15/4/12- Thỏa thuận khí đốt mới nhất của Nga với Việt Nam đã đưa Trung Quốc sang phe đối lập - đã mở ra một mặt tiền hấp dẫn mới trong cuộc tranh chấp về tài nguyên và chủ quyền ở vùng biển về phía Nam Trung Hoa (Biển Đông).
Nga với tập đoàn dầu khí khổng lồ từ lâu đã hoạt động ngoài khơi bờ biển phía nam của Việt Nam, nhưng động thái mới nhất của Gazprom là để khai thác hai khối có trữ khí đáng kể giúp tăng thêm sự tham gia của Nga trong tranh chấp, theo phân tích của các nhà ngoại giao và các nhà phân tích.
Các lô đầu khí Nga và Việt Nam khai thác là 5.2 và 5.3 - đã bị áp lực phản đối của Trung Quốc và bỏ đi, như tập đoàn BP của Anh, khi BP trao quyền lại cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong năm 2009 sau khi bị các mối đe dọa và cảnh báo từ Bắc Kinh rằng họ đã xâm phạm vào chủ quyền của Trung Quốc.
BP đã dẫn đầu một liên doanh với 2 tỷ đô la Mỹ cùng ConocoPhillips và Idemitsu của Nhật Bản để phát triển một mỏ khí và đường ống dẫn, mất 200 triệu USD, theo điện tín ngoại giao Mỹ bị tiết lộ bởi WikiLeaks.
Các lô Tĩnh Mộc và khí Hải Thạch ngưng tụ với trữ lượng ước tính khoảng 55,6 tỷ mét khối khí đốt, theo Dow Jones.
"Đây là những hành động rất quan trọng, các lô này rất nhạy cảm và với rất nhiều lịch sử để lại", đặc phái viên châu Á tại Hà Nội cho biết. "Moscow được đặt vào trung tâm sự ồn ào của vụ tranh chấp."
Theo WikiLeaks năm ngoái cho rằng công ty của Nga đã không bị đe dọa bởi các quan chức Trung Quốc khác với các công ty nước ngoàiđã làm việc với Hà Nội, và đây như là một phần của một chiến dịch trở lại định sẵn năm 2007.
Năm 2008, các nhà ngoại giao Nga trả lời câu hỏi với các đối tác Mỹ của họ tại Hà Nội đang trên South China Morning Post (SEHK: 0583, announcements, news ) về việc ExxonMobil đã bị đe dọa và rút lui, các nhà ngoại giao Nga đã nói rằng các lợi ích rộng lớn của Nga tại Việt Nam đã không bị ảnh hưởng.
Mỹ, cùng các gã khổng lồ dầu của Nhật Bản, Úc và Ấn Độ đã bị cảnh báo bởi Trung Quốc. một thỏa thuận mới năm ngoái đây của Ấn Độ với Việt Nam đã nhanh chóng thu hút được những cảnh báo từ Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản đối sự tham gia của Nga, cho rằng các nước ngoài khu vực vùng biển phía Nam Trung Quốc không nên tham gia.
Tuy nhiên, hôm thứ Sáu, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam ông Lương Thanh Nghị cho biết Việt Nam cam kết sẽ bảo vệ các công ty dầu mỏ nước ngoài khai thác trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế. "Việt Nam cam kết bảo vệ lợi ích hợp pháp của các đối tác nước ngoài hoạt động tại Việt Nam", ông Nghị nói.
Dầu tại miền Nam và miền Trung Việt Nam và các lô khí đốt được chia cắt bởi đường chín khúc tuyên bố chủ quyền gần trọn của Trung Quốc.
Học giả Giáo sư Carl Thayer, chuyen gia nghiên cứu về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc, nói rằng người Nga tin rằng họ có một mối quan hệ cũng như các thiết lập thể chế hoá với Trung Quốc và rằng Bắc Kinh sẽ không cố gắng để đe dọa Gazprom hoặc các đối tác của Nga.
Nhà phân tích chiến lược Singapore, Tiến sĩ Storey, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, cho rằng việc mở rộng lợi ích của Nga tại Việt Nam, với thỏa thuận mới nhất trong khối tranh chấp đã mang lại sự phức tạp mới.
"Khi nói đến Việt Nam, Nga sẽ khó có thể xoay chuyển - và Trung Quốc có một mối quan hệ chiến lược với Moscow, do đó, sẽ có những phức tạp thực sự ở đây", ông nói.
Moscow đã trở thành nước bảo trợ chính của Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh lạnh, cuối cùng Moscow đã được thuê Vịnh Cam Ranh, từ đó Hà Nội và Bắc Kinh mối bang giao đi xuống. Mối quan hệ Hà Nội-Moscow đã được khẳng định sâu sắc thêm một lần nữa, Việt Nam mua tàu ngầm đầu tiên của Nga như là một phần một gói phần mềm mở rộng của vũ khí mua từ các công ty Nga. Họ cũng giúp đỡ Việt Nam xây dựng lại các cơ sở ở Cam Ranh, Việt Nam hy vọng sẽ cho thuê để cho phép các lực lượng hải quân quốc tế vào.
Trong một bài bình luận vào tuần trước của S Rajaratnam nhà Nghiên cứu Quốc tế tại Singapore, dựa trên ý kiến của học giả Marvin Ott lưu ý rằng "lộ trình" các công ty dầu quốc tế vào vùng biển Đông Việt Nam thông qua các nhượng bộ hấp dẫn là một trong những chiến thuật của Việt Nam.
Theo: SCMP
Bản tiếng Việt: http://hotrungnghia.multiply.com/journal/item/1406
http://www.scmp.com/portal/site/SCMP/menuitem.2c913216495213d5df646910cba0a0a0/?vgnextoid=37c96bdd6c1b6310VgnVCM100000360a0a0aRCRD&vgnextfmt=teaser&ss=Asia+%26+World&s=News
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét