chưa hề giải thích những nghi vấn một quyết định bị xem là trái luật, « UBND huyện Văn Giang đã dấn một bước sâu đậm hơn khi tiếp tục làm sâu sắc mối nghi ngờ đó ».
Tác giả đặt câu hỏi : « Một lực lượng hùng hậu của cơ quan thi hành pháp luật lại đi bảo vệ cho một dự án tư nhân với nhiều khuất tất chưa được làm rõ? » , và cảnh báo : « Cả ngàn nông dân ra mặt phản ứng với chính quyền hoàn toàn không phải là một con số đáng coi thường. Nhất là khi những nông dân này lại đang chất chứa trong lòng một nung nấu giành giật cho được công lý và công bằng, cho quyền lợi mưu sinh thiết thân của họ và con cái họ. »
Nhưng bài báo nói trên sau đó đã bị gỡ bỏ khỏi trang Tầm Nhìn.net, mặc dù tựa của bài báo vẫn nằm trong mục « ĐIỂM NHẤN » ». Khi click vào link của bài này, người đọc chỉ thấy hàng chữ « Hệ thống đang có lỗi hoặc bài viết bạn đang tìm không tồn tại, mời bạn quay lại sau ít phút. »
Trong những ngày qua báo chí chính thức của Việt Nam không đưa tin nhiều về vụ cưỡng chế ở Văn Giang và nếu có đưa tin thì phần lớn chỉ đăng lại những thông tin từ chính quyền. Chỉ có vài tờ hiếm hoi bênh vực cho nông dân Văn Giang. Ngoài bài báo trên trang tamnhin.net, tờ báo Người Cao Tuồi, tờ báo của Hội Người cao tuổi Việt Nam, ngày 24/4 cũng đã đăng trên mạng một bài tường thuật về vụ cưỡng chế ở xã Văn Quan ngày hôm đó.
Nhà báo Ngọc Phi của tờ báo này cho biết công an đã ngăn cản phóng viên chụp ảnh tại hiện trường, nên nhà báo này đã phải cải trang thành dân địa phương để lọt qua những trạm gác của cảnh sát, vào tận nơi chụp ảnh. Báo Người Cao Tuổi vẫn giữ nguyên quan điểm cho rằng quyết định cưỡng chế của chính quyền huyện Văn Giang là « trái luật ».
Tờ báo này cho rằng, « theo Luật đất đai, chỉ những dự án phục vụ quốc phòng, an ninh…Nhà nước mới thu hồi đất, còn những dự án không thuộc nhóm này, như dự án Ecopark thì Nhà nước không thu hồi đất, mà chỉ đứng ra làm trọng tài để nhà đầu tư thoả thuận với dân. Ở đây UBND huyện lại đứng ra cưỡng chế, lấy đất giao cho chủ đầu tư, hoàn toàn không xem quy định của Luật đất đai có tí giá trị nào. »
Báo Đất Việt có bài: Thông tin về vụ cưỡng chế ở Văn Giang trích dẫn báo Người Cao Tuổi viết:
Về vụ việc trên, Báo Người cao tuổi ngày 24/4 nhận định quyết định cưỡng chế của UBND huyện Văn Giang là "hoàn toàn trái pháp luật hiện hành" bởi "Theo Luật đất đai, chỉ những dự án phục vụ quốc phòng, an ninh…nhà nước mới thu hồi đất, trình tự thu hồi được quy định rõ trong luật. Những dự án không thuộc nhóm này, như dự án Ecopark thì Nhà nước không thu hồi đất, mà chỉ đứng ra làm trọng tài để nhà đầu tư thoả thuận với dân. Lẽ tất nhiên, thoả thuận đền bù dân giá cao thì nhà đầu tư lãi ít, thoả thuận đền bù giá thấp thì nhà đầu tư lãi nhiều. Ở đây UBND huyện lại đứng ra cưỡng chế, lấy đất giao cho chủ đầu tư, hoàn toàn không xem quy định của Luật đất đai có tí giá trị nào".
Cũng theo báo này, "UBND huyện Văn Giang không đạt được “sự đồng thuận của nhân dân” theo chỉ đạo trong Thông báo 168/TTCP-V4 ngày 26-1-2007 của Thanh tra Chính phủ".
Dự án Khu đô thị Ecopark do Công ty Đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư. Tổng vốn đầu tư ban đầu lên tới 6 tỷ USD.
Dự án có quy mô xấp xỉ 500ha thuộc 3 xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao (Văn Giang) và 55ha để làm đường giao thông liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên. Xã Xuân Quan có 1.720 hộ trong diện giải tỏa với diện tích hơn 72ha, nhưng đến trước ngày cưỡng chế vẫn còn 166 hộ (5,72ha) chưa chịu bàn giao mặt bằng.
Nguồn:
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120426-bao-chi-viet-nam-bi-kiem-duyet-ve-vu-cuong-che-o-van-giang
http://baodatviet.vn/Home/phapluat/Nong-vu-cuong-che-o-Van-Giang/20124/206604.datviet
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/04/120426_van_giang_viet_legal.shtml
Đồ hèn với Tàu ác với dân!
Trả lờiXóa