Vibay

Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2012

Quảng Tây phát hiện chữ cổ Lạc Việt (có sớm hơn chữ Giáp Cốt)

(Giao Blog - 28/1/2012) Trước nay, giới nghiên cứu thường xem chữ Giáp Cốt (sử dụng trong bói toán, viết trên xương thú và mai rùa) là loại hình chữ tượng hình cổ nhất. Nó cách thời đại chúng ta khoảng 3 ngàn năm.

Đi các bảo tàng lịch sử khắp Trung Quốc, đâu đâu cũng thấy di vật mang chữ Giáp Cốt được trưng bày. Người Hán rất đỗi tự hào về văn tự của họ, mà nguồn gốc là chữ Giáp Cốt.

Chữ Giáp Cốt thì chỉ đào được ở phía bắc Trung Quốc, không tìm thấy dấu tích ở phương nam. Nên xưa nay, người ta đều đinh ninh rằng nguồn gốc của chữ Hán là gắn với phía bắc Trung Quốc.

Nhưng nay, giới khảo cổ Trung Quốc, đã tiến xa hơn một bước: tìm được loại chữ có sớm hơn chữ Giáp Cốt, những khoảng một ngàn tuổi, tức là cách thời đại chúng ta tới cả 4 ngàn năm. Mặt mũi loại chữ này đại khái như sau: (Xem hình 2)


Hình 1: Tọa đàm lớn của các chuyên gia văn tự Trung Quốc.

Loại chữ này được tìm thấy ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), kinh đô của người Choang, cũng tức là kinh đô của người Lạc Việt trước đây.

Đây là một phát hiện chấn động. Nếu được khẳng định, rõ ràng, người ta phải xem lại lịch sử văn tự của Trung Quốc, phải đặt nơi phát nguồn là phương nam, từ Lạc Việt, chứ không phải phương bắc.

Vào ngày 28 tháng 12 năm 2011, tại Quảng Tây đã diễn ra một tọa đàm lớn của các chuyên gia văn tự Trung Quốc, bàn về phát hiện chấn động trên. Có thể thấy một gương mặt tiêu biểu trong giới nghiên cứu văn tự Choang sau đây (vị này, tôi đã có dịp gặp):


Hình 2. Nguồn: Luoyue

Về cơ bản, tọa đàm khẳng định phát hiện. Tuy nhiên, vẫn cần những thẩm định kĩ lưỡng hơn.

Xin lưu ý: khi thấy chữ Lạc Việt hay chữ Lạc Việt cổ, như tôi viết ở đây, hay thấy trên mạng Trung Quốc, thì người Việt Nam chớ vội mừng gì cả. Lạc Việt ở đây, trước hết là chỉ người Choang hiện đang sinh sống ở tỉnh Quảng Tây, chứ chưa có gì liên hệ trực tiếp với người Việt/Kinh đang sống ở Việt Nam.

Cũng nên nhớ rằng, chữ Nôm của Việt Nam xuất hiện rất muộn so với chữ Nôm của người Choang.

Về mặt văn tự, người Việt Nam ta, hiện chưa có bất cứ cống hiến gì cho khu vực và thế giới cả. Mà ngay cả, nếu để cho người Việt Nam tự tạo ra quốc ngữ, thì có lẽ, còn cãi nhau dài dài !

(Hết trích dẫn)

Ngô Đức Thọ's Blog - 28/1/2012.

PHÁT HIỆN CHỮ LẠC VIỆT CỔ Ở QUẢNG TÂY

Phát hiện này có ý nghĩa rất lớn, giới nghiên cứu TQ cho rằng do có phát hiện này cần phải viết lại lịch sửvăn hoá Trung Hoa.

Người Việt Nam là dòng chính thống tiêu biểu nhất của Lạc Việt, cho nên thông tin này rất liên quan và rất quan trọng trước hết đối với lịch sử dân tộc và lịch sử văn hoá Việt Nam – và hơn thế nữa với cả cả lịch sử văn minh nhân loại. Còn phải chờ sự phân tích nghiên cứu của học giả thế giới và Việt Nam. Các tỉnh biên giới nước ta như Lạng Sơn, Cao Bằng cũng đã phát hiện được di vật thời xẻng đá lớn (như xẻng đá do người dân thôn Nà Pò xa Vĩnh Lại huyện Văn Quan, Lạng Sơn phát hiện năm 1979), nhưng số lượng còn ít và chưa thấy loại xẻng có chữ viết.

Vấn đề này“rất nhạy cảm”, có khả năng nhà đương cục TQ chỉ cho công bố tư liệu rất hạn chế. Như bản tin này nguồn đầu chỉ một tin ngắn của THX, không có bài của PV nào khác, sau đó hàng trăm trang báo giấy báo mạng đăng lại.

Trước mắt chúng ta cần thu lượm thông tin thật đầy đủ và chính xác từ các nguồn truyền thông của Trung Quốc. Các bình luận của học giả Trung Quốc tất nhiên là viết theo quan điểm của họ, bài dịch vẫn giữ đúng nguyên văn để tham khảo."

(Hết trích dẫn)

Xem thêm trên:
Thiên Sứ
Diễn đàn viện Việt học

1 nhận xét:

  1. Tôi phản đối lập luận đây là chữ của Lạc việt. Vùng Việt bắc & nam Quảng tây là lãnh địa của Âu việt (Tày-Thái cổ) trong khi Lạc việt tập trung ở Bắc bộ đến Quảng trị.
    Các nhà khảo cổ trung quốc cũng đã nhận định đây là chữ của tổ tiên người Choang (Tày- Nùng). Lạc việt chỉ là một nhánh trong Bách việt sống tập trung ở phía nam.
    Không thể nhận cái gì trong Bách việt cũng của Lạc việt được. Cũng không thể dùng chủ nghĩa dân tộc để vẽ ra lịch sử được.
    Yêu cầu tác giả tôn trọng văn hóa lịch sử của dân tộc khác. Đừng khẳng định khi chưa rõ ràng.

    Trả lờiXóa