12/3/12-"Đến bây giờ, vẫn còn quá sớm để nói rằng Trung Quốc có khả năng chế tạo một chiếc máy bay phản lực thế hệ 5 từ đầu đến cuối"
Trong khi Bắc Kinh tự hào khi thấy hình ảnh của chiếc chiến đấu cơ tàng hình J-20 thế hệ 5 tự sản xuất rò rỉ trên mạng thì các nguồn tin ở Nga cho biết Trung Quốc vẫn tiếp tục mua động cơ phản lực quân sự và các phụ tùng thay thế của Nga. Điều đó cho thấy, quốc gia này có thể đang phải đối mặt với sự bế tắc về công nghệ.
"Đến bây giờ, vẫn còn quá sớm để nói rằng Trung Quốc có khả năng chế tạo một chiếc máy bay phản lực thế hệ 5 từ đầu đến cuối" - tờ RT dẫn lời Vasily Kashin, một nhà nghiên cứu từ Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ của Nga, cho biết.
J-20 - chiến đấu cơ thế hệ 5 của Trung Quốc
J-20 (Mighty Dragon) thế hệ 5 của Trung Quốc là chương trình phát triển máy bay chiến đấu đòi hỏi phải có những bước tiến thực sự lớn.
Trong năm 2009, tướng He Weirong - Phó Tư lệnh lực lượng Không quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) cho rằng J-20 sẽ được biên chế vào lực lượng Không quân nước này trong khoảng từ năm 2017-2019.
J-20 đã thực hiện hơn 60 chuyến bay thử nghiệm gồm cả các màn nhào lộn trên không. Được chế tạo bởi Tổng công ty máy bay Thành Đô, đây là chiến đấu cơ hạng nặng đầu tiên do Trung Quốc tự sản xuất mà không cho thấy có sự sao chép công nghệ của nước ngoài. Nó trông không giống F-22 của Mỹ hay T-50 PAK-FA của Nga.
Mặc dù có ngoại hình khá đặc biệt, nhưng kỹ thuật chế tạo loại chiến đấu cơ này vẫn là một đề tài gây tranh cãi bấy lâu nay. Hiện J-20 đang sử dụng 2 động cơ phản lực AL-31F từ những chiếc Su-27 của Nga được đem vào Trung Quốc từ những năm 1980.
Trung Quốc đã cố gắng tự chế tạo động cơ cho J-20 thế hệ 2 nhưng việc bắt chước chế tạo động cơ AL-31F của họ đã không đem lại thành công như mong đợi vì chúng không đảm bảo được độ bền. Ngoài ra, một vấn đề nữa là AL-31F lại là động cơ thế hệ cũ.
Mặc dù rằng Trung Quốc cố gắng bán những phiên bản máy bay bắt chước của Nga trên thị trường vũ khí quốc tế với mức giá vô cùng rẻ (giá một chiếc J-11 do Trung Quốc sản xuất chỉ có 10 triệu USD, trong khi một chiếc Su-27 của Nga cũng đã trên 30 triệu USD), nhưng quốc gia này vẫn tiếp tục mua động cơ của Nga với số lượng vượt xa sự cần thiết của việc bảo trì thường xuyên số máy bay mua từ Nga mà họ đang sử dụng.
Theo các nhà phân tích, nguyên do khiến Trung Quốc phụ thuộc vào động cơ của Nga vì quốc gia này vẫn chưa thể tự sản xuất được và ngoài Nga, không có một cường quốc vũ khí nào đồng ý bán cho Bắc Kinh bất kể thứ gì như thế.
Tại sao Trung Quốc cần máy bay chiến đấu 4++ của Nga?
Tuần trước, Moscow và Bắc Kinh đồng loạt tuyên bố về việc Trung Quốc đang tìm kiếm hợp đồng mua 48 chiếc tiêm kích đa chức năng Su-35 tổng trị giá 4 tỷ USD của Nga mà giới phân tích cho rằng nguyên do chính đằng sau thương vụ mua bán lớn này chính là các động cơ.
Su-35 sở hữu động cơ AL-41F1C cho phép nó để đạt được tốc độ siêu thanh mà không cần có động cơ đốt sau, một tính năng cơ bản của những chiến máy bay phản lực thế hệ 5 (5G).
AL-41F1C là phiên bản tiên tiến của AL-41F1 (117C) từng được sử dụng trong quá trình thử nghiệm chiến đấu cơ thế hệ 5 của Nga
T-50 PAK-FA. Và AL-41F1C chính là thứ Trung Quốc đang cần và thèm muốn để khởi động chiếc J-20 5G của mình.
Trong năm 2010, khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov tới thăm Trung Quốc, Bắc Kinh đề nghị mua động cơ 117C, nhưng bị từ chối. Khi đó, Nga chỉ đồng ý bán máy bay lắp ráp và ngoài ra nhấn mạnh về việc ký kết một thỏa thuận chống bắt chước đặc biệt nhằm ngăn chặn Trung Quốc sao chép mẫu và các bộ phận của nó như đã từng xảy ra trước đây.
Yêu cầu đó của Moscow đã thành một trở ngại trong các cuộc đàm phán. Sau khi tin tức về thỏa thuận trên xuất hiện, Bộ Quốc phòng Trung Quốc vội vàng lên tiếng phủ nhận.
http://www.youtube.com/watch?v=eE9KSihpIPk
"Trên thực tế, bất kỳ cuộc đàm phán nào với Trung Quốc đều luôn luôn diễn ra theo phương thức là: họ cố gắng mua rất nhiều (vũ khí) để xem xét và nhân rộng hết mức có thể. Đương nhiên, Nga nhận thức được các rủi ro như vậy và từ chối bán vũ khí với số lượng nhỏ " và Moscow biết rõ, Trung Quốc vẫn chưa thể tự thành lập được dây chuyền sản xuất các động cơ - ông Vasily Kashin, giải thích về động thái khôn ngoan của Trung Quốc để có được công nghệ của nước khác.
Con rồng Trung Quốc với động cơ của Nga
Theo dự đoán của ông Kashin, Bắc Kinh cuối cùng cũng có thể đạt được thỏa thuận mua động cơ của Nga để phục vụ cho chương trình chế tạo J-20 thế hệ mới của mình cũng như 4 loại máy bay khác mà quốc gia này sản xuất trên công nghệ "bắt chước" của Nga.
"Mua Su-35 để tháo dỡ lấy các bộ phận lắp ghép cho J-20 sẽ là một kế hoạch vô cùng tốn kém của người Trung Quốc " - ông Kashin nói.
"J-20 là một dự án kỹ thuật nguy hiểm vì nó không thể đảm bảo được rằng Trung Quốc sẽ đủ khả năng biên chế chúng vào lực lượng quốc phòng trong năm 2017 do một số dự án vũ khí đặc, bao gồm cả việc phát triển vũ khí đặc biệt và một ăng-tencủa nó vẫn chưa thể hoàn thành" - ông Kashin cho biết.
J-20 có khả năng phải bay bằng động cơ của Nga trong nhiều năm trước khi Trung Quốc có thể tự chế tạo một động cơ đáng tin cậy của riêng mình" - ông Kashin nhận định.
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Chuyen-gia-Nga-mo-xe-kha-nang-tu-san-xuat-J20-cua-Trung-Quoc/125952.gd
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét