Tải xuống (7,6 MB)
Tướng Lê Văn Cương: Nếu không cấm, sau 2 ngày thì 10 triệu người đi biểu tình chứ không phải một số người như vậy.
Một trong những đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Reuters
Giải này không chỉ là tặng thưởng cho người thực hiện bộ phim, đạo dìễn Phạm Xuân Nghị (Hãng Phim truyền hình TP Hồ Chí Minh), mà còn là sự ghi nhận, tuy là quá muộn màng, công lao quý báu của ông Nguyễn Nhã, một nhà sử học giàu lòng yêu nước, đã bỏ ra rất nhiều năm để nghiên cứu về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền biển đảo của Việt Nam nói chung.
Luận án tiến sĩ của ông “Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa”, được trình vào năm 2003, cho tới nay vẫn còn nguyên giá trị.
Những đóng góp của tiến sĩ Nguyễn Nhã càng có giá trị khi mà vấn đề tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa càng thêm gay gắt, với những hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông, cũng như qua những bài báo đả kích Việt Nam đăng trên một số phương tiện truyền thông của Trung Quốc.
Bộ phim tư liệu “Một đời nghiên cứu” được trao giải đúng vào lúc mà Biển Đông tiếp tục dậy sóng, với vụ Trung Quốc ngày 3/3 vừa qua bắt giữ 21 ngư dân Việt Nam và đòi tiền chuộc. Việt Nam đã kêu gọi Bắc Kinh phóng thích ngay các ngư dân và đề nghị gia đình của họ đừng nộp tiền chuộc cho Trung Quốc. Nhưng Bắc Kinh thì lại lớn tiếng yêu cầu Việt Nam ngưng “đánh bắt cá trộm bất hợp pháp” trong khu vực mà họ cho là thuộc chủ quyền Trung Quốc trên Biển Đông.
Trước đó, ngày 22/2, một tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi đã bị tàu chiến Trung Quốc tấn công và tước đoạt toàn bộ tài sản, ngư cụ, đánh đập ngư dân. Gần đây nhất, theo tin từ báo chí trong nước, hai chiếc tàu Trung Quốc vừa bị phát hiện xâm nhập trái phép vịnh Nha Trang ngày 23/3...
Những hành động mới đây của Trung Quốc dĩ nhiên đã gây phẫn nộ dư luận Việt Nam, nhưng người dân Việt Nam nay không còn được xuống đường để phản đối Bắc Kinh. Thậm chí, kế hoạch vinh danh, tri ân những chiến sĩ hy sinh ở Gạc Ma, Trường Sa ngày 14/3/1988, theo dự kiến lẽ ra đã được tổ chức đúng ngày 14/3/2012, nhưng cuối cùng chính quyền lại ra lệnh hủy bỏ buổi lễ này.
Trong khi đó, báo chí Trung Quốc, cụ thể là tờ Hoàn Cầu Thời Báo, ngày 20/3 vừa qua, tiếp tục đả kích Việt Nam qua bài “Luật rừng vẫn ngự trị”, xem việc chính quyền tỉnh Khánh Hoà cho phép một số chư tăng của tỉnh này ra phục hồi Phật sự Trường Sa là một hành động "thách thức chủ quyền của Trung Quốc".
Trả lời phỏng vấn RFI hôm nay, tiến sĩ Nguyễn Nhã phản bác những lập luận nói trên của Hoàn Cầu Thời Báo. Sau đây mời quý vị theo dõi phần phỏng vấn.
Tải xuống (7,6 MB)
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120326-ts-nguyen-nha-bac-bo-nhung-lap-luan-cua-trung-quoc-ve-hoang-sa-truong-sa
Xem phim tài liệu: Một đời nghiên cứu Hoàng Sa - Trường Sa.
Híc đọc báo viết về vùng trời vung biển việt nam Thấy nước mình mua được nhiều cái mới cũng thích thật .http://vibay.blogspot.com/2012/03/ho-mang-chua-tren-bau-troi.html nhưng sức mạnh Vũ khí cuả chúng ta vẫn chưa đủ để bảo vệ chủ quyền biển đảo cần sắm sửa nhiều . Nếu như chính phủ thành lập "quỹ yêu nước" để tất cả đồng bào đóng góp nhỉ thay vì những cuộc biểu tình chống đối trung quốc vô ích thì ta có thể gửi tiền vào" quỹ yêu nước" để đóng góp tình yêu cho tổ quốc thì hay biết mấy . Về chính trị sẽ không còn những cuộc biểu tình . về quân sự chúng ta lại có thêm nguồn động lực để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
Trả lờiXóa@thanhtung: Cám ơn bạn! Bạn có một ý tưởng rất hay. Tôi chưa từng nghe qua ai nói đến việc thành lập "Quỹ yêu nước" bao giờ. Tôi chắc bạn là người rất yêu nước. Hãy gốp sức (trong khả năng của mình) xây dựng và bảo vệ tổ quốc mến yêu của chúng ta, bạn nhé!
Trả lờiXóa