Vibay

Thứ Ba, 13 tháng 3, 2012

"Kỷ niệm" 24 năm Hải chiến Trường Sa 1988



13/3/12- Năm 1988 khi Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa đưa quân chiếm đóng bãi đá Colin, bãi đá Len Đao và bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, do 3 bãi đá này không có quân đội đồn trú nên Hải quân Nhân dân Việt Nam phải đưa quân ra bảo vệ, đánh trả và cuộc chiến nổ ra vào ngày 14 tháng 3 năm 1988. Phía Việt Nam mất 3 tàu vận tải của hải quân Việt Nam, 64 thủy binh Việt Nam đã thiệt mạng. Trung Quốc bị hư hại tàu chiến, thương vong 24 thủy binh. Kể từ đó Trung Quốc đã chiếm đóng bãi đá Gạc Ma và hai nước cùng cho hải quân ra đóng giữ một số bãi ngầm khác mà hai bên cùng tuyên bố chủ quyền.

Trong các tài liệu của Hải quân Nhân dân Việt Nam, sự kiện này được biết đến với tên gọi CQ-88 (Chủ quyền-88).

--> Bài chi tiết (Wikipedia)


Lễ tưởng niệm 64 chiến sĩ hy sinh trong trận Hải chiến Trường Sa 1988.


Tàu vận tải HQ-604 bị tàu chiến Trung Quốc nã pháo, bắn cháy, đang chìm xuống biển ngày 14-3-1988


Ngày 14/3/1988, bọn Trung Cộng nổ súng bắn vào các chiến sĩ ở bãi đá Gạc Ma, 64 chiến sĩ đã hi sinh khi bảo vệ Tổ quốc




Tướng GVC kiểm tra sẵn sàng chiến đấu tại Trường Sa, tháng 5/1988


Đọc quyết tâm thư, thề bảo vệ Trường Sa, ngày 7/5/1988 trên đảo Trường Sa Lớn


Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ (đứng giữa hàng đầu) và thuỷ thủ tàu HQ-505 (ảnh: hoangsa.org).


Ảnh phía TQ ghi lại cảnh bắn vào tàu của Hải quân Việt Nam 1988.


Hình ảnh từ phía TQ (lính TQ trở về từ trận chiến)

Blogger J.B Nguyễn Hữu Vinh:

Bây giờ tôi hiểu anh rồi
Những lời ngon ngọt, hạng người phú ông
Nói như trao núi cho sông
Mà mảnh mo quạt, thì ông cố giành


THÁNG BA, NGÀY 14, VIỆT NAM ƠI!

Hà Văn Thịnh


Tháng Ba

Mùa Xuân chở mây ra khơi xa

Nước xanh như màu mây ấy

Biển thét gào nỗi đau sống dậy:

64 linh hồn uất nghẹn

Gạc Ma!



Tháng Ba

Tự cổ chí kim chưa thấy bao giờ:

64 người con hy sinh vì Tổ Quốc

Chết cho Nước khỏi sống quỳ sống nhục

Bị biến thành ma!?



Tháng ba

Sao tôi chẳng được quyền kể về các anh?

Lỡ gọi tên có thể là tù tội

Anh dũng hiên ngang bị vùi trong bóng tối

Việt Nam ơi, nhức mỏi đến bao giờ?



Tháng Ba

Nỗi đau Ngày Mười Bốn Tháng Ba

Năm có hai số tận cùng Phát Phát (1988)

Các anh chết để cho ai phát tài, phát nhát?

Phát cả tai ương – dân tộc đoạ đày

Phát cả nỗi căm hờn thành hữu hảo chua cay…



Tháng Ba

Xương cũng hoá thành bùn héo rũ những vòng hoa

Thành mười sáu chữ vàng nhức buốt

Lũ giặc Tàu nghênh ngang cùng lũ chuột

Rứt rỉa đau thương bày tiệc trận cười!



Tháng Ba

Chẳng có cái chết nào có thể hoá phôi pha

Dẫu bạo ngược cường quyền muốn thế

Dẫu cuộc đời ngập chìm dâu bể

ViệtNamơi, không khiếp sợ, bao giờ!



Tháng Ba

Chúng muốn ta quỳ mỏi gối xin cho

Để Hoàng Sa, Trường Sa máu cuộn cùng nước mắt

Các anh đã hy sinh để hôm nay, sự thật

Tổ Quốc biết những gì CÒN – MẤT

Từ những ngọn sóng xanh bầm đỏ căm thù!



Tháng Ba

Nỗi đau ngày đuổi tận mơ đêm

Cả dân tộc nhớ thương bằng tiếng thĩ thầm

Khen kẻ ngoài là chê bên trong dở

Nhắc lại ngày xưa là chê thời nay đó

Thuỷ Hoàng ư? Khép nép tẽn tò…



Tháng Ba

Tôi viết bài ngợi ca người Nhật

Tsunami! Chẳng thèm rơi nước mắt

Bonsai như nửa nụ cười…

Có kẻ chỉnh nhắc rằng, khen ít lại, vừa thôi!



Tháng Ba

Ngày mười bốn, mỗi năm

Người Việt nào cũng khóc

Khóc bởi 24 năm qua không biết chỗ

Các Anh nằm

Khóc bởi biết rằng trong chốn mù tăm

Các anh hiểu hàng triệu người vẫn nhớ!



Tháng Ba,

Không thể gọi là thơ những câu chữ ghép vần

Nhưng tiếng trái tim của muôn người là sự thật

Lịch sử sẽ ghi những dòng tươi sáng nhất

Tên các anh

Mãi mãi rạng ngời

Trong bất khuất Lạc Hồng

Sống mãi, Việt Nam ơi!…




Huế, tháng Ba, 2012.



Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

1 nhận xét:

  1. Hey there! This post could not be written any better! Reading this post reminds me of
    my old room mate! He always kept talking about this.
    I will forward this write-up to him. Fairly
    certain he will have a good read. Thank you for sharing!


    my webpage; mistake quotes

    Trả lờiXóa