Vibay

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2011

Cái bẩy quyền lực của Thủ tướng

(Phan Thế Hải - 07-09-2011) Không có tham vọng quyền lực thì không nên làm chính trị. Nhưng khi tham vọng quyền lực không có điểm dừng sẽ dễ bị rơi vào một cái bẫy của chính nó, cái bẫy quyền lực. Những gì đang diễn ra ở chính trường VN cho thấy, Thủ tướng đương nhiệm đang tiến dần tới cái bẫy đó.

TT Nguyễn T. Dũng và PTTg Nguyễn Xuân Phúc

So với những người tiền nhiệm, ít có một thủ tướng nào lại có khả năng thâu tóm quyền lực, chi phối chính trường một cách toàn diện như thủ tướng Nguyễn. Tuy nhiên, ngược lại với khả năng thâu tóm quyền lực là những thành tích bết bát của nền kinh tế, kết quả đo năng lực điều hành của người đứng đầu chính phủ.

Ngày 27/06/2006, Mr. Nguyễn được QH khoá XII bầu làm Thủ tướng, thay thế người tiền nhiệm là Mr. Khải. Mr. Nguyễn được kế thừa di sản của người tiền nhiệm với một nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng khá ổn định. Năm 2005, GDP VN tăng 8,44%, cùng với đó các chỉ tiêu khác như dự trữ ngoại tệ, việc làm, lạm phát đều là những con số đẹp.

Là người đứng đầu Chính phủ, nhưng bên cạnh Mr. Nguyễn có chiến hữu, người đồng nhiệm từ thời ở Kiên Giang là ông LH Anh, nắm bộ Công An. Một cơ quan quyền lực nắm hồ sơ cán bộ từ cao đến trung cấp. Người ta cho rằng, bộ này cũng chi phối luôn bộ QP, nơi các tướng lĩnh đều dính dáng đến mua bán cấp chức, thậm chí chia chác lợi ích. Người TQ có câu khá hay: Họng súng đẻ ra chính quyền. Ai nắm được súng người đó sẽ chi phối được chính trường.

Cơ cấu quyền lực ở nhiệm kỳ trước, đứng đầu đảng là Tổng BT mà dân chúng quen gọi theo cách chiết tự là: trí nông, đức mạnh. Phía Quốc hội, ông Trọng là người sính dùng chữ nghĩa theo phong cách của một ông đồ. Trong cơ cấu quyền lực đó, Mr. Nguyễn thả sức can thiệp vào mọi ngõ ngách của đời sống kinh tế mà không sợ bị ai trừng mắt.

Đầu năm 2008, trong khi giá gạo giao dịch ở thị trường châu Á đang tăng nhanh, đây được coi là cơ hội vàng cho các nhà xuất khẩu VN. Tuy nhiên, xuất phát từ nhận định về an ninh lương thực, nên Thủ tướng đã ra lệnh tạm ngừng xuất khẩu gạo. Quyết định này đã khiến cho các doanh nghiệp mất đi cơ hội vàng, vì sau đó ít lâu, giá gạo lại trở về điểm xuất phát.

Bạn tôi, một cán bộ khoa học của VN Airlines tiết lộ: hãng này hiện đang sở hữu hàng loạt máy bay hiện đại Airbus và Boing, tuy nhiên khả năng khai thác thì rất hạn chế. Lý do, việc mua máy bay thường có ý kiến chỉ đạo của thủ tướng, trong khi đó, khả năng khai thác của hãng hàng không quốc gia là rất hạn chế. Cũng vì lý do này, là một DN nhà nước được đầu tư cỡ 10 tỷ USD, nhưng trong năm qua, hãng này công bố con số lãi tương đương… 15 triệu USD.

Một số dự án lớn về bất động sản, về cơ sở hạ tầng, cũng đều nhận được ý kiến trực tiếp của Thủ tướng. Đành rằng, Thủ tướng là người thông minh, tài giỏi, nhưng dẫu tài năng đến đâu cũng không thể thấu hiểu mọi ngõ ngách của đời sống kinh tế. Sự can thiệp quá sâu đã khiến cho những bộ phận giúp việc trở nên vô hiệu hoá và đang xuất hiện tâm lý: Chờ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng.

Trong một phiên họp Chính phủ mới đây được VTV đưa tin, đích thân Thủ tướng chỉ đạo chính sách tín dụng, chính sách lãi suất, kiềm chế lạm phát mà với những người am hiểu chuyên môn, không khỏi lắc đầu ngao ngán, vì những chính sách đó đang chống lại nền kinh tế.

Trong những năm liên tiếp của người tiền nhiệm Phan Văn Khải, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh dần: 7,08% năm 2002; 7,34% năm 2003; 7,79% năm 2004; và 8,44% năm 2005. Ngược lại, sau khi Thủ tướng nhậm chức, tăng trưởng GDP trên đà giảm mạnh từ năm 2007 trở lại đây: năm 2007 đạt 8,23%, năm 2008 đạt 6,31%, năm 2009 đạt 5,32%, năm 2010 tăng một chút lên 6,78% nhưng năm 2011 dự kiến quay lại mức trên 5%.

Trong các phiên họp Chính phủ, người ta vẫn thấy những lời hay ý đẹp dành cho Thủ tướng mà ít khi nghe thấy những lời nói thật. Bạn tôi bảo: Ở xứ ta, quyền lực nằm trong tay TT, khen ngợi nhau sẽ có lợi ích, nói thẳng, nói thật chỉ được cái sướng miệng, trong khi đó hoạ có thể đến bất cứ lúc nào. Chính vì vậy, lời nói thẳng nói thật ngày càng hiếm như lá mùa thu.

Những đệ tử của Thủ tướng, muốn tâng bốc chúa thường biện minh rằng, do tác động xấu của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Rằng, thiên hạ cũng khó khăn đầy ra đấy, riêng gì xứ ta đâu. Tuy nhiên, ngẫm lại một chút sẽ thấy có sự khác nhau giữa VN và các nước khu vực.

Năm ngoái, GDP Sing tăng 12%, con số này của Thái là 7,5%, Malaisia là 8%. Trong khi đó, lạm phát ở các nước này đều ở mức 1 con số. Còn ở VN, tốc độ lạm phát năm 2010 là 11,75%. Con số này của năm 2011 chắc chắn là không dưới 20%.

Thâu tóm quyền lực là điều cần thiết để chủ động trong việc ban hành các quyết sách. Tuy nhiên, khi việc thâu tóm không có điểm dừng và can thiệp vào mọi ngõ ngách của đời sống kinh tế thì chính Thủ tướng đã rơi vào một cái bẫy của quyền lực. Những bài học ở Iraq và các nước Bắc Phi cho thấy sự nguy hiểm khi người ta không tỉnh táo trước cái bẫy đó.

Phan Thế Hải

2 nhận xét:

  1. Mr Nguyễn = Nguyễn Tấn Dũng
    Mr Khải = Phan Văn Khải..
    tìm kính lúp đọc IQ..

    Trả lờiXóa
  2. ờ...ờ.... Nhưng bài này của nhà báo Phan Thế Hải đó mà.

    Trả lờiXóa