Nhân dịp đầu năm mới 2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài viết quan trọng với tựa đề: “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, thúc đẩy lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng”.
Bài viết mở đầu với nhận định: Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, thể chế kinh tế thị trường vẫn chưa đồng bộ, các yếu tố của kinh tế thị trường chưa hình thành đầy đủ.
Thể chế kinh tế thị trường là một chỉnh thể gồm nhiều loại thị trường vận động đồng bộ trong chỉnh thể đó. Một loại thị trường không phát triển đầy đủ sẽ kìm giữ sự vận động của các thị trường khác và làm cản trở sự vận động chung. Trong bối cảnh đó, rất dễ dẫn đến sự can thiệp hành chính vào các quá trình kinh tế. Sự can thiệp này có thể giải quyết những khó khăn trước mắt nhưng chi phí sẽ lớn hơn cơ hội tạo ra và làm sai lệch quá trình phát triển. Rốt cuộc, những vấn đề cơ bản vẫn không được giải quyết. Đây có thể là một nghịch lý trong sự vận động của tư duy mà những người làm công tác quản lý phải nhận thức được để có cách hành xử đúng đắn và nhất quán.
Bài viết nhấn mạnh và khẳng định: Từ thực tiễn này, trong năm 2012, phải tập trung sức hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo quan điểm đã được Đại hội Đảng lần thứ XI đã xác định. Theo đó, phải xây dựng thể chế kinh tế thị trường hiện đại, tạo điều kiện cho các nguồn lực dịch chuyển trong các ngành và đến các vùng của đất nước theo tín hiệu của thị trường quanh trục lợi nhuận bình quân, bảo đảm sự phát triển hài hòa, cân đối của nền kinh tế.
Từ cách đặt vấn đề như trên, bài viết cũng cho rằng: Phải từ những đặc điểm của thể chế kinh tế thị trường hiện đại để làm chuẩn mực cho quá trình hoàn thiện thể chế và đưa ra 5 đặc trưng cơ bản.
Thứ nhất, các loại thị trường phát triển đồng bộ, các yếu tố của kinh tế thị trường hình thành đầy đủ, vận động cùng nhịp, hỗ trợ lẫn nhau, cùng tương tác trong một chỉnh thể thống nhất.
Thứ hai, thể chế kinh tế thị trường hiện đại đòi hỏi phải tạo lập được môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể tham gia thị trường.
Thứ ba, thực hiện công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình về các chính sách quản lý, các đề án phát triển cũng như trong hoạt động của các chủ thể kinh doanh. Công khai minh bạch không những tạo cơ hội bình đẳng trong tiếp cận thông tin, mà quan trọng hơn, sẽ tạo điều kiện cho người dân giám sát các quyết định của các cơ quan quản lý, là biện pháp cơ bản để ngăn ngừa tham nhũng và sự tác động của các “nhóm lợi ích” vào quá trình ra quyết định.
Thứ tư, thể chế kinh tế thị trường hiện đại trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đòi hỏi phải định vị lại mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường.
Theo đó, Nhà nước chuyển từ việc can thiệp trực tiếp vào các quá trình kinh tế sang thực hiện chức năng kiến tạo phát triển: Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo lập môi trường thuận lợi cho đầu tư và kinh doanh, tạo cơ chế phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ công. Một mặt, Nhà nước cần phát huy “sức mạnh tự điều chỉnh” của thị trường, mặt khác phải “hoá giải” được tác động tiêu cực của thị trường, bảo đảm định hướng của sự phát triển.
Thứ năm, một thể chế kinh tế thị trường hiện đại phải hướng về người tiêu dùng, lấy người tiêu dùng làm chủ thể.
Bài viết kết luận: Một thể chế kinh tế thị trường hiện đại với những đặc điểm nêu trên sẽ tạo điều kiện để đất nước tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức trong một thế giới đang toàn cầu hoá ngày càng sâu rộng và cạnh tranh gay gắt.
Trong phần thứ hai, bài viết đề cập nội dung tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Nhấn mạnh: Mục tiêu của tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng là thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu các ngành sản xuất, dịch vụ theo yêu cầu nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế để có thể tham gia vào những công đoạn có giá trị gia tăng cao trong mạng sản xuất và chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu. Theo mục tiêu này, quá trình tái cơ cấu kinh tế sẽ được thực hiện đồng bộ trên các nội dụng sau:
Một là, tái cơ cấu các ngành sản xuất và dịch vụ. Hai là, tái cơ cấu doanh nghiệp. Ba là, điều chỉnh chiến lược thị trường.
Bài viết nêu rõ: Các nội dung cơ cấu lại nền kinh tế phải được thực hiện trong suốt quá trình công nghiệp hóa nhưng phải được bắt đầu ở những lĩnh vực cấp bách nhất, đó là tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công; tái cơ cấu thị trường tài chính, trọng tâm là hệ thống các ngân hàng thương mại và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước.
Tái cơ cấu nền kinh tế đặt ra yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Phải chuyển mạnh từ tăng trưởng theo chiều rộng dựa vào tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên đang ngày càng cạn kiệt và nguồn nhân lực chất lượng thấp sang mô hình tăng trưởng dựa vào việc áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao và phương pháp quản trị hiện đại, nâng cao mức đóng góp của các yếu tố tổng năng suất vào tăng trưởng.
Cùng với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, trong năm 2012 phải tiếp tục quán triệt quan điểm chỉ đạo trong kết luận số 02 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 11 của Chính phủ, tăng cường ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát và duy trì tăng trưởng hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội.
Trong phần cuối cùng, bài viết nêu rõ: Đây là những nhiệm vụ rất nặng nề và khó khăn, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đang diễn biến phức tạp, thậm chí có nguy cơ rơi vào vòng suy thoái mới, đòi hỏi phải có sự nỗ lực vượt bậc của các ngành, các cấp. Trong đó, Nhà nước đóng vai trò mở đường, tạo cơ chế, chính sách và chỉ đạo thực hiện nhưng kết quả phải được phản ánh trên từng cơ sở sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, doanh nghiệp phải là chủ thể, có vai trò quyết định. Chúng ta có thuận lợi cơ bản là đã tạo được sự thống nhất cao về nhận thức trong cả hệ thống chính trị, có sự quyết tâm cao trong các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương và cộng đồng doanh nghiệp. Phải chuyển nhận thức, quyết tâm thành hành động và hành động quyết liệt để vượt qua sức ỳ của quá trình khởi động, đặt tiến trình phát triển của đất nước vào quỹ đạo mới - Quỹ đạo phát triển bền vững.
http://vtv.vn/Article/Get/Bai-viet-cua-Thu-tuong-Nguyen-Tan-Dung-nhan-dip-nam-moi-2012--26c921dfda.html
0
Bài viết mở đầu với nhận định: Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, thể chế kinh tế thị trường vẫn chưa đồng bộ, các yếu tố của kinh tế thị trường chưa hình thành đầy đủ.
Thể chế kinh tế thị trường là một chỉnh thể gồm nhiều loại thị trường vận động đồng bộ trong chỉnh thể đó. Một loại thị trường không phát triển đầy đủ sẽ kìm giữ sự vận động của các thị trường khác và làm cản trở sự vận động chung. Trong bối cảnh đó, rất dễ dẫn đến sự can thiệp hành chính vào các quá trình kinh tế. Sự can thiệp này có thể giải quyết những khó khăn trước mắt nhưng chi phí sẽ lớn hơn cơ hội tạo ra và làm sai lệch quá trình phát triển. Rốt cuộc, những vấn đề cơ bản vẫn không được giải quyết. Đây có thể là một nghịch lý trong sự vận động của tư duy mà những người làm công tác quản lý phải nhận thức được để có cách hành xử đúng đắn và nhất quán.
Bài viết nhấn mạnh và khẳng định: Từ thực tiễn này, trong năm 2012, phải tập trung sức hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo quan điểm đã được Đại hội Đảng lần thứ XI đã xác định. Theo đó, phải xây dựng thể chế kinh tế thị trường hiện đại, tạo điều kiện cho các nguồn lực dịch chuyển trong các ngành và đến các vùng của đất nước theo tín hiệu của thị trường quanh trục lợi nhuận bình quân, bảo đảm sự phát triển hài hòa, cân đối của nền kinh tế.
Từ cách đặt vấn đề như trên, bài viết cũng cho rằng: Phải từ những đặc điểm của thể chế kinh tế thị trường hiện đại để làm chuẩn mực cho quá trình hoàn thiện thể chế và đưa ra 5 đặc trưng cơ bản.
Thứ nhất, các loại thị trường phát triển đồng bộ, các yếu tố của kinh tế thị trường hình thành đầy đủ, vận động cùng nhịp, hỗ trợ lẫn nhau, cùng tương tác trong một chỉnh thể thống nhất.
Thứ hai, thể chế kinh tế thị trường hiện đại đòi hỏi phải tạo lập được môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể tham gia thị trường.
Thứ ba, thực hiện công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình về các chính sách quản lý, các đề án phát triển cũng như trong hoạt động của các chủ thể kinh doanh. Công khai minh bạch không những tạo cơ hội bình đẳng trong tiếp cận thông tin, mà quan trọng hơn, sẽ tạo điều kiện cho người dân giám sát các quyết định của các cơ quan quản lý, là biện pháp cơ bản để ngăn ngừa tham nhũng và sự tác động của các “nhóm lợi ích” vào quá trình ra quyết định.
Thứ tư, thể chế kinh tế thị trường hiện đại trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đòi hỏi phải định vị lại mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường.
Theo đó, Nhà nước chuyển từ việc can thiệp trực tiếp vào các quá trình kinh tế sang thực hiện chức năng kiến tạo phát triển: Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo lập môi trường thuận lợi cho đầu tư và kinh doanh, tạo cơ chế phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ công. Một mặt, Nhà nước cần phát huy “sức mạnh tự điều chỉnh” của thị trường, mặt khác phải “hoá giải” được tác động tiêu cực của thị trường, bảo đảm định hướng của sự phát triển.
Thứ năm, một thể chế kinh tế thị trường hiện đại phải hướng về người tiêu dùng, lấy người tiêu dùng làm chủ thể.
Bài viết kết luận: Một thể chế kinh tế thị trường hiện đại với những đặc điểm nêu trên sẽ tạo điều kiện để đất nước tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức trong một thế giới đang toàn cầu hoá ngày càng sâu rộng và cạnh tranh gay gắt.
Trong phần thứ hai, bài viết đề cập nội dung tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Nhấn mạnh: Mục tiêu của tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng là thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu các ngành sản xuất, dịch vụ theo yêu cầu nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế để có thể tham gia vào những công đoạn có giá trị gia tăng cao trong mạng sản xuất và chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu. Theo mục tiêu này, quá trình tái cơ cấu kinh tế sẽ được thực hiện đồng bộ trên các nội dụng sau:
Một là, tái cơ cấu các ngành sản xuất và dịch vụ. Hai là, tái cơ cấu doanh nghiệp. Ba là, điều chỉnh chiến lược thị trường.
Bài viết nêu rõ: Các nội dung cơ cấu lại nền kinh tế phải được thực hiện trong suốt quá trình công nghiệp hóa nhưng phải được bắt đầu ở những lĩnh vực cấp bách nhất, đó là tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công; tái cơ cấu thị trường tài chính, trọng tâm là hệ thống các ngân hàng thương mại và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước.
Tái cơ cấu nền kinh tế đặt ra yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Phải chuyển mạnh từ tăng trưởng theo chiều rộng dựa vào tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên đang ngày càng cạn kiệt và nguồn nhân lực chất lượng thấp sang mô hình tăng trưởng dựa vào việc áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao và phương pháp quản trị hiện đại, nâng cao mức đóng góp của các yếu tố tổng năng suất vào tăng trưởng.
Cùng với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, trong năm 2012 phải tiếp tục quán triệt quan điểm chỉ đạo trong kết luận số 02 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 11 của Chính phủ, tăng cường ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát và duy trì tăng trưởng hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội.
Trong phần cuối cùng, bài viết nêu rõ: Đây là những nhiệm vụ rất nặng nề và khó khăn, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đang diễn biến phức tạp, thậm chí có nguy cơ rơi vào vòng suy thoái mới, đòi hỏi phải có sự nỗ lực vượt bậc của các ngành, các cấp. Trong đó, Nhà nước đóng vai trò mở đường, tạo cơ chế, chính sách và chỉ đạo thực hiện nhưng kết quả phải được phản ánh trên từng cơ sở sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, doanh nghiệp phải là chủ thể, có vai trò quyết định. Chúng ta có thuận lợi cơ bản là đã tạo được sự thống nhất cao về nhận thức trong cả hệ thống chính trị, có sự quyết tâm cao trong các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương và cộng đồng doanh nghiệp. Phải chuyển nhận thức, quyết tâm thành hành động và hành động quyết liệt để vượt qua sức ỳ của quá trình khởi động, đặt tiến trình phát triển của đất nước vào quỹ đạo mới - Quỹ đạo phát triển bền vững.
http://vtv.vn/Article/Get/Bai-viet-cua-Thu-tuong-Nguyen-Tan-Dung-nhan-dip-nam-moi-2012--26c921dfda.html