Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2020

Lạnh người với bí ẩn về động Âm Phủ ở Đà Nẵng


Trước cửa động là chiếc cầu Âm Dương, đây là cây cầu bắc qua sông Nại Hà - nơi linh hồn người đã khuất đi qua.

Cụm núi Ngũ Hành- danh lam thắng cảnh thu hút hàng trăm ngàn lượt khách tới thăm mỗi năm. Ngũ Hành Sơn từ xưa được coi là Nam Thiên Danh Thắng với 5 ngọn Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn và Thổ Sơn.


Lối vào cửa động Âm Phủ - cầu Âm Dương.

Sự ưu ái của thiên nhiên dành cho Ngũ Hành Sơn thể hiện rõ trên hệ thống hang động kỳ bí. Trong đó, động Âm Phủ được coi là hang lớn nhất và phức tạp hơn so với các quần thể hang động khác thuộc thắng cảnh núi Ngũ Hành.

Tượng Phật trên vách tường động Âm Phủ.

Đến những năm 2000 động Âm Phủ đã được khảo sát và cải tạo thành một địa điểm du lịch thú vị của khu danh thắng Ngũ Hành Sơn.

Từ các tư liệu được ghi chép lại, động Âm Phủ có tên từ thời vua Minh Mạng, vào đầu thế kỷ 19, khi nhà vua vi hành đến ngọn núi này và yêu cầu binh lính thám sát động.



Đường xuống địa ngục.

Theo lý giải của dân gian, tên động được đặt theo thuyết âm dương, vì trong đời sống con người và vạn vật luôn tồn tại hai mặt đối lập. Vì thế, trên ngọn Thủy Sơn có đường lên Thiên Giới thì dưới chân sẽ có lối xuống Âm Phủ.

Trước cửa động là chiếc cầu Âm Dương. Theo tương truyền, đây là cầu bắc qua sông Nại Hà - nơi linh hồn người đã khuất đi qua. Được biết, những nghệ nhân làng mỹ nghệ Non Nước đã làm chiếc cầu này và đặt ở đây hàng trăm năm trước.

Động có 12 cửa ngục, mỗi cửa là một vị quan cai quản. Men theo lối đi nhỏ hẹp là tiếng gió thổi âm u trong lòng động sâu hun hút.


Một số hình phạt dưới âm phủ được tái hiện sinh động.

Trong lòng động xuất hiện các khung cảnh tái hiện truyền thuyết về âm phủ như tượng "đầu trâu mặt ngựa" đang tùng xẻo người có tội, suối Giải Oan để gột rửa oan ức, cân Công Lý để cân nhắc công và tội con người... Nhiều hình phạt khủng khiếp với người mang tội khibị đày xuống Địa Ngục được mô phỏng rõ nét như nấu dầu, ngồi bàn chông, bị trói vào cột đồng châm lửa đốt… Những hình ảnh này khiến những người yếu bóng vía không khỏi "lạnh người".


Đường lên trời trong động Âm Phủ.

Trong thuyết âm dương, cuộc sống con người và vạn vật luôn có sự đối lập. Bởi vậy, trong động Âm Phủ còn có cả đường lên trời giống như sự phân minh giữa Ác và Thiện.

Tuy nhiên, mục đích của những điều này không phải để tạo cảm giác mạnh đối với người xem mà nhằm răn dạy, chuyển đổi tâm tính con người, hướng đến một cuộc sống thiện lành.

Với giá trị độc đáo về tự nhiên, về lịch sử và các truyền thuyết dân gian, động Âm Phủ là điểm đến đầy ấn tượng của mọi du khách trong và ngoài nước khi đến Ngũ Hành Sơn.


Nguồn: Nguồn: http://www.khoevadep.com.vn/lanh-nguoi-voi-bi-an-ve-dong-am-phu-o-da-nang-search
0

Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2020

Mười năm (thơ Trần Huyền Trân)

Giờ thuyền em đã sang sông/ Anh nhìn khói sóng ngỡ trông mây đèo


Biết nhau từ thuở dại khờ
Giờ đây cát bụi đã mờ mắt trong
Nhánh hồng em chiết bên song
Đã mười xuân rụng mười bông hoa cười

Con chim bạc má già rồi
Mỏ vàng đã nhặt hết lời thơ xanh
Còn gì nữa ở lều gianh
Ở lòng em, ở lòng anh còn gì

Tương phùng là để biệt ly
Biệt ly là một lòng đi qua lòng

Giờ thuyền em đã sang sông
Anh nhìn khói sóng ngỡ trông mây đèo
Mười năm mới hiểu tình yêu
Một nguồn hương nhẹ mấy chiều gió đưa.

Trần Huyền Trân


Đăng trên bán nguyệt san Phổ thông, 1942.

*Ngâm: (Hồng Vân)
0

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2020

"Độc nhất vô nhị" tiếng chiêng sơn nữ vọng giữa đại ngàn



Xuất phát từ yêu cầu gìn giữ và bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng, đội chiêng nữ làng Leng thuộc xã Tơ Tung,huyện Kbang (Gia Lai) ra đời với đông đảo chị em trong làng tham gia. Khác xa với sự mạnh bạo, khỏe khoắn của những tay chiêng đàn ông, cách cầm chiêng, cách gõ nhịp của những nữ nghệ nhân Bana duyên dáng và uyển chuyển, giữ hồn cồng chiêng vọng giữa đại ngàn
0

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2019

Bắt cá đồng ở rừng U Minh Cà Mau


Hằng năm, trên vùng đất trù phú U Minh Hạ, khi những cơn mưa cuối mùa dứt hạt, sau vài ba con nắng, cá rút hết xuống đìa là thời điểm người nông dân chuẩn bị thu hoạch cá đồng.
Nguồn: YouTube
0

Ký ức miền quê | Nhớ mùa bắt ếch


Quê tôi với những triền dừa nước ven sông, đồng ruộng xanh mướt sau nhà, bìm bịp kêu chiều con nước lớn, ếch nhái kêu rang ngoài đồng mỗi độ mưa. Ai cũng có ký ức của riêng mình và ký ức thường ùa về khi vô tình nhắc tới những kỷ niệm nơi miền quê xứ sở, nơi gắn bó thân quen với những ngày mò cua bắt ốc, đi cắm câu, soi ếch mùa mưa.
0

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2019

Xem bắt cua, cá, nghiêu,... ở Cà Mau


Rừng U Minh có diện tích khoảng 2000km2, nằm sát Vịnh Thái Lan, thuộc hai tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau. Rừng U Minh là kiểu rừng rất đặc thù, được xếp hạng độc đáo và quý hiếm trên thế giới, gồm phần trên là Vườn quốc gia U Minh Thượng, phần dưới là Vườn quốc gia U Minh Hạ. Giữa U Minh Thượng và U Minh Hạ là sông Trẹm và sông Cái Tàu. Nơi đây thiên nhiên rất hùng vĩ và hoang sơ.

Rừng U Minh được coi là nơi có giá trị sinh khối cao nhất so với các kiểu rừng khác với khoảng 250 loài thực vật, chủ yếu là cây tràm mọc ở khắp nơi, hơn 180 loài chim, hơn 20 loài bò sát,...

Nơi đây, nhà văn Đoàn Giỏi đã lấy bối cảnh kể về câu chuyện Đất rừng phương Nam và được dựng làm phim.
0

Ký ức miền quê | Quê tôi mùa nước nổi


Quê tôi ở vùng sông nước miền Tây, ở đó có một mùa mà sẽ chẳng lầm lẫn với bất cứ nơi đâu bởi nét đặc trưng vừa thú vị vừa lãng mạn lại mang đến sự trù phú, hào sản cho người dân quê tôi. Đó là mùa nước nổi.
0

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2019

Con Ngáo Ộp là con gì vậy?

“Ngáo Ộp”, “Mẹ Mìn”, “Ba Bị” là cái thể loại gì mà trẻ em Việt mới đôi ba tuổi đã sợ vãi tè ra quần khi nghe nhắc đến tên? Cùng du hành về Việt Nam một thế kỷ trước để tìm hiểu điều này.



Từ điển xưa của ta, của tây không có Ngáo Ộp. Chỉ có Ngáo thôi.

Tự điển Huỳnh Tịnh Của (1896) cho biết Ngáo là tên riêng một người mạnh mẽ đời xưa, lấy lưng đỡ nổi một chiếc thuyền, thường hiểu ra nghĩa ngơ ngáo, như ngốc như dại. Thằng ngáo là thằng ngốc.

Thằng ngáo của Huỳnh Tịnh Của không đáng để trẻ con phải sợ. Ngáo này không phải là Ngáo Ộp.

Tự điển Génibrel (1898) có nhiều từ Ngáo. Nhưng không có từ nào dính dáng đến người hay yêu tinh, ma quỷ.

Tự điển Jean Bonet (1900) định nghĩa Ngáo là nhân vật thô lỗ (personnage grossier), ngốc (sans esprit, sans raison), dã man (brute). Ngáo của Bonet vẫn chưa phải là Ngáo Ộp.

Cả 3 cuốn tự điển xưa này đều không có nhân vật nào tên là Ộp hay Ngáo Ộp.

Mấy chục năm sau, Việt Nam tự điển của Khai Trí Tiến Đức (1931), Tự điển Việt Nam của Nhà Sách Khai Trí (1971) đưa ra định nghĩa mới : Ngoáo là vật tưởng tượng đặt ra để dọa trẻ con. Riêng Tự điển Việt Nam còn nói thêm Ngoáo ộp là ngoáo lớn.

Thế là lại thêm một thắc mắc khác. Nếu Ngoáo Ộp là ngoáo lớn thì phải gọi ngoáo con là gì? Gọi là lũ… ngổ ngáo chăng? Ngoáo Ộp to con nhưng bị khập khiễng, đứng không vững. Tuy vậy, Khai Trí cũng đã có công đưa Ngoáo Ộp vào tự điển, mở đường cho sau này.

Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (1988) cho biết Ngoáo Ộp là tên gọi một quái vật bịa ra để dọa trẻ con; thường dùng để ví vật đưa ra để dọa dẫm, uy hiếp tinh thần.

Phải công nhận một điều là người lớn ” chơi ” chưa lại trẻ con. Người lớn “chậm tiến” quá. Trẻ con Hà Nội biết Ngáo Ộp từ ngày xửa ngày xưa.

Trở lại nguồn gốc của Ngáo Ộp.

Truyện cổ tích của ta, của Tàu không có nhân vật này. Thế nhưng, bộ tranh dân gian Oger (Hà Nội, 1909) lại có tấm Ngáo Ộp dọa trẻ. Chẳng lẽ Ngáo Ộp lại là Tây à? Nghi ngờ, thắc mắc, biết hỏi ai bây giờ? Có người mách thử hỏi ông Tây Charles Perrault (1628-1703), tác giả của nhiều truyện nổi tiếng như Cô bé quàng khăn đỏ (Le petit Chaperon Rouge), Cô bé lọ lem (Cendrillon), Thằng bé tí hon (Le Petit Poucet), Yêu Râu Xanh (Barbe-Bleue)…. Đọc truyện của Perrault mới vỡ lẽ. À, thì ra thế!

Thằng bé tí hon kể truyện một gia đình tiều phu nghèo, sinh được bảy đứa con trai. Thằng út thông minh nhất nhà. Nhưng thân hình thì thấp bé tí hon. Nhà nghèo quá, không nuôi nổi đàn con, vợ chồng bác tiều phu quyết định đem bỏ chúng trong rừng.

Một hôm anh em thằng bé tí hon đến gõ cửa một nhà kia để xin ăn. Không ngờ rơi vào nhà của một cặp yêu tinh và bảy cô con gái yêu. Cả nhà ai cũng thích ăn thịt tươi. Nhất là… thịt trẻ con. Thằng bé tí hon phải dùng mưu mẹo mới cứu được mấy anh em. Nó còn lấy được đôi hia bảy dặm và vàng bạc của yêu tinh.

Bảy anh em tìm trở về nhà cha mẹ. Vợ chồng con cái bác tiều phu lại được đoàn tụ. Bắt đầu một cuộc sống sung túc.

Yêu tinh ăn thịt trẻ con của truyện Thằng bé tí hon tiếng Pháp gọi là Ogre (Ô-gờ-rờ). Ogre theo chân thực dân sang Việt Nam, được Việt hóa thành Ộp.

Đúng ra thì Ngáo của ta và Ộp của tây là hai nhân vật khác nhau. Tiếng Việt đã có sẵn thằng ngáo, thằng ngố, thằng ngốc. Ộp sinh sau đẻ muộn nhưng là… con tây, nên không bị gọi là thằng Ộp. Trái lại, người ta ghép Ngáo (hay Ngoáo) với Ộp thành ông Ngáo Ộp.

Trẻ con quen gọi là Ông Áo Ộp.

***

Tiếng Việt không có Bà Ngáo Ộp (Ogresse). Bù lại, tiếng Việt có Mẹ Mìn.

Ngày xưa, thời Pháp cai trị nước ta. ” Nạn mẹ mìn ghê sợ. Trẻ ra chơi bờ hè, nhất là con gái hay bị bắt đem bán ở Móng-Cáy hay Hạ-Long. Nó dùng cả thuốc mê bắt phụ nữ “. (Hoàng Đạo Thúy, Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội).

Ngáo Ộp (Ogre) là yêu tinh ăn thịt trẻ con. Yêu tinh chỉ đi bắt trẻ con nhưng không ăn thịt thì tiếng Pháp gọi là Croque-mitaine. Croque-mitaine được Việt hóa và rút gọn thành Mìn. Đàn bà đi bắt trẻ con là Mẹ Mìn.

Gustave Hue định nghĩa lẫn lộn Ngáo ộp là croquemitaine. Hãi như trẻ con trông thấy ngáo ộp (épouvanté comme des enfants qui voient un croquemitaine).

Thời nào yêu ma ấy. Thời Pháp, Mẹ Mìn bắt trẻ con, phụ nữ. Thời kinh tế thị trường, Mẹ Mìn phải nhường chỗ cho Má Mì. Má Mì ” khôn ” hơn Mẹ Mìn, chỉ bắt con gái lớn, có khả năng hành nghề. Lao động bất kể ngày đêm.

Chồng của Má Mì là Ma Cô (maquereau). Cặp yêu ma này chuyên bắt con tin (teen). Dạy nghề đấu hót (hot), tiếp khách.

***

Yêu Râu Xanh (Barbe-Bleue) là một đại gia, có bộ râu quai nón màu xanh. Xấu xí khủng khiếp.

Xấu xí nhưng lúc nào cũng có em chỉ mong được ” hoàng tử đẹp trai ” rước về làm vợ. Hi vọng được hưởng cái gia tài kếch sù kia. Nhưng phiền một nỗi là em nào về làm vợ hắn cũng chỉ được một thời gian ngắn là mất tích… Cho đến một ngày kia, cô vợ trẻ sau cùng khám phá ra một căn phòng bí mật của lâu đài chứa ngổn ngang xác chết đàn bà… Sắp đến lượt em… chết rồi anh Hai ơi. Cứu em với ! Hồi hộp, gay cấn. Người kể bắt đầu nổi da gà. Xin tạm ngưng. Có dịp sẽ kể tiếp…

Pháp có Barbe-Bleue. Việt Nam có Ba Bị.

– Ba bị: tên gọi một người có hình thù quái dị bịa ra để dọa trẻ con. Xấu xí, tồi tàn: bộ quần áo ba bị. Thiếu nhân cách, lăng nhăng, chẳng ra gì. Anh chàng ba bị, đồ ba bị (Hoàng Phê).
– Ba bị: Giống quái lạ người ta bịa ra để dọa trẻ con: Ba bị chín quai mười hai con mắt: nghĩa bóng là tồi tàn, xấu xí: đồ ba bị. (Khai Trí Tiến Đức).
– Ba bị chín quai mười hai con mắt: Tả một con ngáo ộp để dọa trẻ con (Nguyễn Lân, Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam,1989).

Ba Bị của Việt Nam cũng có hình thù quái dị, xấu xí. Ông Ba Bị của tranh Oger cũng có râu quai nón. Barbe-Bleue và Ba Bị giống nhau như anh em sinh đôi. Thì ra, Barbe-Bleue của Perrault đã nhập tịch Việt Nam, lấy tên Việt là Ba Bị.

Ngày xưa bên nước Lang Sa
Có chàng Ba Bị xấu là xấu ơi!
Thế mà nhiều gái mê tơi
Hiến dâng… tưởng được của rơi, của chìm!

Không hiểu tại sao các bà các cô lại đẩy người tình Barbe-Bleue râu ria, lông lá của mình sang cho đám trẻ con? Đem ông Ba Bị ra làm cái bung xung dọa trẻ con. Ba bị chín quai mười hai con mắt hay bắt trẻ con. Thật ra, Ba Bị không hề bắt trẻ con mà chỉ bắt mấy con nai tơ “nghèo mà ham”. Mơ mộng được đạp trên “vàng lá” rơi đầy sân lâu đài.

Tuy nhiên, định dọa trẻ con nhưng chính người lớn lại bị rơi vào mê hồn trận. Nhiều người tìm cách giải thích câu nói vu vơ Ba bị chín quai mười hai con mắt hay bắt trẻ con. Dĩ nhiên là càng giảng giải, càng sai. Sai lầm thứ nhất là tách Ba Bị (tên riêng) thành hai từ: ba (số 3) và bị (cái túi, cái giỏ).

Sai lầm thứ nhì là cố bóp méo sự thật cho… phù hợp với câu nói không có nghĩa. Génibrel giải thích: Bị chín quai là bị của ăn mày (besace du mendiant). Mang bị chín quai nghĩa là đi ăn mày (aller mendier). Gustave Hue cũng đồng ý rằng Ông ba bị chín quai là… ông già đeo 3 cái bị chín quai (le vieux aux trois sacs et neuf anses).

Nước ta không có bị chín quai. Tranh Oger có nhiều tấm vẽ ăn mày. Bị của ăn mày là bị thông thường, chỉ có một quai. Tranh Ông Ba Bị vẽ một người râu xồm, đeo 3 cái bị một quai. Oger gọi Ông Ba Bị là Ogre (quái vật thích ăn thịt trẻ con trong truyện Thằng bé tí hon).

Các từ điển của ta không rơi vào cái bị 9 quai nhưng thỉnh thoảng cũng bị lúng túng vì câu nói vu vơ.

Không ngờ Thằng bé tí hon và Yêu Râu Xanh của Pháp lại chơi thân với trẻ con Việt Nam đến như vậy. Mấy anh lớn thích chơi bi (billes), mấy chị lớn thích chơi bịt mắt bắt dê (colin-maillard) , lò cò (marelle). Trẻ con Hà Nội năm xưa chơi đùa như… Tây con!

Theo NGUYỄN DƯ / PHÁP LUẬT VIỆT NAM
0