Vibay

Thứ Tư, 7 tháng 12, 2011

Kỳ lạ S-300 Việt Nam !


Chú thích: Tên lửa S-300 theo báo điện tử VNExpress.net. Tập tin ảnh có tên Ten_lua_S_300_4

Xem : Bắn thử tên lửa hiện đại nhất Việt Nam (VNExpress).

(Vibay-07/12/2011) Bài đăng có tiêu đề "Bắn thử tên lửa hiện đại nhất Việt Nam" trên báo điện tử Vnexpress.net xuất bản lúc: Thứ tư, 7/12/2011, 06:00 GMT+7 có đăng nhiều hình ảnh tên lửa S-300 bắn thử ngày 05/12/2011 rất bắt mắt.

Có điều, những hình ảnh này chẳng giống tên lửa S-300 chút nào ! Bài đăng này có ghi nguồn là (Theo QĐND, VOV) nhưng tôi không tìm thấy ảnh tên lửa S-300 như trên Vnepress.net trên hai trang này.

Tuy nhiên, đến 10 giờ sáng cùng ngày thì VNExpress đã chỉnh sửa lại, không còn chú thích chử S-300 dưới bức ảnh nữa.

Việc tuy nhỏ nhưng đăng trên VNE - trang tin điện tử có lượng truy cập lớn nhất và uy tín nhất Việt Nam - là chuyện lớn.

Dưới đây là ảnh tên lửa S-300 trên các trang tin điện tử uy tín.






Video: tên lửa S-300PMU1.


Theo Monterey Institute of International Studies, giá trị một hệ thống S-300PMU1 là 91 triệu USD. Trên các diễn đàn quân sự Việt Nam cho rằng giá mỗi hệ thống S-300PMU1 mà Nga bán cho Việt Nam, do có cải tiến kỹ thuật, là khoảng 100 triệu USD.

Nếu không có lý do gì đặt biệt, Việt Nam không cần phải lãng phí hàng nghìn tỷ đồng để bắn thử mà không để dành khi có chiến tranh.

Bản tin thời sự trên VTV cũng không nói là trong buổi bắn thử ngày 05/12/2011 có bắn thử S-300 hay không.

Không ai trách việc VN không bắn thật tên lửa S-300 ngày 05/12/2011, tại sao phải gán ghép làm gì ?

Các loại vũ khí bắn thử ngày 05/12 bao gồm:

Theo báo Quân đội, có việc "kiểm tra kết quả huấn luyện năm 2011 cho các đơn vị tên lửa, pháo phòng không, tên lửa tầm thấp và ZCY-23, bắn nghiệm thu khí tài tên lửa C125-2TM và luyện tập bắt mục tiêu cho Đoàn tên lửa phòng không C-300".

Đặc biệt, lần đầu tiên hệ thống hỏa tiễn hiện đại S-300 được đưa vào tham gia.
Cuộc diễn tập những ngày đầu có sự tham gia của khẩu đội pháo cao xạ 57mm và pháo tự hành ZCY-23.

Tuy nhiên hoạt động chính là diễn tập bắn tên lửa đã diễn ra ngày Chủ nhật 4/12, với hai loại hỏa tiễn tiêu diệt tầm ngắn C75 và C125-2TM được mang ra bắn nghiệm thu.

C125-2TM là loại C125 của Nga đã được Việt Nam cải tiến.

Một hệ thống S-300PMU1 bao gồm:

S-300PMU-1 được giới thiệu năm 1999 và lần đầu tiên đưa ra nhiều kiểu tên lửa trên một hệ thống duy nhất. Ngoài các tên lửa 5V55R, 48N6E và 48N6E2, S-300PMU-1 có thể sử dụng hai loại tên lửa mới, 9M96E1 và 9M96E2. Cả hai đều hơi nhỏ hơn các tên lửa trước đó ở mức 330 và 420 kg (728 và 926 lb) và mang theo đầu đạn nhỏ hơn 24 kg (53 lb). 9M96E1 có tầm chiến đấu 1–40 km (1-25 dặm) và 9M96E2 là 1–120 km (1-75 dặm). Chúng vẫn mang 4 tên lửa trên mỗi TEL. Ngoài chỉ dựa vào các đuôi khí động học để điều khiển, các tên lửa sử dụng một hệ thống động lực khí cho phép tên lửa có khả năng tiêu diệt (Pk) tốt hơn dù đầu đạn nhỏ hơn. Pk được ước tính ở mức 0.7 chống lại một tên lửa đạn đạo cho bất kỳ tên lửa nào. S-300PMU-1 thường sử dụng hệ thống chỉ huy và điều khiển 83M6E, dù nó cũng tương thích với các hệ thống chỉ huy và điều khiển Baikal-1E và Senezh-M1E CCS cũ. Hệ thống 83M6E được tích hợp radar giám sát/phát hiện 64N6E (BIG BIRD). Radar kiểm soát bắn/nổ và dẫn đường là 30N6E, có thể lựa chọn thích hợp với một radar thám sát thấp 76N6 và một radar thám sát mọi cao độ 96L6E. Hệ thống chỉ huy và điều khiển 83M6E có thể kiểm soát tới 12 TEL, cả phương tiện tự hành 5P85SE và bệ phóng kéo 5P85TE. Nói cung các phương tiện hỗ trợ cũng gồm trong hệ thống, như xe kéo 40V6M, được dùng để kéo trạm ăng ten.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét