Vibay

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

Một số vũ khí trang bị quốc phòng do VN sản xuất

1. Thủy phi cơ VNS-41



Máy bay VNS-41 đang cất cánh

VNS-41 là máy bay lưỡng dụng (thủy phi cơ) nhẹ được nhà máy A41 thuộc cục Kỹ thuật Quân chủng Phòng không - Không quân nghiên cứu sản xuất dựa vào kiễu máy bay của Nga là Che-22 "Korvet" mà Việt Nam đã mua lại từ Philippines. Đây là một loại máy bay có thể hạ cánh trên mặt đất và mặt nước. Cho đến nay, đây là loại máy bay được sản xuất thành công và được đưa vào sử dụng thương mại tại Việt Nam.

Máy bay dài 6,970 mét, cao 2,535 mét, tầm bay tối đa 200-300 km, trần bay 3.000m và chở được 2 đến 3 người. Máy bay được gắn hai động cơ Rotax-582 (64 sức ngựa) của Áo.

Máy bay sẽ được dùng cho tuần tra rừng và các mục đích nông nghiệp cũng như cho thể thao, du lịch và sử dụng thương mại. Máy bay có bình trữ nhiên liệu có khả năng chứa 80 lít, cho phép nó bay trong 4 tiếng đồng hồ và có thể bay được với vận tốc từ 120 đến 135 km một giờ. Máy bay cần lấy đà khoảng từ 50 đến 70 trên mặt đất để cất cánh và 200 đến 300 mét dưới mặt nước. Trọng lượng cất cánh tối đa là 780 kg. Toàn bộ thân chính, thân đuôi, cánh giữa của máy bay được làm bằng vật liệu composite cao cấp với mức độ nội địa hóa là 70%.

Dự án phát triển máy bay này bắt đầu vào tháng 6 năm 2003 và tháng 9 năm 2005 thì thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên.

2. Máy bay trinh sát UAV không người lái M-400


Máy bay không người lái (unmanned aerial vehicle, UAV) hiện đang là một trong những công nghệ hàng không hiện đại hàng đầu. Không chỉ là một công cụ đắc lực cho hoạt động an ninh quốc phòng, nó còn phục vụ một cách hữu hiệu cho đời sống xã hội.

Việt Nam cũng có dấu hiệu cho thấy giới lãnh đạo đang hứng thú đối với công nghệ UAV. Theo các tin tức ít ỏi được tiết lộ, vào năm 2006, Viện Kỹ thuật Phòng không - Không quân đã cho thử nghiệm hai chiếc UAV, mang tên M400-CT, do chính viện thiết kế và chế tạo . Do vấn đề thiếu thiết bị để tự tạo bộ điều khiển cũng như các thiết bị cơ khí khác dành riêng cho ngành hàng không, quá trình lắp ráp chiếc M400-CT gặp rất nhiều khó khăn.

Trước M400-CT thì Việt Nam cũng đã cho thử nghiệm chiếc thủy phi cơ VNS-41 vào tháng 12, 2004. VNS-41 cũng đã từng trải qua những khó khăn mà M400-CT gặp phải. Tính từ ngày dự án được phê chuẩn bởi Quân ủy Trung ương, 4/3/1978, VNS-41 đã mất hơn 26 năm mới được xem là thành công.

2. Máy bay trinh sát không người lái Irkut 200 TUAV



Hệ thống điều khiển UAV Irkut-200


Việt Nam sẽ phát triển một loại UAV mới dựa trên thiết kế UAV 200 của Irkut (Nga). Một thỏa thuận 10 triệu USD đã được ký kết giữa Hiệp hội hàng không vũ trụ Việt Nam và Irkut, theo đó Irkut sẽ cung cấp công nghệ liên quan đến Việt Nam.

Hệ thống Irkut-200 là máy bay trinh sát không người lái thu thập thông tin từ TV / IR / radar hình ảnh ở chế độ thời gian thực, hình ảnh thu được từ các cảm biến , và xác định tọa độ của mục tiêu mặt đất được chỉ định bởi trung tâm điều khiển.

Máy bay có thể thực hiện các chuyến bay liên tục trong vòng 12 h và truyền tín hiệu từ những trang thiết bị mang trên thân máy bay về trung tâm – hệ thống điều khiển và chỉ huy trên mặt đất, được bố trí trong khoachr cách là 200 km. máy bay có thể cất cánh và hạ cánh không cần thiết các trang bị hàng không đặc biệt, có thể cất cánh từ những khoảng đất trống hoặc đường nhựa có chiều dài 250 m.

Trong cấu tạo thiết kế của máy bay không người lái UAV có sử dụng vật liệu composit, đảm bảo độ bền cao khi khối lượng máy bay tương đối nhẹ. Cấu trúc máy bay cho phép tháo rời hoặc lắp các bộ phận mà không cần dùng các trang bị đặc chủng, UAV Irkut-200 theo mô hình khí động học với cánh đuôi dạng chữ T điều khiển. Động cơ của UAV – DVS có công suất 60 mã lực với dự trữ dầu bay là 60kg. Cất cánh và hạ cánh sử dụng bánh xe càng máy bay với sự điều khiển từ hệ thống điều khiển trên mặt đất. Khi máy bay đã ở trên không – hệ thống bay chuyển sang trạng thái autopilot.

Những ưu điểm của tổ hợp máy bay không người lái là: khả năng tự động hóa các hoạt động của máy bay rất cao, không đòi hỏi những trang thiết bị hàng không đặc chủng, đồng thời giá thành khai thác sử dụng và bảo trì hệ thống để phục vụ lâu dài rất rẻ..

Thông số kỹ chiến thuật:

Sải cánh, m — 5,34

Chiều dài, m — 4,53

Chiều cao, m — 1,68

Tải trọng cất cánh max, kg — 200

Tải trọng hữu ích trên thân, kg — 50

Lượng dầu dự trữ, kg — 60

Trần bay hoạt động hiệu quả, m — đến 500

Trần bay cao nhất trên mặt biển, m — 5000

Thời gian bay liên tục, giờ — 12

Bán kính hoạt động theo radar dẫn đường, km — đến 200

Tốc độ cực đại, km/h — 210

Tốc độ hành trình tiết kiệm, km/h — 140

Chiều dài đường băng cất cánh, m — 250

Kíp lái và điều khiển, đội kỹ thuật phục vụ , người. — 4-5

4. Máy bay huấn luyện HL-1/ HL-2


HL-1

Máy bay 1 chỗ ngồi TL-1 đã được công bố vào tháng Giêng năm 1981, một phiên bản khác của TL-1 là HL-1. HL-1 tiếp tục phát triển được gọi là HL-2 vào năm 1987.


HL-2


VAM-1

Các máy bay VAM-1/2/3 do một Việt kiều Canada hỗ trợ kỹ thuật nhưng hầu như không được sử dụng. Xem chi tiết ở đây.

5. Tàu tên lửa lớp Molniya (Tarantul)

Tàu tên lửa siêu tốc Molnya Projest 1241.8/ 1241.9


Projects 1241.8

2 tàu tuần tra tên lửa cao tốc Molnya (Project 1241,8) mua của Nga, công ty Vympel tại Petersburg chuyển giao công nghệ cho nhà máy Ba Son (Sài Gòn) đóng thêm 8-10 chiếc khác từ nay 2012 đến 2016, trung bình mỗi năm đóng được 2 chiếc. Tàu dài 56 m, trọng tải 500 tấn, trang bị hỏa lực khá mạnh gồm 1 pháo 76 mm AK-176, 16 tên lửa chống hạm Kh-35E (do VN chế tạo theo sự chuyển giao công nghệ của Nga), tốc độ cận âm (Mach 0.9) tầm bắn 300 km (http://vietnamese.ruvr.ru/2012_02_16/66228398/), 16 tên lửa phòng không, tốc độ 35 hải lý/giờ, tầm hoạt động 2.500 hải lý.

Việt Nam cũng phát triển một phiên bản khác là Projects 1241.9

6. Tàu pháo TT400 TP


Tàu pháo TT400TP



Cuối tháng 9-2011, tàu pháo TT400TP chính thức được nghiệm thu thành công tại cầu cảng của Công ty đóng tàu Hồng Hà (còn gọi là Nhà máy Z173, TP Hải Phòng). Đây là chiếc tàu pháo đầu tiên do VN sản xuất.

TT400TP là lớp tàu pháo có vũ khí điều khiển tự động hoạt động trên biển với bốn nhiệm vụ: tiêu diệt tất cả tàu chiến đổ bộ và tàu hộ tống của địch; bảo vệ căn cứ các đội tàu đổ bộ và đội tàu hộ tống ở vùng hoạt động của các lực lượng và tàu phục vụ các lực lượng rà quét mìn; bảo vệ tàu dân sự trên biển và trinh sát chiến thuật cảnh giới mặt nước.

Chiều dài dài nhất 54,16m, chiều rộng rộng nhất 9,16m, tốc độ tối đa 32 hải lý/giờ. Tàu hoạt động liên tục trên biển 30 ngày đêm, có khả năng tác chiến trong điều kiện gió cấp 9, 10 và sóng cấp 8, tầm hoạt động 2.500 hải lý.

7. Tàu hộ vệ lớp SIGMA


Trong chuyến đi kéo dài từ 27/09-01/10, ông Dũng đã thăm nhà máy đóng tàu của tập đoàn Damen, một công ty khổng lồ đã có hoạt động hợp tác kinh doanh dân sự với Việt Nam.

Trị giá hợp đồng không được tiết lộ, tuy nhiên theo các nguồn tin quân sự, mỗi chiếc tàu hộ tống lớp Sigma chế tạo và lắp đặt tại Hà Lan có thể có giá tới gần nửa tỷ đôla.

Theo hợp đồng, hai tàu lắp đặt tại nhà máy Schelde ở Vlissingen, Hà Lan; hai chiếc khác sẽ đóng tại Việt Nam, và do vậy giá thành có thể giảm nhiều.

Tàu hộ tống lớp Sigma có lượng giãn nước tiêu chuẩn 1.692 tấn, dài 90,7m và rộng 13m.

Tàu này được trang bị bốn bệ phóng tên lửa chống hạm MM40 Block 2, hai bệ phóng tên lửa phòng không có điều khiển Mistral, pháo và ngư lôi chống tàu ngầm. Tàu Sigma cũng có sân bay dành cho trực thăng.



8. Tên lửa chống hạm X-35


Tên lửa Uran (X 35)

Tên lửa X 35 có tầm xa phạm vi 300 km. Nó có thể mang đầu đạn nặng tới 300 kg. Tên lửa được thiết kế để áp dụng cho hoạt động quân sự tại bất kỳ thời điểm nào, trong bất kỳ thời tiết nào, có thể chống lại độ nhiễu và hỏa lực cường độ mạnh nhất của đối phương. Ông Igor Korotchenko, người đứng đầu Trung tâm Phân tích Thị trường Vũ khí Toàn cầu của Nga cho biết:

“Đây là loại tên lửa chặn âm hiệu quả rất cao. Nó có thể vượt qua phòng không của bất kỳ nhóm hải quân nào. Tất nhiên, tên lửa sẽ được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của Việt Nam, như đã được thực hiện với cùng tên lửa sản xuất dưới tên "BrahMos" ở Ấn Độ.”

9. Tên lửa Yakhont


Tên lửa siêu thanh Yakhont

Một bản tin của Đài tiếng nói nước Nga ngày 16/2/2012 thông báo: "Trong những năm tới, tỷ lệ phần trăm của Việt Nam trong xuất khẩu vũ khí Nga sẽ tăng lên, các chuyên gia Nga khẳng định. Nga sẽ tiến hành đổi mới căn cứ Cam Ranh thành cơ sở tàu ngầm đóng quân, lập cơ sở hạ tầng ven biển. Hiện đang chuẩn bị thỏa thuận cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để sản xuất tại Việt Nam tên lửa chống hạm Yakhont (Loại tên lửa chống hạm tên tiến với tầm bắn 120 đến 300 km tùy thuộc vào độ cao, Vận tốc đạt mach 2,5).

10. Việt Nam cũng sản xuất nhiều loại trang thiết bị quốc phòng khác như:

- Tàu cảnh sát biển DN 2000.
- Súng trường tấn công GS, một phiên phát triển từ kiểu súng trường Galil căn bản của Israel.
- Nhiên liệu tên lửa Scud (Xem chi tiết)
- Súng cối giảm âm 50mm
- Súng ám sát 2 nòng 7,62mm MCP
- M-18 Súng carbine, biến thể của CAR-15 được Việt Nam cải tiến sản xuất
- K-50M súng tiểu liên (sao chép PPSh-41 và sử dụng phụ kiện của PPS-43 , trang bị cho dân quân)
- Súng bắn tỉa hạng nặng 12,7mm (Phát triển, cải tiến từ mẫu KSVK của Nga)
- Milkor MGL Súng phóng lựu,được tổng cục quốc phòng chế tạo theo mẫu của Nam Phi (trang bị cho đặc công)

...

3. Malaysia Flying Herald

7. Vietnam Defence and Security Report Q1 2012

8+9. http://vietnamese.ruvr.ru/2012_02_16/66228398/

1 nhận xét:

  1. On morning shows with "up and 30% greater juice" as opposed to.
    Such a not important difficulty will mean that the inner basket
    must be emptied list ever so often time juicing. The sewing
    machine has always been efficient and allows a suitable non-drip spout.

    The biggest thing you could monitor afraid Breville Modest Juicer reports 's much happiness within the measure.

    My homepage used industrial mixers for Sale

    Trả lờiXóa