Từ năm 2018, Bắc Kinh âm thầm lập kế hoạch để làm « tan biến » sắc tộc người Duy Ngô Nhĩ. Cùng lúc này, Tập Cận Bình giương bàn tay thép, mở chiến dịch thanh trừng trong các lực lượng an ninh quốc gia nhằm củng cố quyền lực. Những chủ đề này được L’OBS và The Economist lần lượt phản ảnh qua các bài viết « Người Duy Ngô Nhĩ : Một tấn bi kịch » và « Thanh trừng trong ngành an ninh Trung Quốc có ý nghĩa gì ».
0
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bành trướng Bắc Kinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bành trướng Bắc Kinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Chủ Nhật, 7 tháng 3, 2021
Thứ Năm, 4 tháng 3, 2021
Năng lực hạt nhân của Trung Quốc mạnh đến đâu?
Trung Quốc đang tăng cường khả năng phóng tên lửa hạt nhân từ các hầm ngầm, cho phép nước này phản ứng kịp thời với bất kỳ một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu nào trước.
0
Đăng trong:
Bành trướng Bắc Kinh,
PLA,
Quân đội Trung Quốc,
Trung Quốc
Chế độ thực dân kiểu mới của Trung Quốc ở Campuchia? [Video]
Nhiều quốc gia như Campuchia mong đợi đầu tư của Trung Quốc thông qua làn sóng những kỹ sư có trình độ cùng các doanh nhân có thực lực để giúp thu hẹp khoảng cách phát triển trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng quan trọng cũng như nhiều lĩnh vực khác, tuy nhiên, những người được đưa đến lại là những công nhân đang thất nghiệp ở trong nước, và cùng với đội ngũ lao động chân tay này là vô số vấn đề về văn hóa và xã hội
0
Đăng trong:
Bành trướng Bắc Kinh,
Trung Quốc,
Vành đai - Con đường
Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2020
Quần đảo Natuna – điểm nóng căng thẳng mới trên Biển Đông
(11/04/2020)- Vụ xâm nhập tháng 12/2019 đánh dấu các diễn biến mới trong vấn đề quần đảo Natuna. Bắc Kinh đã thay đổi lập trường và hiện tuyên bố quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan gần quần đảo Trường Sa. Đây không còn là vấn đề “ngư trường truyền thống”.
Các cuộc xâm nhập bất ngờ của Trung Quốc và trao đổi ngoại giao
Từ ngày 19-24/12/2019, theo báo cáo của Cơ quan hàng hải Indonesia (Bakamla), 63 tàu đánh cá Trung Quốc được 2 tàu cảnh sát biển và 1 tàu khu trục của nước này hộ tống, đã tiến vào EEZ của Indonesia xung quanh quần đảo Natuna. Từ chối rời đi theo yêu cầu của tàu Bakamla, các con tàu này kiên quyết cho rằng họ đang đánh bắt cá trong vùng lãnh hải của mình. Tàu Bakamla không còn cách nào khác ngoài việc báo cáo về vụ xâm phạm cho các bộ ngành có liên quan của Indonesia.
Ngày 30/12/2019, sau khi tham vấn nhiều bộ ngành, Bộ Ngoại giao Indonesia đưa ra một lá thư phản đối, lưu ý rằng “đã có những hành vi vi phạm EEZ của Indonesia, trong đó bao gồm các hoạt động đánh bắt cá trái phép, không báo cáo và không được kiểm soát (IUU) cùng với các hành vi vi phạm chủ quyền do tàu cảnh sát biển Trung Quốc gây ra ở vùng biển Natuna”. Bộ Ngoại giao cũng đã triệu tập Tiêu Thiên, Đại sứ Trung Quốc tại Jakarta, để thể hiện sự phản đối gay gắt trước hành động xâm phạm.
Ngày 31/12/2019, trong cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã phản ứng trước sự phản đối của Indonesia: “Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa cũng như có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển có liên quan gần quần đảo Trường Sa. Trong khi đó, Trung Quốc cũng có quyền lịch sử ở Biển Đông. Ngư dân Trung Quốc từ lâu đã thực hiện hoạt động đánh bắt cá ở các vùng biển xung quanh quần đảo Trường Sa, và từ lâu cũng được coi là hợp pháp. Lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc đang thực hiện nhiệm vụ của mình bằng cách tiến hành tuần tra nhằm duy trì trật tự hàng hải cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân Trung Quốc trong các vùng biển có liên quan. Đại sứ Trung Quốc tại Indonesia đã nhắc lại lập trường nhất quán của Trung Quốc với phía Indonesia”. Ông Tiêu Thiên nói thêm: “Trung Quốc muốn hợp tác với Indonesia để tiếp tục giải quyết thỏa đáng các tranh chấp thông qua đối thoại song phương và duy trì hợp tác hữu nghị cũng như hòa bình và ổn định ở Biển Đông”.
Bộ Ngoại giao Indonesia không chấp nhận trả lời của Trung Quốc, ngày 1/1/2020 đã chỉ ra rằng Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để tuyên bố quyền lịch sử liên quan đến EEZ tại quần đảo Natuna, vì khu vực này thuộc chủ quyền của Indonesia theo UNCLOS năm 1982, được cả Jakarta và Bắc Kinh cùng ký kết. Indonesia cũng bác bỏ thuật ngữ “vùng biển có liên quan”, một khái niệm không tồn tại trong bất kỳ tài liệu pháp lý nào và do đó không có cơ sở pháp lý. Bộ Ngoại giao cũng nhắc lại rằng Indonesia không có bất kỳ quyền tài phán nào chồng lấn với Trung Quốc và Jakarta sẽ không bao giờ công nhận “đường 9 đoạn” của Trung Quốc vì nó trái với UNCLOS theo phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016.
Ngày 2/1, Cảnh Sảng đáp lại tuyên bố của Bộ Ngoại giao Indonesia: “Tôi muốn nhấn mạnh rằng lập trường và các đề xuất của Trung Quốc phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có cả UNCLOS. Vì vậy dù phía Indonesia có chấp nhận hay không, không gì có thể thay đổi thực tế khách quan rằng Trung Quốc có quyền và lợi ích đối với các vùng biển có liên quan. Cái gọi là phán quyết của Tòa trọng tài về Biển Đông là bất hợp pháp, vô hiệu và không có giá trị, chúng tôi từ lâu đã làm rõ rằng Trung Quốc không chấp nhận cũng như không công nhận phán quyết này. Phía Trung Quốc kiên quyết phản đối bất kỳ quốc gia, tổ chức hay cá nhân nào sử dụng phán quyết trọng tài không hợp lệ này để làm tổn hại các lợi ích của Trung Quốc”.
Đến ngày 6/1, các tàu cảnh sát biển Trung Quốc vẫn hoạt động tại vùng biển quanh quần đảo Natuna, cách Ranai (thủ phủ của đảo Natuna Lớn) 130 hải lý, dù đã được yêu cầu phải rời khỏi EEZ của Indonesia. Quốc hội Indonesia lên án hành vi xâm phạm của các tàu Trung Quốc tại vùng biển Natuna, và báo chí Indonesia bắt đầu đưa tin về tình trạng căng thẳng leo thang. Một học giả thậm chí còn yêu cầu chính phủ triệu hồi đại sứ Indonesia ở Bắc Kinh về nước và xem xét lại tất cả các dự án với Trung Quốc. Bộ trưởng điều phối các vấn đề chính trị, pháp lý và an ninh Indonesia Mahfud MD tuyên bố rằng hành động này đã vi phạm chủ quyền của Indonesia và nước này sẽ không đàm phán với Trung Quốc về vấn đề EEZ.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto đã kêu gọi các bên giữ bình tĩnh, tuyên bố rằng Jakarta đang tìm kiếm một giải pháp hòa bình. Ông nói thêm rằng Trung Quốc và Indonesia là bạn. Bộ trưởng điều phối các vấn đề hàng hải và đầu tư nước ngoài Luhut Pandjaitan, một vị tướng đã nghỉ hưu có ảnh hưởng và cũng là bạn thân của Tổng thống Joko “Jokowi” Widodo, cũng cho rằng người dân không nên phóng đại vụ việc này. Ông lưu ý rằng Trung Quốc không có ý định tạo hiềm khích với Indonesia, và Indonesia không nên làm gì nếu sự việc chỉ là các tàu cảnh sát biển của Trung Quốc đi qua EEZ xung quanh quần đảo Natuna vì hành động này phù hợp với luật pháp quốc tế; nhưng nếu các tàu đánh cá của Trung Quốc đánh bắt cá tại EEZ của Indonesia, thì hành động đó sẽ là vi phạm luật pháp quốc tế.
Có vẻ như hai bộ trưởng của Indonesia đang cố gắng hóa giải xung đột. Dù vậy, ngày 6/1/2020, Tổng thống Jokowi tuyên bố rằng “sẽ không đàm phán với bất cứ nước nào vì Natuna và EEZ tại đây chỉ thuộc về Indonesia”. Tuy nhiên, tuyên bố không nêu đích danh Trung Quốc.
Ngày 8/1/2020, một số nguồn tin cho biết người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã nói: “Tôi muốn nhấn mạnh rằng Trung Quốc và Indonesia không có tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ. Chúng tôi có các tuyên bố chồng lấn nhau về quyền và lợi ích hàng hải tại một số khu vực ở Biển Đông. Trung Quốc hy vọng Indonesia sẽ giữ bình tĩnh. Chúng tôi muốn giải quyết các khác biệt với Indonesia một cách thích đáng, đồng thời duy trì quan hệ song phương cũng như hòa bình và sự ổn định trong khu vực. Trên thực tế, hai nước đã liên lạc với nhau về vấn đề này thông qua các kênh ngoại giao”. Cùng ngày, Tổng thống Jokowi cũng đã đến thăm đảo Natuna Lớn và khẳng định lại cam kết mạnh mẽ của ông trong việc bảo vệ EEZ của Indonesia. Được biết các tàu đánh cá và tàu cảnh sát biển của Trung Quốc cũng đã rời khỏi vùng biển của Natuna sau chuyến thăm của Tổng thống Jokowi.
Để ngăn chặn bất kỳ vụ xâm phạm nào có thể diễn ra trong tương lai, Hải quân Indonesia đã tăng cường sự hiện diện ở vùng biển Natuna. Ngày 15/1/2020, một tuần sau chuyến thăm của Tổng thống Jokowi, Mahfud MD và Bộ trưởng mới phụ trách các vấn đề hàng hải và đánh bắt cá Edy Prabowo đã tới thăm Natuna Besar. Mahfud đã kêu gọi các ngư dân địa phương Indonesia cũng như người từ các khu vực khác đến đánh bắt cá ở vùng biển Natuna để cho sự hiện diện của họ có thể ngăn chặn các tàu đánh cá nước ngoài đến vùng biển này. Rõ ràng là không có nhiều tàu đánh cá Indonesia hoạt động tại đây. Mahfud cũng tuyên bố rằng các tàu đánh cá Indonesia sẽ được Hải quân nước này bảo vệ trong khi đánh bắt cá. Người phát ngôn của Hải quân Indonesia cũng đảm bảo với họ rằng các tàu đánh cá Trung Quốc sẽ bị bắt giữ nếu họ quay trở lại vùng biển Natuna.
Vấn đề Natuna trong nhiệm kỳ tổng thống của Jokowi
Không có nhiều sự cố đến thế dưới thời Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono (SBY), các con tàu Trung Quốc bị bắt giữ thường được thả sau khi hai bên tiến hành các hoạt động ngoại giao ngầm.
Khi Jokowi trở thành tổng thống vào tháng 10/2014, số vụ xâm nhập do các tàu đánh cá nước ngoài đã gia tăng, tới mức Jakarta đã bắt đầu lo ngại về chủ quyền của mình. Điều này được thể hiện rất rõ sau khi Susi Pujiastuti trở thành Bộ trưởng phụ trách các vấn đề hàng hải và ngư nghiệp. Bà quyết định đưa ra một chính sách cứng rắn hơn và các tàu nước ngoài liên quan đến hành vi đánh bắt cá trái phép tại EEZ của Indonesia đã bị tịch thu, nhiều tàu thậm chí bị đánh chìm.
Bà cũng bắt đầu tập trung chú ý vào EEZ của Indonesia xung quanh quần đảo Natuna. Ngày 19/3/2016, một tàu tuần tra Indonesia đã bắt giữ một tàu đánh cá Trung Quốc xâm nhập vào vùng biển Natuna. Tuy nhiên, một tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã nhanh chóng xuất hiện và đâm vào con tàu tuần tra của Indonesia để giải cứu tàu đánh cá này. Bộ trưởng Pujiastuti công bố tình tiết này với báo chí và phản đối Bắc Kinh. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đã phản hồi bằng cách tuyên bố rằng ngư dân Trung Quốc chỉ đang làm những công việc thường nhật trong ngư trường truyền thống của họ.
Vụ việc đã ngay lập tức trở thành một vấn đề quốc gia và dư luận Indonesia đã trở nên thù địch với Trung Quốc. Bắc Kinh nhanh chóng và lặng lẽ cử một đặc phái viên tới gặp Jokowi, bỏ qua Bộ Ngoại giao. Người phát ngôn của Jokowi sau đó đã tuyên bố rằng đây là một sự hiểu lầm và tranh chấp này đã tạm thời được giải quyết. Ngày 27/5/2016, khoảng 2 tháng sau khi vụ việc diễn ra, lại có một cuộc xâm nhập khác. Jakarta đã lên tiếng phản đối, và Bắc Kinh đã trả lời bằng lập luận tương tự như trên. Lần này, Jokowi buộc phải thể hiện rằng ông nghiêm túc về việc bảo vệ chủ quyền của Indonesia. Ông đã tới quần đảo Natuna trên một con tàu chiến Hải quân cùng một số bộ trưởng nội các và tổ chức một cuộc họp nội các nhỏ trên tàu. Quốc hội Indonesia đã thảo luận về vấn đề Natuna và phê duyệt ngân sách để phát triển một căn cứ quân sự ở đây. Ngày 17/6/2016, một vụ xâm phạm khác đã xảy ra nhưng lần này Hải quân Indonesia đã chuẩn bị sẵn sàng và bắt giữ thành công tàu đánh cá Trung Quốc.
Jakarta bắt đầu phát triển căn cứ quân sự ở Natuna và tăng quân số. Năm 2017, nước này đổi tên phần phía bắc của vùng EEZ Indonesia ở Biển Đông thành biển Bắc Natuna. Jakarta đã phớt lờ sự phản đối của Bắc Kinh đối với việc đổi tên. Sau đó, vùng biển Natuna đã không xảy ra sự cố gì trong ba năm rưỡi qua.
Không ai rõ tại sao các hoạt động của Trung Quốc lại leo thang đột ngột tại EEZ xung quanh quần đảo Natuna vào tháng 12/2019; các tàu đánh cá Trung Quốc đã bắt đầu xuất hiện với số lượng lớn hơn nhiều so với trước đây. Một nhà quan sát cho rằng Trung Quốc muốn lợi dụng tình trạng bất ổn của Mỹ để khẳng định bá quyền ở Biển Đông trong khi nhiều người khác lại cho rằng Bắc Kinh chỉ muốn thử chính quyền mới của Jokowi, vốn đang bận tâm tới tăng trưởng kinh tế và việc chuyển thủ đô của Indonesia từ Jakarta tới Đông Kalimantan. Thời điểm này quả thực rất thú vị, sau khi Susi Pujiastuti từ chức Bộ trưởng phụ trách các vấn đề hàng hải và ngư nghiệp và sau chuyến thăm của Prabowo tới Bắc Kinh ngày 15-17/12/2019.
Mặc dù Bộ trưởng Quốc phòng Prabowo vốn nổi tiếng là có thái độ cứng rắn, nhưng phản ứng ban đầu của ông trước hành vi xâm phạm của Trung Quốc tương đối ôn hòa, tương tự như Bộ trưởng phụ trách các vấn đề hàng hải và đầu tư Luhut Pandjaitan. Dường như cả hai vị bộ trưởng đều muốn xoa dịu căng thẳng ở Natuna vì chủ nghĩa dân tộc ở Indonesia đang trỗi dậy và Chính quyền Jokowi không muốn điều đó làm chệch hướng sự tập trung vào phát triển kinh tế. Luhut có thể quan tâm hơn đến tình hình kinh tế và thu hút đầu tư của Trung Quốc vì hiện ông đang giám sát danh mục đầu tư. Trung Quốc cũng đáp ứng rất nhiệt tình những cử chỉ này. Đại sứ Trung Quốc tại Jakarta đã nói với giới báo chí rằng sự cố Natuna sẽ không ảnh hưởng đến đầu tư của Trung Quốc vào Indonesia.
Thay đổi lập luận ở cả hai phía?
Từ các tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc trước và sau vụ xâm nhập tháng 12/2019, rõ ràng Trung Quốc hiện đang công khai tuyên bố rằng một phần vùng biển xung quanh quần đảo Natuna thuộc chủ quyền và quyền tài phán của nước này. Trung Quốc tái khẳng định rằng họ có quyền lịch sử đối với Biển Đông và các vùng biển liên quan gần quần đảo Trường Sa, và những vùng biển đó là khu vực đánh bắt cá của Trung Quốc từ trước đến nay. Trước khi vụ xâm nhập tháng 12/2019 diễn ra, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã liên tục sử dụng cụm từ “ngư trường truyền thống” làm căn cứ cho sự hiện diện của các tàu đánh cá Trung Quốc.
Xuyên suốt những phản hồi của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đối với Indonesia, điều đáng lưu ý là Trung Quốc chưa bao giờ sử dụng thuật ngữ “đường 9 đoạn”. Thay vào đó, họ sử dụng thuật ngữ “quyền lịch sử”. Tất nhiên, nhiều nhà quan sát sẽ ngay lập tức nhớ tới “đường 9 đoạn” trong đó lấy lịch sử làm căn cứ để tuyên bố chủ quyền đối với 90% Biển Đông. Khái niệm “đường 9 đoạn” bị phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016 bác bỏ vì mâu thuẫn với UNCLOS năm 1982. Trung Quốc cực lực phản đối phán quyết của Tòa trọng tài vì cho rằng đó là “thiên vị và bất hợp pháp”, và phàn nàn về việc Indonesia sử dụng phán quyết này để bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Điều thú vị là, trong một phản hồi với Indonesia vào ngày 2/1/2020, Trung Quốc tuyên bố rằng lập trường và các đề xuất của Bắc Kinh “phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS”.
Trung Quốc quả quyết cho rằng họ không có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Indonesia mà chỉ có các tuyên bố chồng lấn về một số vùng biển xung quanh quần đảo Natuna. Có vẻ như Trung Quốc công nhận chủ quyền của Indonesia đối với quần đảo Natuna và vùng lãnh hải kéo dài 12 hải lý của quần đảo này, nhưng không công nhận EEZ kéo dài 200 hải lý của Indonesia.
Đối với Jakarta, chủ quyền của Indonesia bao gồm quần đảo Natuna, vùng lãnh hải 12 hải lý và EEZ 200 hải lý của quần đảo này. Chủ quyền này được thừa nhận theo UNCLOS được Jakarta và Bắc Kinh đồng ký kết. Do đó, Indonesia coi sự hiện diện của các tàu đánh cá và tàu cảnh sát biển Trung Quốc ở EEZ xung quanh Natuna là hành vi xâm phạm chủ quyền của Indonesia.
Trên thực tế, tháng 7/2010, các nhà ngoại giao Indonesia đã gửi một lá thư cho Tổng thư ký Liên hợp quốc để chất vấn về căn cứ pháp lý của “đường 9 đoạn”. Họ lập luận rằng “đường 9 đoạn” đã vi phạm UNCLOS mà Trung Quốc là một trong những bên ký kết, và do đó không thể được chấp nhận. Indonesia cũng đề nghị Tổng thư ký lưu hành lá thư cho tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc. Trung Quốc chọn cách không phản hồi lá thư này.
Điều thú vị là khi phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016 được công bố, trong đó bác bỏ căn cứ pháp lý của “đường 9 đoạn”, Bộ Ngoại giao Indonesia đã áp dụng lập trường trung lập. Họ chỉ tuyên bố rằng Indonesia sẽ giữ vững các nguyên tắc của UNCLOS và không đề cập đến phán quyết của Tòa trọng tài. Tuy nhiên, Jakarta đã thay đổi lập trường sau vụ xâm nhập tháng 12/2019 và viện dẫn phán quyết này. Điều này đã chọc tức Bắc Kinh.
Kết luận
Vụ xâm nhập tháng 12/2019 đánh dấu các diễn biến mới trong vấn đề quần đảo Natuna. Bắc Kinh đã thay đổi lập trường và hiện tuyên bố quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan gần quần đảo Trường Sa (cụ thể là các vùng biển thuộc EEZ của quần đảo Natuna). Đây không còn là vấn đề “ngư trường truyền thống”.
Jakarta đã bác bỏ yêu sách quyền chủ quyền của Bắc Kinh và lần đầu tiên đã đề cập đến phán quyết của Tòa trọng tài. Sự cố tháng 12/2019 cũng khiến Indonesia có lập trường cứng rắn hơn và đẩy mạnh xây dựng quân sự ở vùng biển xung quanh quần đảo Natuna. Nếu và khi có một vụ xâm nhập khác, một cuộc đụng độ công khai có thể diễn ra, và những làn sóng bài Trung Quốc và người Hoa ở Indonesia có thể một lần nữa được khơi gợi.
Theo NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG
0
Các cuộc xâm nhập bất ngờ của Trung Quốc và trao đổi ngoại giao
Từ ngày 19-24/12/2019, theo báo cáo của Cơ quan hàng hải Indonesia (Bakamla), 63 tàu đánh cá Trung Quốc được 2 tàu cảnh sát biển và 1 tàu khu trục của nước này hộ tống, đã tiến vào EEZ của Indonesia xung quanh quần đảo Natuna. Từ chối rời đi theo yêu cầu của tàu Bakamla, các con tàu này kiên quyết cho rằng họ đang đánh bắt cá trong vùng lãnh hải của mình. Tàu Bakamla không còn cách nào khác ngoài việc báo cáo về vụ xâm phạm cho các bộ ngành có liên quan của Indonesia.
Ngày 30/12/2019, sau khi tham vấn nhiều bộ ngành, Bộ Ngoại giao Indonesia đưa ra một lá thư phản đối, lưu ý rằng “đã có những hành vi vi phạm EEZ của Indonesia, trong đó bao gồm các hoạt động đánh bắt cá trái phép, không báo cáo và không được kiểm soát (IUU) cùng với các hành vi vi phạm chủ quyền do tàu cảnh sát biển Trung Quốc gây ra ở vùng biển Natuna”. Bộ Ngoại giao cũng đã triệu tập Tiêu Thiên, Đại sứ Trung Quốc tại Jakarta, để thể hiện sự phản đối gay gắt trước hành động xâm phạm.
Ngày 31/12/2019, trong cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã phản ứng trước sự phản đối của Indonesia: “Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa cũng như có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển có liên quan gần quần đảo Trường Sa. Trong khi đó, Trung Quốc cũng có quyền lịch sử ở Biển Đông. Ngư dân Trung Quốc từ lâu đã thực hiện hoạt động đánh bắt cá ở các vùng biển xung quanh quần đảo Trường Sa, và từ lâu cũng được coi là hợp pháp. Lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc đang thực hiện nhiệm vụ của mình bằng cách tiến hành tuần tra nhằm duy trì trật tự hàng hải cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân Trung Quốc trong các vùng biển có liên quan. Đại sứ Trung Quốc tại Indonesia đã nhắc lại lập trường nhất quán của Trung Quốc với phía Indonesia”. Ông Tiêu Thiên nói thêm: “Trung Quốc muốn hợp tác với Indonesia để tiếp tục giải quyết thỏa đáng các tranh chấp thông qua đối thoại song phương và duy trì hợp tác hữu nghị cũng như hòa bình và ổn định ở Biển Đông”.
Bộ Ngoại giao Indonesia không chấp nhận trả lời của Trung Quốc, ngày 1/1/2020 đã chỉ ra rằng Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để tuyên bố quyền lịch sử liên quan đến EEZ tại quần đảo Natuna, vì khu vực này thuộc chủ quyền của Indonesia theo UNCLOS năm 1982, được cả Jakarta và Bắc Kinh cùng ký kết. Indonesia cũng bác bỏ thuật ngữ “vùng biển có liên quan”, một khái niệm không tồn tại trong bất kỳ tài liệu pháp lý nào và do đó không có cơ sở pháp lý. Bộ Ngoại giao cũng nhắc lại rằng Indonesia không có bất kỳ quyền tài phán nào chồng lấn với Trung Quốc và Jakarta sẽ không bao giờ công nhận “đường 9 đoạn” của Trung Quốc vì nó trái với UNCLOS theo phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016.
Ngày 2/1, Cảnh Sảng đáp lại tuyên bố của Bộ Ngoại giao Indonesia: “Tôi muốn nhấn mạnh rằng lập trường và các đề xuất của Trung Quốc phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có cả UNCLOS. Vì vậy dù phía Indonesia có chấp nhận hay không, không gì có thể thay đổi thực tế khách quan rằng Trung Quốc có quyền và lợi ích đối với các vùng biển có liên quan. Cái gọi là phán quyết của Tòa trọng tài về Biển Đông là bất hợp pháp, vô hiệu và không có giá trị, chúng tôi từ lâu đã làm rõ rằng Trung Quốc không chấp nhận cũng như không công nhận phán quyết này. Phía Trung Quốc kiên quyết phản đối bất kỳ quốc gia, tổ chức hay cá nhân nào sử dụng phán quyết trọng tài không hợp lệ này để làm tổn hại các lợi ích của Trung Quốc”.
Đến ngày 6/1, các tàu cảnh sát biển Trung Quốc vẫn hoạt động tại vùng biển quanh quần đảo Natuna, cách Ranai (thủ phủ của đảo Natuna Lớn) 130 hải lý, dù đã được yêu cầu phải rời khỏi EEZ của Indonesia. Quốc hội Indonesia lên án hành vi xâm phạm của các tàu Trung Quốc tại vùng biển Natuna, và báo chí Indonesia bắt đầu đưa tin về tình trạng căng thẳng leo thang. Một học giả thậm chí còn yêu cầu chính phủ triệu hồi đại sứ Indonesia ở Bắc Kinh về nước và xem xét lại tất cả các dự án với Trung Quốc. Bộ trưởng điều phối các vấn đề chính trị, pháp lý và an ninh Indonesia Mahfud MD tuyên bố rằng hành động này đã vi phạm chủ quyền của Indonesia và nước này sẽ không đàm phán với Trung Quốc về vấn đề EEZ.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto đã kêu gọi các bên giữ bình tĩnh, tuyên bố rằng Jakarta đang tìm kiếm một giải pháp hòa bình. Ông nói thêm rằng Trung Quốc và Indonesia là bạn. Bộ trưởng điều phối các vấn đề hàng hải và đầu tư nước ngoài Luhut Pandjaitan, một vị tướng đã nghỉ hưu có ảnh hưởng và cũng là bạn thân của Tổng thống Joko “Jokowi” Widodo, cũng cho rằng người dân không nên phóng đại vụ việc này. Ông lưu ý rằng Trung Quốc không có ý định tạo hiềm khích với Indonesia, và Indonesia không nên làm gì nếu sự việc chỉ là các tàu cảnh sát biển của Trung Quốc đi qua EEZ xung quanh quần đảo Natuna vì hành động này phù hợp với luật pháp quốc tế; nhưng nếu các tàu đánh cá của Trung Quốc đánh bắt cá tại EEZ của Indonesia, thì hành động đó sẽ là vi phạm luật pháp quốc tế.
Có vẻ như hai bộ trưởng của Indonesia đang cố gắng hóa giải xung đột. Dù vậy, ngày 6/1/2020, Tổng thống Jokowi tuyên bố rằng “sẽ không đàm phán với bất cứ nước nào vì Natuna và EEZ tại đây chỉ thuộc về Indonesia”. Tuy nhiên, tuyên bố không nêu đích danh Trung Quốc.
Ngày 8/1/2020, một số nguồn tin cho biết người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã nói: “Tôi muốn nhấn mạnh rằng Trung Quốc và Indonesia không có tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ. Chúng tôi có các tuyên bố chồng lấn nhau về quyền và lợi ích hàng hải tại một số khu vực ở Biển Đông. Trung Quốc hy vọng Indonesia sẽ giữ bình tĩnh. Chúng tôi muốn giải quyết các khác biệt với Indonesia một cách thích đáng, đồng thời duy trì quan hệ song phương cũng như hòa bình và sự ổn định trong khu vực. Trên thực tế, hai nước đã liên lạc với nhau về vấn đề này thông qua các kênh ngoại giao”. Cùng ngày, Tổng thống Jokowi cũng đã đến thăm đảo Natuna Lớn và khẳng định lại cam kết mạnh mẽ của ông trong việc bảo vệ EEZ của Indonesia. Được biết các tàu đánh cá và tàu cảnh sát biển của Trung Quốc cũng đã rời khỏi vùng biển của Natuna sau chuyến thăm của Tổng thống Jokowi.
Để ngăn chặn bất kỳ vụ xâm phạm nào có thể diễn ra trong tương lai, Hải quân Indonesia đã tăng cường sự hiện diện ở vùng biển Natuna. Ngày 15/1/2020, một tuần sau chuyến thăm của Tổng thống Jokowi, Mahfud MD và Bộ trưởng mới phụ trách các vấn đề hàng hải và đánh bắt cá Edy Prabowo đã tới thăm Natuna Besar. Mahfud đã kêu gọi các ngư dân địa phương Indonesia cũng như người từ các khu vực khác đến đánh bắt cá ở vùng biển Natuna để cho sự hiện diện của họ có thể ngăn chặn các tàu đánh cá nước ngoài đến vùng biển này. Rõ ràng là không có nhiều tàu đánh cá Indonesia hoạt động tại đây. Mahfud cũng tuyên bố rằng các tàu đánh cá Indonesia sẽ được Hải quân nước này bảo vệ trong khi đánh bắt cá. Người phát ngôn của Hải quân Indonesia cũng đảm bảo với họ rằng các tàu đánh cá Trung Quốc sẽ bị bắt giữ nếu họ quay trở lại vùng biển Natuna.
Vấn đề Natuna trong nhiệm kỳ tổng thống của Jokowi
Không có nhiều sự cố đến thế dưới thời Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono (SBY), các con tàu Trung Quốc bị bắt giữ thường được thả sau khi hai bên tiến hành các hoạt động ngoại giao ngầm.
Khi Jokowi trở thành tổng thống vào tháng 10/2014, số vụ xâm nhập do các tàu đánh cá nước ngoài đã gia tăng, tới mức Jakarta đã bắt đầu lo ngại về chủ quyền của mình. Điều này được thể hiện rất rõ sau khi Susi Pujiastuti trở thành Bộ trưởng phụ trách các vấn đề hàng hải và ngư nghiệp. Bà quyết định đưa ra một chính sách cứng rắn hơn và các tàu nước ngoài liên quan đến hành vi đánh bắt cá trái phép tại EEZ của Indonesia đã bị tịch thu, nhiều tàu thậm chí bị đánh chìm.
Bà cũng bắt đầu tập trung chú ý vào EEZ của Indonesia xung quanh quần đảo Natuna. Ngày 19/3/2016, một tàu tuần tra Indonesia đã bắt giữ một tàu đánh cá Trung Quốc xâm nhập vào vùng biển Natuna. Tuy nhiên, một tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã nhanh chóng xuất hiện và đâm vào con tàu tuần tra của Indonesia để giải cứu tàu đánh cá này. Bộ trưởng Pujiastuti công bố tình tiết này với báo chí và phản đối Bắc Kinh. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đã phản hồi bằng cách tuyên bố rằng ngư dân Trung Quốc chỉ đang làm những công việc thường nhật trong ngư trường truyền thống của họ.
Vụ việc đã ngay lập tức trở thành một vấn đề quốc gia và dư luận Indonesia đã trở nên thù địch với Trung Quốc. Bắc Kinh nhanh chóng và lặng lẽ cử một đặc phái viên tới gặp Jokowi, bỏ qua Bộ Ngoại giao. Người phát ngôn của Jokowi sau đó đã tuyên bố rằng đây là một sự hiểu lầm và tranh chấp này đã tạm thời được giải quyết. Ngày 27/5/2016, khoảng 2 tháng sau khi vụ việc diễn ra, lại có một cuộc xâm nhập khác. Jakarta đã lên tiếng phản đối, và Bắc Kinh đã trả lời bằng lập luận tương tự như trên. Lần này, Jokowi buộc phải thể hiện rằng ông nghiêm túc về việc bảo vệ chủ quyền của Indonesia. Ông đã tới quần đảo Natuna trên một con tàu chiến Hải quân cùng một số bộ trưởng nội các và tổ chức một cuộc họp nội các nhỏ trên tàu. Quốc hội Indonesia đã thảo luận về vấn đề Natuna và phê duyệt ngân sách để phát triển một căn cứ quân sự ở đây. Ngày 17/6/2016, một vụ xâm phạm khác đã xảy ra nhưng lần này Hải quân Indonesia đã chuẩn bị sẵn sàng và bắt giữ thành công tàu đánh cá Trung Quốc.
Jakarta bắt đầu phát triển căn cứ quân sự ở Natuna và tăng quân số. Năm 2017, nước này đổi tên phần phía bắc của vùng EEZ Indonesia ở Biển Đông thành biển Bắc Natuna. Jakarta đã phớt lờ sự phản đối của Bắc Kinh đối với việc đổi tên. Sau đó, vùng biển Natuna đã không xảy ra sự cố gì trong ba năm rưỡi qua.
Không ai rõ tại sao các hoạt động của Trung Quốc lại leo thang đột ngột tại EEZ xung quanh quần đảo Natuna vào tháng 12/2019; các tàu đánh cá Trung Quốc đã bắt đầu xuất hiện với số lượng lớn hơn nhiều so với trước đây. Một nhà quan sát cho rằng Trung Quốc muốn lợi dụng tình trạng bất ổn của Mỹ để khẳng định bá quyền ở Biển Đông trong khi nhiều người khác lại cho rằng Bắc Kinh chỉ muốn thử chính quyền mới của Jokowi, vốn đang bận tâm tới tăng trưởng kinh tế và việc chuyển thủ đô của Indonesia từ Jakarta tới Đông Kalimantan. Thời điểm này quả thực rất thú vị, sau khi Susi Pujiastuti từ chức Bộ trưởng phụ trách các vấn đề hàng hải và ngư nghiệp và sau chuyến thăm của Prabowo tới Bắc Kinh ngày 15-17/12/2019.
Mặc dù Bộ trưởng Quốc phòng Prabowo vốn nổi tiếng là có thái độ cứng rắn, nhưng phản ứng ban đầu của ông trước hành vi xâm phạm của Trung Quốc tương đối ôn hòa, tương tự như Bộ trưởng phụ trách các vấn đề hàng hải và đầu tư Luhut Pandjaitan. Dường như cả hai vị bộ trưởng đều muốn xoa dịu căng thẳng ở Natuna vì chủ nghĩa dân tộc ở Indonesia đang trỗi dậy và Chính quyền Jokowi không muốn điều đó làm chệch hướng sự tập trung vào phát triển kinh tế. Luhut có thể quan tâm hơn đến tình hình kinh tế và thu hút đầu tư của Trung Quốc vì hiện ông đang giám sát danh mục đầu tư. Trung Quốc cũng đáp ứng rất nhiệt tình những cử chỉ này. Đại sứ Trung Quốc tại Jakarta đã nói với giới báo chí rằng sự cố Natuna sẽ không ảnh hưởng đến đầu tư của Trung Quốc vào Indonesia.
Thay đổi lập luận ở cả hai phía?
Từ các tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc trước và sau vụ xâm nhập tháng 12/2019, rõ ràng Trung Quốc hiện đang công khai tuyên bố rằng một phần vùng biển xung quanh quần đảo Natuna thuộc chủ quyền và quyền tài phán của nước này. Trung Quốc tái khẳng định rằng họ có quyền lịch sử đối với Biển Đông và các vùng biển liên quan gần quần đảo Trường Sa, và những vùng biển đó là khu vực đánh bắt cá của Trung Quốc từ trước đến nay. Trước khi vụ xâm nhập tháng 12/2019 diễn ra, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã liên tục sử dụng cụm từ “ngư trường truyền thống” làm căn cứ cho sự hiện diện của các tàu đánh cá Trung Quốc.
Xuyên suốt những phản hồi của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đối với Indonesia, điều đáng lưu ý là Trung Quốc chưa bao giờ sử dụng thuật ngữ “đường 9 đoạn”. Thay vào đó, họ sử dụng thuật ngữ “quyền lịch sử”. Tất nhiên, nhiều nhà quan sát sẽ ngay lập tức nhớ tới “đường 9 đoạn” trong đó lấy lịch sử làm căn cứ để tuyên bố chủ quyền đối với 90% Biển Đông. Khái niệm “đường 9 đoạn” bị phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016 bác bỏ vì mâu thuẫn với UNCLOS năm 1982. Trung Quốc cực lực phản đối phán quyết của Tòa trọng tài vì cho rằng đó là “thiên vị và bất hợp pháp”, và phàn nàn về việc Indonesia sử dụng phán quyết này để bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Điều thú vị là, trong một phản hồi với Indonesia vào ngày 2/1/2020, Trung Quốc tuyên bố rằng lập trường và các đề xuất của Bắc Kinh “phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS”.
Trung Quốc quả quyết cho rằng họ không có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Indonesia mà chỉ có các tuyên bố chồng lấn về một số vùng biển xung quanh quần đảo Natuna. Có vẻ như Trung Quốc công nhận chủ quyền của Indonesia đối với quần đảo Natuna và vùng lãnh hải kéo dài 12 hải lý của quần đảo này, nhưng không công nhận EEZ kéo dài 200 hải lý của Indonesia.
Đối với Jakarta, chủ quyền của Indonesia bao gồm quần đảo Natuna, vùng lãnh hải 12 hải lý và EEZ 200 hải lý của quần đảo này. Chủ quyền này được thừa nhận theo UNCLOS được Jakarta và Bắc Kinh đồng ký kết. Do đó, Indonesia coi sự hiện diện của các tàu đánh cá và tàu cảnh sát biển Trung Quốc ở EEZ xung quanh Natuna là hành vi xâm phạm chủ quyền của Indonesia.
Trên thực tế, tháng 7/2010, các nhà ngoại giao Indonesia đã gửi một lá thư cho Tổng thư ký Liên hợp quốc để chất vấn về căn cứ pháp lý của “đường 9 đoạn”. Họ lập luận rằng “đường 9 đoạn” đã vi phạm UNCLOS mà Trung Quốc là một trong những bên ký kết, và do đó không thể được chấp nhận. Indonesia cũng đề nghị Tổng thư ký lưu hành lá thư cho tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc. Trung Quốc chọn cách không phản hồi lá thư này.
Điều thú vị là khi phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016 được công bố, trong đó bác bỏ căn cứ pháp lý của “đường 9 đoạn”, Bộ Ngoại giao Indonesia đã áp dụng lập trường trung lập. Họ chỉ tuyên bố rằng Indonesia sẽ giữ vững các nguyên tắc của UNCLOS và không đề cập đến phán quyết của Tòa trọng tài. Tuy nhiên, Jakarta đã thay đổi lập trường sau vụ xâm nhập tháng 12/2019 và viện dẫn phán quyết này. Điều này đã chọc tức Bắc Kinh.
Kết luận
Vụ xâm nhập tháng 12/2019 đánh dấu các diễn biến mới trong vấn đề quần đảo Natuna. Bắc Kinh đã thay đổi lập trường và hiện tuyên bố quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan gần quần đảo Trường Sa (cụ thể là các vùng biển thuộc EEZ của quần đảo Natuna). Đây không còn là vấn đề “ngư trường truyền thống”.
Jakarta đã bác bỏ yêu sách quyền chủ quyền của Bắc Kinh và lần đầu tiên đã đề cập đến phán quyết của Tòa trọng tài. Sự cố tháng 12/2019 cũng khiến Indonesia có lập trường cứng rắn hơn và đẩy mạnh xây dựng quân sự ở vùng biển xung quanh quần đảo Natuna. Nếu và khi có một vụ xâm nhập khác, một cuộc đụng độ công khai có thể diễn ra, và những làn sóng bài Trung Quốc và người Hoa ở Indonesia có thể một lần nữa được khơi gợi.
Theo NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG
Đăng trong:
Bành trướng Bắc Kinh,
Biển Đông,
Indonesia,
Tranh chấp Biển Đông
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)