Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Châu Á. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Châu Á. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 7 tháng 3, 2021

Trung Quốc : Một cuộc diệt chủng và một đợt thanh trừng

Trung Quốc : Một cuộc diệt chủng và một đợt thanh trừng
Từ năm 2018, Bắc Kinh âm thầm lập kế hoạch để làm « tan biến » sắc tộc người Duy Ngô Nhĩ. Cùng lúc này, Tập Cận Bình giương bàn tay thép, mở chiến dịch thanh trừng trong các lực lượng an ninh quốc gia nhằm củng cố quyền lực. Những chủ đề này được L’OBS và The Economist lần lượt phản ảnh qua các bài viết « Người Duy Ngô Nhĩ : Một tấn bi kịch » và « Thanh trừng trong ngành an ninh Trung Quốc có ý nghĩa gì ».
0

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2019

Trung Quốc không trực tiếp bác thông tin thuê căn cứ ở Campuchia

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc thể hiện sự mập mờ khi được hỏi về thông tin nước này bí mật thỏa thuận dùng căn cứ hải quân ở Campuchia.


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng. Ảnh: AFP.


"Theo tôi được biết, phía Campuchia đã phủ nhận điều này. Là láng giềng hữu nghị truyền thống, Trung Quốc và Campuchia đã hợp tác trên nhiều lĩnh vực", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng tuyên bố trong cuộc họp báo hôm qua, khi được yêu cầu xác minh thông tin rằng Bắc Kinh và Phnom Penh đã bí mật ký một thỏa thuận cho thuê căn cứ hải quân.

Ông Cảnh cho rằng quan hệ hợp tác giữa hai nước là "cởi mở, minh bạch, bình đẳng, cùng có lợi", đồng thời cảnh báo các bên liên quan không "suy diễn" về mối quan hệ giữa Trung Quốc và Campuchia.

Phát biểu được ông Cảnh đưa ra sau khi tờ Wall Street Journal của Mỹ dẫn thông tin từ các quan chức giấu tên của nước này và đồng minh cho biết Bắc Kinh và Phnom Penh hồi đầu năm bí mật ký thỏa thuận cho phép Trung Quốc độc quyền sử dụng một phần căn cứ hải quân Ream ở tây nam Campuchia, nằm ngay trên vịnh Thái Lan.

Theo dự thảo mà quan chức Mỹ có được, Trung Quốc có thể bố trí quân nhân, vũ khí và neo đậu tàu chiến tại quân cảng Ream, biến nơi đây thành cơ sở hải quân chuyên dụng đầu tiên của Bắc Kinh tại Đông Nam Á. Thỏa thuận có giá trị trong 30 năm và được tự động gia hạn sau mỗi 10 năm. Bài báo cho hay quan chức Mỹ đang tranh luận liệu Washington có thuyết phục Phnom Penh đảo ngược quyết định hay không.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen sau đó lên tiếng bác bỏ, cho rằng thông tin được báo Mỹ đưa ra là bịa đặt bởi hiến pháp Campuchia không cho phép nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ.


Vị trí căn cứ Ream của Campuchia. Đồ họa: WSJ.

Căn cứ Ream do hải quân Campuchia vận hành thuộc tỉnh Sihanoukville ở tây nam nước này, nằm trên bờ biển giáp vịnh Thái Lan. Quân đội Mỹ và Campuchia từng tiến hành một số cuộc diễn tập chung tại đây trước khi quan hệ quốc phòng song phương trở nên nguội lạnh, trong bối cảnh Phnom Penh xích lại gần hơn với Bắc Kinh.

Trung Quốc là nhà tài trợ lớn nhất cho Campuchia trong những năm gần đây. Ngoài các khoản viện trợ quân sự, Bắc Kinh trong năm 2017 đã hỗ trợ Phnom Penh 11 triệu USD để tổ chức các cuộc bầu cử địa phương. Kể từ năm 2016, Campuchia đình chỉ vô thời hạn các cuộc tập trận chung với Mỹ nhưng hai lần tổ chức diễn tập chung với Trung Quốc. Quân đội hai nước năm nay cũng tổ chức tập trận "Rồng Vàng" với quy mô lớn để tăng cường hợp tác.

Nguyễn Hoàng (Theo NHK)
0

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2019

Trung Quốc có thể đã bí mật ký thỏa thuận dùng căn cứ hải quân Campuchia

Báo Mỹ cho biết thỏa thuận được ký đầu năm cho phép Trung Quốc bố trí lực lượng hải quân thường xuyên ở Campuchia trong 30 năm.


Căn cứ hải quân Ream của Campuchia. Ảnh: Khmer Times.


Tờ Wall Street Journal của Mỹ hôm 21/7 dẫn thông tin từ các quan chức giấu tên của Mỹ và đồng minh cho biết Bắc Kinh và Phnom Penh hồi đầu năm đã bí mật ký một thỏa thuận cho phép Trung Quốc độc quyền sử dụng căn cứ hải quân Ream của Campuchia ở vịnh Thái Lan.

Theo dự thảo mà quan chức Mỹ có được, Trung Quốc sẽ có thể bố trí quân nhân, lưu trữ vũ khí và neo đậu tàu chiến tại căn cứ Ream, biến nơi đây thành cơ sở bố trí hải quân chuyên dụng đầu tiên của Bắc Kinh tại Đông Nam Á.

Thỏa thuận có giá trị trong 30 năm và được tự động gia hạn sau mỗi 10 năm. Bài báo cho hay quan chức Mỹ đang tranh luận về khả năng liệu Washington có thể thuyết phục Phnom Penh đảo ngược quyết định hay không.

Thông tin được đưa ra sau khi các đối tác và đồng minh của Mỹ kêu gọi Campuchia không cho phép quân đội Trung Quốc sử dụng một sân bay do công ty tư nhân Trung Quốc đang xây dựng tại Dara Sakor với hợp đồng thuê 99 năm trên đất Campuchia. Hình ảnh vệ tinh cho thấy sân bay hiện có đường băng dài hơn 3 km, có thể cho phép máy bay quân sự Trung Quốc cất hạ cánh.

Tuy nhiên, Phay Siphan, phát ngôn viên của chính phủ Campuchia nói rằng thông tin về thỏa thuận là "giả". "Chẳng có chuyện gì như thế xảy ra cả", ông nói.

Emily Zeeberg, người phát ngôn của Đại sứ quán Mỹ tại Phnom Penh, nói rằng Washington "lo ngại rằng bất kỳ bước đi nào của chính phủ Campuchia để mời gọi sự hiện diện quân đội nước ngoài" ở nước này sẽ làm xáo trộn hòa bình và ổn định khu vực.

Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách Nam Á và Đông Nam Á Joseph Felter tháng trước yêu cầu Campuchia giải thích lý do từ chối đề xuất của Washington về việc hỗ trợ cải tạo căn cứ hải quân Ream. Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh sau đó cho biết nước này đã giải thích với Mỹ rằng sự hỗ trợ như Washington đề xuất là không cần thiết bởi Campuchia đã lên kế hoạch chuyển căn cứ hải quân Ream tới khu vực khác.

Căn cứ Ream do hải quân Campuchia vận hành trên bờ biển vịnh Thái Lan, thuộc tỉnh Sihanoukville ở tây nam nước này. Quân đội Mỹ và Campuchia từng tiến hành một số cuộc diễn tập chung ở căn cứ này trước khi quan hệ quốc phòng giữa hai nước trở nên nguội lạnh, trong bối cảnh Phnom Penh xích lại gần hơn với Bắc Kinh.

Trung Quốc là nhà tài trợ lớn nhất cho Campuchia trong những năm gần đây. Ngoài các khoản viện trợ quân sự, Bắc Kinh trong năm 2017 đã hỗ trợ Phnom Penh 11 triệu USD để tổ chức các cuộc bầu cử địa phương. Kể từ năm 2016, Campuchia đình chỉ vô thời hạn các cuộc tập trận chung với Mỹ nhưng hai lần tổ chức diễn tập chung với Trung Quốc. Quân đội hai nước năm nay cũng tổ chức tập trận "Rồng Vàng" với quy mô lớn để tăng cường hợp tác song phương.


Vị trí căn cứ hải quân Ream và sân bay quốc tế Dara Sakor. Đồ họa: WSJ.

Huyền Lê (Theo Wall Street Journal)/ VnExpress
0

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

Trung Quốc đã rót bao nhiêu tiền vào Campuchia?

21/11/2012- Trước khi Hội nghị thượng đỉnh Đông Á khai mạc, tờ The Wall Street Journal đã bình luận với hàm ý rằng ông Obama nên chuẩn bị sẵn tinh thần việc không được nước chủ nhà đón tiếp long trọng bằng đón ông Ôn Gia Bảo bởi giờ đây sự ảnh hưởng của Trung Quốc ở Campuchia đã vượt xa Mỹ rất nhiều.

LiMingjiang, nhà nghiên cứu chính sách đối ngoại Trung Quốc (Viện nghiên cứu Quốc tế S.Rajaratnm của Xinhgapo), nhận định người Campuchia hiểu rằng Trung Quốc là “ân nhân” lớn nhất của họ trong những năm qua. Viện trợ đã giúp Bắc Kinh trở thành một đồng minh vững chắc của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) trong đó có cả các thành viên quan trọng cho chiến lược của Mỹ nhằm chống lại sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.


Thủ tướng Campuchia Hun Sen (trái) và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN vừa tổ chức cuối tuần qua tại PnomPenh.

Cũng như các nước láng giềng Myanmar và Lào, những năm gần đây Campuchia được hưởng lợi lớn khi Trung Quốc nỗ lực nuôi dưỡng quan hệ với các nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latinh. Từ 2006 đến tháng 8/2012, các công ty Trung Quốc đã đổ hơn 8,2 tỷ USD tiền đầu tư vào Campuchia và trở thành nhà đầu tư lớn nhất ở đất nước chùa Tháp. Từ năm 1992 đến nay, Bắc kinh cấp viện trợ 2,1 tỷ USD cho Campuchia và các khoản vay để tài trợ các dự án phát triển nông nghiệp và xây dựng 2.000 km cầu đường.

Chưa hết, hồi tháng 9/2012, trong chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Campuchia Hun Sen, ông Ôn Gia Bảo – Thủ tướng Trung Quốc đã hứa sẽ cung cấp một khoản viện trợ trị giá 24 triệu USD như “một món quà” cho Campuchia và ba thỏa thuận khác về vốn vay ưu đãi trị giá khoảng 80 triệu USD dự kiến sẽ được ký kết trong năm nay. Ông Ôn Gia Bảo cũng đã cân nhắc đề xuất của ông Hun Sen về việc Trung Quốc cung cấp cho Campuchia các khoản vay mới ở mức 300-500 triệu USD mỗi năm trong vòng 5 năm tới. Trong khi đó, một công ty Trung Quốc đang có kế hoạch đầu tư 2 tỷ USD để xây dựng một nhà máy thép và sử dụng 10.000 lao động ở Campuchia để sản xuất 3 triệu tấn thép mỗi năm.

Dường như những khoản đầu tư này “chưa đủ nặng” nên hôm 18/11, ngày đầu tiên cùa Hội nghị thượng đỉnh Đông Á và Đông Nam Á, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã cam kết sẽ viện trợ 53 triệu USD cho Campuchia.

Nhờ các khoản đầu tư nói trên, “bộ mặt” của Campuchia đã thay đổi. Bắc Kinh khẳng định các khoản viện trợ của Trung Quốc cho Camphuchia là nhằm thúc đẩy tiến bộ ở một quốc gia nằm trong danh sách phát triển kém nhất trên thế giới, với GDP bình quân đầu người chỉ đạt 830 USD. Campuchia là một trong những nước có GDP bình quân đầu người thấp nhất châu Á và khoảng 30% trong tổng số 14,5 triệu người ở nước này đang sống dưới mức nghèo khổ.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định, các khoản viện trợ của Trung Quốc không những tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế của Campuchia, mà còn giúp ASEAN thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế.


Những đứa trẻ Campuchia đang chơi đùa cạnh một cây cầu đang xây dở. Đây là công trình ở thủ đô PnomPenh được xây dựng bằng nguồn tiền đầu tư của Trung Quốc.

Lần theo lịch sử, Trung Quốc bắt đầu tìm cách lấy lòng Campuchia từ năm 1997, sau khi các nhà lãnh đạo Campuchia kiểm soát toàn bộ chính quyền. Ông Douglas Clayton, Giám đốc điều hành công ty Leopard Capital, cho răng khoản viện trợ của Trung Quốc cho phép Campuchia tách khỏi phương Tây và các tổ chức phi chính phủ lâu nay vẫn thường chỉ trích họ. Hiện Bắc Kinh đang ủng hộ 19 dự án phát triển ở Campuchia, trong đó có các dự án đường bộ và công trình điện trị giá 1,1 tỷ USD.

Trung Quốc trở thành một trong 5 đối tác thương mại hàng đầu của Campuchia từ năm 2002 với tổng kim ngạch thương mại song phương đạt 272 tỷ USD năm 2011, cao hơn nhiều so với 76 triệu USD năm 1996. Hiện các doanh nghiệp tư nhân của Trung Quốc đang hoạt động rất mạnh ở các quốc gia Đông Nam Á này ví dụ như Huawei Technologies đã đầu tư nhiều trăm triệu USD để phát triển mạng điện thoại di động của Campuchia. Các công ty Trung Quốc cũng tham gia ngành công nghiệp may mặc và chuẩn bị khai thác các nguồn năng lượng mới phát huy trên lãnh thổ Campuchia.

Nguồn: Infonet

Tin âm thanh: Trung Quốc vẫn khống chế được vấn đề Biển Đông tại Thượng đỉnh ASEAN
0

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012

Tàu hải giám áp sát Senkaku, Quân khu Nam Kinh tập đổ bộ lên đảo

14/9/2012- Lực lượng Phòng vệ Bờ biển của Nhật Bản cho biết 6 tàu của Trung Quốc đã tiến vào vùng biển Nhật Bản gần quần đảo Senkaku tranh chấp sáng sớm 14/9 và lực lượng này đã ra lời cảnh báo tàu phải rời khỏi đây.

Sự việc trên xảy ra chỉ vài ngày sau khi chính phủ Nhật hoàn tất việc quốc hữu hóa quần đảo Senkaku mà phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.

Video: Tàu hải giám áp sát Senkaku. Có thể mất vài gây để tải video sau khi bạn nhấp chuột vào nút play

"Các tàu tuần tra của chúng tôi đang yêu cầu họ phải rời vùng lãnh hải của Nhật Bản," tuyên bố của lực lượng phòng vệ bờ biển nói.

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã khẳng định sẽ duy trì cảnh giác ở mức độ cao nhất sau khi lực lượng phòng vệ bờ biển báo cáo rằng hai tàu hải giám của Trung Quốc xâm phạm vùng biển của Nhật vào khoảng 6 giờ 18 phút sáng nay (2118 GMT ngày 13/9).

Theo lực lượng này, tiếp theo 2 tàu trên là nhóm 4 tàu khác tiến vào vùng biển của Nhật ngay sau 7 giờ sáng. Hai tàu đầu tiên đã rời khỏi đây lúc 7 giờ 48 phút.

Trong một tin từ Bắc Kinh, Tân Hoa Xã viết: "Hai hạm đội tàu hải giám Trung Quốc đã tới vùng biển quanh quần đảo Điếu Ngư và các đảo phụ cận ngày 14/9 và bắt đầu tuần tra và thực thi luật pháp tại đây."

Hôm 11/9, Tân Hoa xã loan tin Trung Quốc đã cử hai tàu hải giám tới nhóm đảo tranh chấp với Nhật Bản, sau khi phía Nhật tuyên bố sẽ tiến hành quốc hữu hóa nhóm đảo này.

Bản tin của Tân Hoa xã cho biết hai tàu Hải giám đã khởi hành tới khu vực quanh đảo Điếu Ngư - phía Nhật gọi là Senkaku - với mục đích "khẳng định chủ quyền tổ quốc."

Trước đó một ngày, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã tuyên bố Bắc Kinh sẽ "không lùi một tấc nào" trong tranh cãi chủ quyền lãnh thổ với Nhật Bản.

Quân khu Nam kinh tập đổ bộ lên đảo

Đại quân khu Nam Kinh đã tiến hành một cuộc diễn tập đánh chiếm đảo ngày 13/9/2012. Ba tàu đổ bộ chở lực lượng xe đổ bộ bọc thép tiến vào một hòn đảo giả định, hàng chục xe tăng tiến lên đảo.

Bài diễn tập trải qua một cuộc tấn công mô phỏng, các lực lượng đổ bộ bắt đầu khai hỏa ở khoảng cách tầm 3 km từ bờ biển. Họ sử dụng các thiết bị tạo khói để che giấu các động tác tấn công, và sử dụng pháo bắn từ xa để thực hiện cuộc tấn công lên đảo.

Trước đó, Không quân Trung Quốc cũng diễn tập bắn tên lửa tiêu diệt các mục tiêu giả định trên một hòn đảo không được nêu tên.


Hai đội tàu Hải giám rời khỏi Senkaku

Đến 15 giờ chiều ngày 14/9/2012, NHK cho hay toàn bộ 6 tàu Hải giám Trung Quốc (chia làm hai đội tiến vào Senkaku) đã rời khỏi vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku.


---
0

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2012

Trung Quốc - Nhật Bản đun sôi nước biển Đông Á

13/9/12- Trong lúc căng thẳng đến mức nghẹt thở giữa Trung Quốc và Nhật Bản xung quanh Quần đảo Senkaku, Trung Quốc cho 4 đại quân khu gồm Nam Kinh, Tế Nam, Thành Đô, Quảng Châu rầm rập diễn tập đánh chiếm đảo. Đáp lại, Thủ tướng Nhật ra lệnh quân đội sẵn sàng chiến đấu.

Dưới đây là hình ảnh và video các đại quân khu Trung Quốc tập trận được loan tải trên các trang mạng Trung Quốc ngày 13/9/2012:


Các quân khu Trung Quốc diễn tập đánh chiếm đảo


Đại quân khu Nam Kinh diễn tập đột kích đảo


Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 3 tuần tra dãy núi Hy Mã Lạp Sơn


Xe tăng quân khu Nam Kinh tham gia diễn tập


Tiêm kích khai hỏa phá hủy các mục tiêu giả định trên một hòn đảo không rõ địa điểm


Hạm đội Bắc Hải bắn đạn thật trên vùng biển Hoàng Hải


Hạm đội Nam Hải (tức biển Đông) tham gia diễn tập


Hạm đội Nam Hải diễn tập: Bức ảnh cho thấy các binh lính đang thả một tàu cứu hộ xuống biển






Video: Quân đội Trung Quốc - Nhật Bản đun sôi nước biển Đông Á

----------
4

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

Bản tuyên ngôn sức mạnh Mỹ dành cho Châu Á

26/2/12-Theo mạng Asia Times, mới đây Mỹ đã đẩy mạnh chiến lược châu Á- Thái Bình Dương của mình bằng một chuyến viễn du thu hút sự chú ý qua khắp khu vực này của Tổng thống Barack Obama và sự tham gia của Mỹ vào một số hội nghị cấp cao. Được quảng bá như là một nỗ lực nhằm mở rộng thương mại và hỗ trợ nền kinh tế Mỹ đang trì trệ, phần lớn sự chú ý mang tính ngoại giao trên thực tế là dành cho các vấn đề an ninh. Điều này là đặc biệt đúng ở Đông Nam Á, nơi chiến lược tái can dự của Mỹ dường như hướng tới đẩy mạnh sự cạnh tranh với Trung Quốc.


Người ta cho rằng sự chú trọng của Oasinhtơn vào châu Á đã bắt đầu vào những ngày đầu tiên cầm quyền của Chính quyền Obama. Ngoại trưởng Hillary Clinton lựa chọn thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên cua mình đến châu Á, một bước đột phá từ quá khứ mà châu Âu thường được ưu tiên. Việc này được tiếp theo sau bởi sự tham gia của Mỹ trong các diễn đàn khu vực bao gồm Diễn đàn khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) – hay còn gọi là ARF, Hội nghị sau Hội nghị Bộ trưởng ASEAN, và gần đây nhất là Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS). Mỹ cũng đã bổ nhiệm đại sứ tại ASEAN và Obama đã ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác với tổ chức này, một chuyển biến then chốt hướng tới tăng cường mối quan hệ Mỹ-ASEAN.

Mỹ cũng tăng cường sự tham gia của mình trong các sáng kiến an ninh khu vực. Bên cạnh các cuộc diễn tập quân sự thường niên Hổ mang vàng được tổ chức ở Thái Lan, Mỹ đã đấy mạnh sự hợp tác và tham gia các cuộc diễn tập với các quân đội Malaixia, Xinhgapo, Philíppin và Inđônêxia. Sau lệnh cấm kéo dài một thập kỷ, Mỹ đã bắt đầu lại sự tiếp xúc về mặt quân sự với các lực lượng, đặc biệt Kopassus của Inđônêxia vào năm 2010. Mỹ cũng đã bắt đầu các cuộc diễn tập quân sự không trực tiếp chiến đấu với Việt Nam. Trong chuyến thăm gần đây của Obama đến Ôxtrâylia, hai nước đã tuyên bố các kế hoạch để cuối cùng đóng một lực lượng đặc nhiệm lính thủy đánh bộ Mỹ gồm 2.500 quân tại thành phố Darwin ở phía Bắc Ôxtrâylia.

Những động thái này nhấn mạnh chính sách tái can dự của Obama hướng tới châu Á, và đặc biệt là Đông Nam Á. Một bài báo của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton vào đầu tháng 11/2011 được đăng trên tạp chí Chính sách đối ngoại đã trình bày rõ ràng ý định của Mỹ hồi phục lại các cam kết kinh tế, chính trị và an ninh đối với khu vực này. Sử dụng thuật ngữ “ngoại giao được triên khai về phía trước”, Clinton đã trình bày một chính sách chủ động tích cực được đặc trưng bởi việc củng cố các liên minh an ninh song phương, thiết lập sự hiện diện quân sự ở nước ngoài, tham gia các thể chế đa phương, gia tăng thương mại và đầu tư, củng cố các mối quan hệ với các cường quốc khu vực đang nổi lên, kể cả Trung Quốc, và thúc đẩy nhân quyền và chế độ dân chủ.

Ưu tiên hàng đầu về an ninh

Hành động tiếp theo bài báo này là các chuyến thăm của Obama và Clinton đến một số nước Đông Nam Á như là một phần của tuần các sự kiện lấy tiêu điểm là châu Á, bao gồm Hội nghị Hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương ở Hawaii vào ngày 12-13/11/2011, và kết thúc tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á ở Bali, Inđônêxia vào ngày 18-19/11/2011. Mặc dù được xúc tiến như là “khẳng định lại sự hiện diện về mặt ngoại giao của Mỹ và tạo dựng những mối quan hệ đối tác kinh tế mới, các vấn đề an ninh đã được ưu tiên tại nhiều hội nghị song phương và đa phương.

Obama đã tóm tắt những ý định của mình trong chuyến thăm của ông đến Ôxtrâylia vào ngày 16/11/2011: “Bằng chuyến thăm của tôi đên khu vực này, tôi đang làm rõ rằng Mỹ đang tăng cường cam kết của mình với toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương”. Tuyên bố của ông diễn ra sau tuyên bố mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực này thông qua lực lượng đặc nhiệm lính thủy đánh bộ Mỹ luân phiên đóng ở các căn cứ quân sự của Ôxtrâylia. Trong khi 2.500 binh lính là một sự triển khai khiêm tốn họ đánh dấu sự mở rộng dài hạn đầu tiên sự hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Á kể từ Chiến tranh Việt Nam.

Sự triển khai này có những tác động rõ ràng đối với Đông Nam Á. Sự có mặt của lính thủy đánh bộ sẽ cho phép Mỹ triển khai sự hiện diện của mình vào khu vực này mà trên thực tế không thực hiện hành động có thể mang tính khiêu khích — và có thể không được lòng dân — là đóng quân ở khu vực này. Mỹ đã từ bỏ các căn cứ của mình ở Thái Lan vào giữa những năm 1970 và ở Philíppin vào đầu những năm 1990, mặc dù Mỹ sử dụng các căn cứ hải quân ở Xinhgapo.

Từ Ôxtrâylia, quân đội Mỹ sẽ dễ dàng tiếp cận khu vực này để tham gia các cuộc diễn tập, huấn luyện, giúp đỡ các nỗ lực nhân đạo, và có mặt để giúp duy trì cơ cấu an ninh khu vực. Nước này cũng đặt quân đội của mình trong tầm hoạt động dễ dàng tới Biển Nam Trung Hoa, đem lại biện pháp răn đe và sự ủng hộ về mặt tinh thần cho các nước Đông Nam Á bằng các tuyên bố đối với khu vực này. Ngoài lính thủy đánh bộ ở Ôxtrâylia, Mỹ cũng có kế hoạch triển khai các tàu chiến ven bờ mới đến Xinhgapo.

Trong bài báo của mình, bà Clinton đã viết về việc đổi mới và củng cố các liên minh với Thái Lan và Philíppin. Bà đã đến thăm cả hai nước trong chuyến công du gần đây của bà khắp khu vực này. Clinton đặt ra một sức nặng tượng trưng đằng sau những ý định được viết ra của bà về việc tăng những chuyến viếng thăm của các tàu đến Philíppin và việc huấn luyện các lực lượng chống khủng bố của Philíppin khi bà khẳng định lại mối quan hệ quân sự mạnh mẽ giữa Mỹ và Philíppin trên boong một chiếc tàu chiến của Mỹ ở Vịnh Manila.

Chủ nghĩa tượng trưng này chắc chắn là có tác động đến người Philíppin, những người bất hòa với -Trung Quốc về cái mà Manila xem là phần chủ quyền Biển Nam Trung Hoa của mình. Trong bài diễn thuyết của mình trên boong chiếc tàu chiến này, Clinton đã đề cập đến Biển Tây Philíppin, từ ngữ mà Manila dùng để chỉ Biển Nam Trung Hoa. Trong khi đó, các cuộc thao diễn quân sự chung gần đây của Mỹ với Philíppin đã chuyển từ những chương trình chủ yếu trên đất liền sang những chương trình tập trung hơn vào chiến tranh hải quân và đổ bộ.

Đưa ra một diện mạo ít gây hấn hơn về sự hiện diện quân sự mở rộng ở khu vực này, Clinton đã lưu ý trong bài báo của mình rằng nó sẽ đem lại những lợi thế “mang tính sống còn”, bao gồm sự hỗ trợ của Mỹ dành cho các hoạt động nhân đạo cũng như đem lại “bức tường bảo vệ vững chắc chống lại các mối đe dọa hay những nỗ lực phá hoại hòa bình và sự ổn định khu vực.”

Trong khi quân đội Mỹ chắc chắn sẽ có thể giúp đỡ nhân đạo khẩn cấp trong tương lai như nó đã thực hiện trong thảm họa sóng thần năm 2004 và sẵn sàng giúp đỡ sau cơn bão lốc Margis năm 2008 ở Mianma, và các cuộc diễn tập huấn luyện với các quân đội Đông Nam Á đã được tổ chức trong một thời gian, có một sự suy đoán lớn rằng những lời hứa hẹn về an ninh gần đây của Mỹ và những cam kết quân sự được tăng cường là một phần của chiến lược lớn hơn nhằm vào Trung Quốc.

Các vùng biển rắc rối

Ở trung tâm của sự suy đoán này là Biển Nam Trung Hoa. Gọi quyền tự do hàng hải và sự ổn định là lợi ích “mang tính sống còn”, Clinton đã viết trong bài báo của bà rằng ngoại giao Mỹ đã góp phần vào những nỗ lực đa phương lâu dài trong các bên yêu sách đối địch đảm bảo các tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình và phù hợp với những nguyên lý đã được thiết lập của luật pháp quốc tế. Trong khi ở Philíppin – và vào cùng thời điểm Obama tuyên bố đóng quân ở Ôxtrâylia – bà Clinton đã ký kết một tuyên bố với người đồng nhiệm Philíppin kêu gọi các cuộc đàm phán đa phương nhằm giải quyết các vấn đề biển.

Những nước khác có yêu sách đối với khu vực biển này, đang ngày càng nghi ngờ các động thái của Trung Quốc ở cả Biển Nam Trung Hoa lẫn ở các nơi khác, đã mô tả những hành động gần đây của Trung Quốc ở các khu vực có thể có nhiều dầu lửa và khí đốt là hung hăng. Câu thần chú của Bắc Kinh là cam kết với hòa bình và sự ổn định khu vực thông qua hành động không gây hấn trái ngược với việc thiếu tính minh bạch về chương trình và các hoạt động quân sự của mình như các vụ quấy rỗi gần đây của các tàu hải quân Trung Quốc đối với các tàu nghiên cứu của các nước khác.

Quả thật, sự hiện diện quân sự nhiều hơn về phía trước của Mỹ ở khu vực này được diễn tả như là một phản ứng được sự ủng hộ của các nước khu vực trước thái độ bị xem là hung hăng của Trung Quốc ở khu vực biển này. Trung Quốc đã khăng khăng rằng nước này muốn thảo luận về những yêu sách lãnh thổ gây tranh cãi chỉ trên cơ sở song phương và từ chối “quốc tế hóa” vấn đề này trong các diễn đàn như ARF và EAS.

Mianma cũng dường như quyết định rằng tốt hơn là làm cân bằng mối quan hệ với Trung Quốc và các mối quan hệ tốt đẹp hơn với Mỹ. Sự thù địch đối với ảnh hưởng kinh tế và chính trị ngày càng tăng của Trung Quốc ở đất nước này đã lên đến đỉnh điểm vào thảng 10/2011 với sự đình chỉ dự án đập thủy điện gây tranh cãi được Trung Quốc hậu thuẫn ở miên Bắc nước này.

Đồng thời, một vài cuộc họp cấp cao giữa các quan chức Mianma và các quan chức ngoại giao Mỹ, và chuyến thăm của bà Clinton đến đất nước này vào tháng 12/2011, đã để lại cho những người quan sát Mianma ấn tượng rằng sắp có một mối quan hệ mới và thân mật hơn giữa Oasinhtơn và Nâypiđô.

Nhiều nước ASEAN coi trọng khả năng của Mỹ đóng vai trò đối trọng với Trung Quốc, nhưng không muốn bị đặt vào thế bị buộc phải lựa chọn giữa Bắc Kinh và Oasinhtơn. Một phần sức hấp dẫn của Mỹ là việc Chính quyền Obama ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực đang phát triển. Các nước ASEAN hy vọng rằng ảnh hưởng của Oasinhtơn sẽ giúp khuyến khích Trung Quốc hành động theo các luật lệ và quy tắc mà nước này giúp thúc đẩy trong các diễn đàn quốc tế chứ không chỉ là các luật lệ và quy tắc được Bắc Kinh đặt ra.

Phản ứng thầm lặng

Phản ứng của Bắc Kinh trước lập trường quyết đoán hơn của Oasinhtơn nhìn chung là thầm lặng. Một loạt cảnh báo nghiêm khắc đã được đưa ra mới đây trước những tuyên bố của Obama, kể cả thông qua phương tiện truyền thông, nhưng chúng phần lớn là mang tính thông lệ.

Oasinhtơn bị buộc tội tìm cách gây ra những sự căng thẳng về quân sự ớ khu vực này bằng tuyên bố đóng quân của mình ở Ôxtrâylia. Hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã mới đây đã bình luận rằng “Mỹ cảm thấy Trung Quôc gây ra một mối đe dọa ngày càng gia tăng đối với sự bá quyền của mình. Do đó, mục đích chiến lược hướng về phía Đông của My trên thực tế là nhằm trói buộc và kiềm chế Trung Quốc và đối trọng với sự phát triển của Trung Quốc”.

Những cảnh báo này và những cảnh báo trên báo chí khác không mạnh mẽ như mong dợi đối với một hành động quyết đoán như vậy của Oasinhtơn đi vào một khu vực mà Trung Quốc ngày càng quan tâm mạnh mẽ. Quả thật, Bắc Kinh có vẻ gần như mất cảnh giác bởi phạm vi và tính quyết đoán của đường hướng mới của Oasinhtơn, mặc dù phản ứng của nước này có thể bị giảm nhẹ là do mối bận tâm với các vấn đề lãnh đạo kế tiếp. Rõ ràng là Trung Quốc muốn tránh bất cứ tranh chấp lớn nào về mặt ngoại giao cho tới khi những vấn đề này được giải quyết.

Các quan chức và các nhà phân tích Trung Quốc cũng phải cân nhắc những hành động đáp lại của họ nhằm tránh phản ứng quá mạnh mẽ đối với những thông điệp có ý nghĩa đối với thính giả trong nước Mỹ trong thời gian tiến gần tới cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2012 hơn là nhằm trực tiếp vào Bắc Kinh. Obama bị các ứng viên đối thủ của đảng Cộng hòa buộc tội là quá mềm mỏng về vấn đề Trung Quốc, một điệp khúc phổ biến ở cả hai phe phái chính trị khi gần đến cuộc bầu cử của Mỹ.

Bắc Kinh cũng có thể phần nào bị sửng sốt vì sự ủng hộ đáng kể ở khu vực này dành cho Oasinhtơn. Theo một thông báo của một quan chức Mỹ, 16 trong số 18 nhà lãnh đạo có mặt tại EAS đã lên tiếng mạnh mẽ chỉ trích thái độ hiện nay của Trung Quốc ở khu vực này. Bài học mà Bắc Kinh có thể đúc kết ra được từ hội nghị này là lập trường cứng rắn về Biển Nam 1 rung Hoa sẽ chỉ có thể dẫn đến việc những nước yêu sách khác gia tăng dựa vào Mỹ, một kịch bản mà Bắc Kinh rõ ràng là muốn tránh.

Thừa nhận sự khó chịu của Trung Quốc trước các hành động của Mỹ mà có thể được lý giải như sự bao vây, ngày 17/11/2011 Obama đã hứa hẹn sẽ tìm kiếm sự hợp tác lớn hơn với Bắc Kinh. Hai ngày sau, ông đã gặp Thủ tướng Ôn Gia Bảo trong một cuộc họp không định trước sau Hội nghị EAS ở Bali, rõ ràng là theo yêu cầu của Trung Quốc. Nghe nói Ôn Gia Bảo đã chỉ trích Obama vì đã nêu ra vấn đề Biển Nam Trung Hoa tại EAS, nói rằng vấn đề này cần phải được giải quyết một cách trực tiếp “thông qua sự bàn bạc và đàm phán thân thiện”.

vẫn còn phải xem xem liệu Mỹ có thể cư xử phù hợp với lời lẽ và những kế hoạch của nước này về tăng cường cam kết an ninh hay không. Dưới ánh sáng các vấn đề tài chính, sự suy thoái kinh tế và những sự cắt giảm ngân sách do kết quả của việc đó tại Lầu Năm Góc gần đây của Mỹ, các nhà lãnh đạo khu vực quan ngại rằng Oasinhtơn không thể duy trì cam kết đã được tuyên bố của nước này với khu vực.

vẫn thấy nhức nhối vì việc Mỹ có vẻ đã sao lãng khu vực này để có lợi cho các cuộc chiến tranh ở Irắc và Ápganixtan trong thời George W.Bush làm tổng thống, các nhà lãnh đạo ASEAN cần những sự đảm bảo được khuyến khích bởi những hành động cụ thể rằng sự hiện diện an ninh của Mỹ là thực sự thườg xuyên. Nếu Oasinhtơn do dự về những cam kết đó Mỹ có nguy cơ bị mất tính hợp pháp của mình ở khu vực này và sự tin tưởng về mặt ngoại giao mà Chính quyền Obama có thể giành lại được thông qua những lời hứa hẹn tái can dự của mình./.

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

http://anhbasam.wordpress.com/2012/02/28/ban-tuyen-ngon-suc-manh-cua-my-danh-cho-chau-a/
0

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

Trung Quốc 'răn đe' châu Á?

20/2/12-Phải chăng Myanmar đang xa rời “vòng tay Trung Quốc để về với ” Mỹ? Câu hỏi trên thời gian qua đang rộ lên trên khắp các mặt báo phương Tây.

Tuy nhiên, theo báo Trung Quốc Global Times, rõ ràng có những sự hiểu nhầm về sự thay đổi ở châu Á. Dù thực tế, Trung Quốc hiểu rõ rằng sự phụ thuộc của Myanmar vào họ không phải sẽ kéo dài mãi mãi. Tương tự như vậy, Triều Tiên, “người anh em tốt, láng giềng tốt” của Trung Quốc một ngày nào đấy “đủ lông đủ cánh” cũng có thể “thay lòng đổi dạ” hoặc không cần dựa vào Đại lục thêm nữa.

Thực tế là, cả Myanmar lẫn Triều Tiên đều là những thực thể độc lập và như tất cả các quốc gia khác trên thế giới, luôn tìm cách cân bằng, điều chỉnh các quan hệ ngoại giao dựa trên lợi ích quốc gia của họ.

Nhưng dường như nhiều người đang suy diễn và gán các điều chỉnh này thành sự chiến thắng về phương diện ngoại giao của phương Tây.

Thực tế, Myanmar không phải đang “ngả nghiêng” về phía Mỹ hơn Trung Quốc - đồng minh truyền thống của họ.


Báo Trung Quốc nhấn mạnh Myanmar không “ngả nghiêng”. Ảnh minh họa: fmprc.

Ngược lại, Global Times khẳng định, sự thu hẹp khoảng cách quyền lực giữa “con rồng châu Á” và “cường quốc số 1 thế giới” lại đang mang lại cho các quốc gia châu Á nhiều cơ hộ để tối đa lợi ích của họ hơn bao giờ hết.

Và quan hệ “quấn quýt” của Myanmar với Mỹ thời gian gần đây nên được nhìn nhận như là lựa chọn tất yếu.

Chính quyền Myanmar chịu nhiều sức ép bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây trong suốt nhiều năm qua. Do đó, “qua lại” thân thiết với Mỹ chính là con đường nhanh nhất và duy nhất giúp nước này tháo gỡ các lệnh cấm vận trên. Tương tự như thế, nếu phương Tây muốn thấy Triều Tiên “xa rời” vòng tay chở che của “anh cả” Đại lục, đơn giản chỉ cần dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Bình Nhưỡng.

Với các quốc gia châu Á khác, báo Trung Quốc đưa ra lời khuyên, trừ khi Bắc Kinh - Washington để mặc cho căng thẳng hai nước bùng lên thành chiến tranh, thì họ nên có chiến lược ngoại giao một cách độc lập, không nên “liên minh” với Mỹ hay ngả về bên Trung Quốc. Không một quốc gia châu Á nào nên tồn tại ý định trở thành “con rối”, bị kẹp ở giữa đối đầu Trung - Mỹ. Thậm chí, ngay cả khi Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự tại Thái Bình Dương, thì Hàn Quốc và Nhật Bản cũng không nên quá vui mừng và gật đầu trước mọi yêu cầu của cường quốc số 1 thế giới.

Trung Quốc không bận tâm đến việc khôi phục lại các quan hệ phụ thuộc ở châu Á để tránh bị “làm phiền” bởi những quốc gia láng giềng bé nhỏ. Trong các quan hệ này, Trung Quốc thường cho đi nhiều hơn là nhận lại.

Ít nhất là cho đến lúc này, Trung Quốc không hề có tham vọng cải tổ trật tự châu Á như nhiều người vẫn hoài nghi. Con rồng châu Á chỉ mong khu vực châu Á-Thái Bình Dương “trời yên biển lặng” để họ dễ bề phát triển và hùng mạnh.

Tuy nhiên, theo Global Times, sự quay trở lại châu Á của Mỹ cũng khiến người Trung Quốc phải cân nhắc về sự cạnh tranh trong khu vực châu Á. Mục tiêu của Bắc Kinh là phải củng cố và tăng cường lòng tin cho các quốc gia châu Á và tránh để họ “kết bè kết phái” chống lại Trung Quốc vì những hiểu lầm không đáng có.

Cuối cùng, Global Times khẳng định cả Trung Quốc và Mỹ, không bên nào có thể bắt các nước châu Á phải chọn một liên minh, hoặc với Trung Quốc, hoặc với Mỹ.

Hiện các quốc gia trong khu vực ở trong quá trình "tái định vị" và các giá trị của phương Tây không còn được ưa chuộng, thậm chí, đang đối mặt với sự chán ghét bởi người châu Á. Thực tế, sự đa dạng của châu Á khiến cho sự phân chia đơn giản - “thân” Mỹ hay “thân” Trung trở nên quá lỗi thời.

Bạch Dương (Theo Global Times)

http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/baodatviet.vn/Trung-Quoc-ran-de-chau-A/7918251.epi
0

Thứ Tư, 15 tháng 2, 2012

ASEAN thức tỉnh trước đòn thâm sâu của Bắc Kinh

15/2/12-Trước khi các lãnh đạo Trung Quốc tin quân đội của họ đủ mạnh để chiến thắng hoặc các đối thủ của họ quá yếu để kháng cự, họ sẽ tiếp tục kiềm chế đưa quân của mình vào một cuộc tấn công chính thức (ở Biển Đông)". 30 Ngày nay, điều đó vẫn đúng. Những gì thay đổi trong thời gian chuyển tiếp đó là các lực lượng Trung Quốc lớn mạnh hơn còn các lực lượng ở Đông Nam Á lại yếu đi tương đối.

Việt Nam

Bắt tay vào chương trình hiện đại hóa nhanh chóng năm 2009, Việt Nam rõ ràng đã tập trung vào công nghệ với một sự việc bất ngờ ở Biển Đông trong tâm trí. Không lực Việt Nam không chỉ mua các chiến đấu cơ Su-30MKV mới mà còn đặt chúng ở Biên Hòa, gần với Quần đảo Trường Sa, thay vì gần Hà Nội. Trong khi đó, hiểu rõ vị trí đứng đầu của Trung Quốc về năng lực chiến đấu trên biển, hải quân Việt Nam chọn cách không mua thêm các tàu mặt nước mà đầu tư vào các tàu ngầm lớp Kilo và các cơ sở cảng để hỗ trợ cho chúng. Và hợp đồng mua 6 tàu ngầm đảm bảo rằng ít nhất 2 tàu ngầm có thể cùng tuần tra một lúc. Một sự tính toán hoạt động tương tự có thể đã dẫn tới các cuộc đàm phán giữa Việt Nam với Nga hồi tháng 8/2011 để mua thêm các khẩu đội tên lửa bờ biển K-300P được trang bị các tên lửa hành trình P-800 Yakhont có tầm bắn 300km. Những khẩu đội tên lửa di động này hoạt động từ bờ biển Việt Nam sẽ giúp giữ cho các tàu chiến đối phương ở xa bờ, mặc dù tầm bắn của chúng không đủ bao trùm quần đảo Trường Sa.

Việt Nam đã có nhiều bước đi hợp lý để xây dưng lại năng lực ngăn chặn quân sự thông thường ở Biển Đông. Còn nhiều việc nữa cần được thực hiện. Việt Nam sẽ làm tốt để mua thêm các khẩu đội tên lửa đất đối không S-300PMU nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng quốc phòng của nước này ở căn cứ không quân Biên Hòa và căn cứ hải quân Vịnh Cam Ranh. Ở một mức độ cơ bản hơn, nước này có thể cải thiện sự ẩn giấu và sự tồn tại của các cơ sở này. Điều đó có thể bao gồm các nhà chứa máy bay được gia cố chắc chắn và kho nhiên liệu, các thiết bị sửa chữa đường băng, và chuẩn bị cho các cơ sở hỗ trợ luân phiên, trong đó có các tàu tiếp liệu cho các tàu ngầm.

Tuy nhiên, nhiệm vụ hàng đầu của quân đội Việt Nam sẽ là cải thiện tính sẵn sàng về hoạt động và cấu trúc của các lực lượng. Đối với phần đa số, điều đó đồng nghĩa với các mức độ bảo trì và huấn luyện cao hơn, nhằm đảm bảo rằng thêm nhiều nền tảng chiến đấu nữa luôn sẵn sàng hoạt động và có năng lực triển khai nhanh.

Tuy nhiên, do kinh nghiệm duy nhất có được từ trước về tàu ngầm là các tàu ngầm nhỏ lớp Yugo mà Việt Nam mua từ Triều Tiên năm 1997, hải quân Việt Nam sẽ có một đường cong học tập gấp khi có trong tay các tàu ngầm lớp Kilo.

Trung Quốc đã mua loạt tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên của mình hồi những năm 1990, và nước này phải khắc phục một loạt các bài thực hành bảo dưỡng yếu kém dẫn tới hỏng hóc thiết bị. Bên cạnh đó, các thủy thủ tàu ngầm Việt Nam sẽ phải dốc sức huấn luyện về chiến tranh tàu ngầm nhiều như huấn luyện về chiến tranh trên biển để khai thác các điểm yếu của Trung Quốc. Để làm như vậy, họ có thể hợp tác với hải quân nước ngoài, chẳng hạn như Nhật Bản, nước đặc biệt thành thạo về chiến tranh chống tàu ngầm.

Đối với không quân Việt Nam, họ sẽ cần tăng cường số giờ bay cho các phi công Su-27SK và Su-30MKV cũng như phối hợp các bài huấn luyện chiến đấu thực tế hơn nữa. Họ cũng cần bổ sung các năng lực radar vượt quá đường chân trời và HF-DF trên đất liền, hoặc cân nhắc mua thêm các tài sản giám sát, chẳng hạn như máy bay tuần tra biển có hệ thống chỉ huy và cảnh báo sớm trên không, để đảm bảo rằng các chỉ huy hải quân và không quân của nước này có thể cực đại hóa việc sử dụng các lực lượng nhỏ hơn của họ.

Tuy nhiên, có thể thách thức lớn nhất của Hà Nội là thanh toán chi phí hoàn tất và duy trì các hợp đồng mua vũ khí hạng nặng mới.

Chi phí hoạt động hàng năm của một tàu ngầm điện-diesel có thể ngốn trung bình hàng chục triệu đôla. Các khoản này cộng với phí tổn hàng năm chắc chắn sẽ kéo căng ngân sách quốc phòng của Việt Nam.


Philippines

Với phần lớn Quần đảo Trường Sa nằm cách bờ biển Philippines chỉ vài trăm kilomet, nước này có vị thế tốt để bảo vệ các tuyên bố chủ quyền của mình ở Biển Đông. Tuy nhiên, Philippines gần như không có khả năng làm điều đó. Sau nhiều thập niên chiến đấu chống quân phiến loạn trên toàn quốc đảo, quân đội nước này đã hoàn toàn hướng vào an ninh nội địa. Phụ thuộc nặng nề vào hiệp ước quốc phòng chung với Mỹ để bảo vệ bên ngoài, Philippines đã để cho không quân và hải quân nước này sa sút. Cũng giống như Hà Nội, Manila đã thừa nhận cần phải hiện đại hóa các lực lượng thường của mình, nhưng cho đến gần đây vẫn chưa dành hết các nguồn lực để thực hiện cải tổ.


Vào cuối năm 2005, Philippines đã ngừng hoạt động các chiến đấu cơ F-5A cuối cùng của nước này, khiến cho đất nước không còn chiến đấu cơ phản lực nào nữa. 10 năm trước đó, các máy bay này đóng một vai trò trong việc khẳng định chủ quyền của Philippines ở Quần đảo Trường Sa khi Trung Quốc bất ngờ chiếm bãi đá ngầm Mischief. Lúc đó, không quân Philippines triển khai các chiến đấu cơ tới Puerto Princesa trên Đảo Palawan, nơi họ có thể yểm hộ hải quân Philippines khi họ dỡ các cột mốc Trung Quốc khỏi 4 mỏm đá và bãi cát ngầm khác.
Hải quân Philippines cũng trong tình cảnh tương tự. Khi họ vận hành hàng chục tàu tuần tra ven biển hỗ trợ các lực lượng chống phiến quân của quân đội, nòng cốt của hạm đội ngoài khơi của nước này là 3 tàu hộ tống lớp Jacinto mua của Anh sau khi Anh giải tán đội tàu chiến Hongkong.

Mãi cho tới gần đây, chiến hạm quan trọng khác duy nhất của Hải quân là Rajah Humabon, một tàu khu trục hộ tống có từ thời Thế chiến II. Được trang bị các súng 76mm và không hề có tên lửa hành trình chống hạm hoặc hệ thống phòng thủ chống tên lửa, các tàu này hạn chế về giá trị trong chiến đấu hải quân hiện đại.

Mặc dù vậy, vào cuối năm 2010, rất ít người tin quân đội Philippines có thể đạt được thành tích đáng kể trước khi bắt đầu Chương trình Nâng cấp Năng lực 2012-2018. Nhưng sự quyết đoán mới của Trung Quốc ở Biển Đông đã làm thay đổi điều đó. Năm 2011, Manila đã mua 2 tàu hạng Hamilton của Mỹ đã nghỉ phục vụ. Mặc dù các tàu này có chi phí bảo trì cao và được trang bị vũ khí không hơn các tàu hộ tống lớp Jacinto, chúng từng được trang bị các tên lửa hành trình chống hạm Harpoon RGM-84 và thiết bị phát hiện tàu ngầm, và hải quân Philippines sau này có thể trang bị thêm khi có tiền.

Hơn nữa, các tàu này có thể cung cấp cho Hải quân Philippines các hệ thống radar tìm kiếm trên không chuyên dụng đầu tiên của họ cùng các nền tảng trực thăng trên tàu đầu tiên, vốn sẽ cung cấp 2 trực thăng hạng nhẹ giúp mở rộng các năng lực giám sát của các tàu. Tuy vậy, các tàu này không có hệ thống phòng không cơ bản và do đó sẽ đòi hỏi lực lượng yểm hộ phải hoạt động hiệu quả trong chiến tranh hiện đại.

Bất chấp các hợp đồng gần đây, chương trình hiện đại hóa quân sự của Manila vẫn ở giai đoạn sơ khởi. Vào đầu năm 2011, hải quân Philippines mua các thiết kế cho một lớp các tàu tuần tra xa bờ biển từ Bộ tư lệnh đặc trách Hệ thống Hải lực Hải quân Mỹ, loại cung cấp sự hỗ trợ về bảo trì và máy móc cho Hải quân Mỹ. Trong khi đó, không quân Philippines vừa mới bắt đầu phác ra các kế hoạch mua một phi đội máy bay đa năng mới chế tạo. Đến nay, các chiến đấu cơ F/A-18 và MiG-29 đã được đề cử là các ứng viên thích hợp, nhưng một lựa chọn nhiều khả năng hơn sẽ là F-16C/D rẻ hơn nếu như ngân sách lại bị thu hẹp.

Quan trọng không kém, không quân Philippines không nên bỏ qua việc mua các máy bay tuần tra biển có sức chịu đựng lâu để có thể giám sát liên tục gần Quần đảo Trường Sa, do thời gian bay từ các căn cứ không quân chính ở Luzon rất dài.

Chắc chắn nếu Manila theo đuổi đến cùng cam kết mới của nước này nhằm thu về các mặt hàng quân sự trong 5 năm tới, không quân và hải quân Philippines có thể phục hồi sức mạnh. Nhưng những đơn hàng như vậy cần được xem xét thận trọng, không chỉ qua lăng kính của các hoạt động không quân và hải quân, mà còn với sự am tường về mức phí tổn để duy trì các lực lượng thông thường trong thời gian dài. Một lựa chọn mà Manila có thể theo đuổi sẽ là tối đa hóa lợi thế về vị thế địa lý của mình đối với Quân đảo Trường Sa, và đương đầu với thách thức kiểm soát biển ở Biển Đông bằng một lối tiếp cận bất đối xứng. Thay vì đối đầu với các lực lượng Trung Quốc với các lực lượng tương đương, họ có thể làm điều đó bằng một chiến lược được xây dựng xung quanh các hàng rào phòng thủ ven biển vốn có chi phí mua và bảo trì ít tốn kém hơn.

Đảo Palawan chỉ cách 450km từ các phần xa nhất của quần đảo Trường Sa mà Philippines nhận chủ quyền. Các tên lửa di động từ mặt đất, chẳng hạn như RGM-84L Harpoon của Mỹ, BrahMos PJ-10 của Ấn Độ, hoặc các tên lửa hành trình chống hạm P-800 Yakhont của Nga có tầm bắn khoảng 300km, có thể khống chế hầu hết các vùng biển tranh chấp. Hai hoặc ba khẩu đội tên lửa như vậy được đặt trên các xe bánh xích và nằm rải rác dọc hệ thống đường bộ dài có thể phóng ra hỏa lực tập trung mà Philippines thiếu hụt, trong khi làm giảm khả năng Trung Quốc có thể đánh chặn họ bằng một cuộc không kích hoặc một cuộc tấn công tên lửa đạn đạo. Các lực lượng này sẽ không phải đối mặt với các lợi thế của Trung Quốc về công nghệ vũ khí phòng không hoặc chống hạm. Tất nhiên, những hàng rào phòng thủ ven biển như vậy đòi hỏi các máy bay tuần tra biển phải cung cấp những phát hiện vượt quá đường chân trời cùng các dữ liệu theo dõi mục tiêu và sự phối hợp cần thiết để phóng một loạt tên lửa đồng thời. Nhưng do tầm phát hiện hơn 600km của hệ thống chỉ huy và cảnh báo sớm trên không AN/APS-145, một chiếc E-2C vận hành nó có thể tuần tra tốt trong không phận Philippines và có các hệ thống tên lửa đất đối không bảo vệ nó từ mặt đất.

Philippines sau đó có thể gia cố cấu trúc phòng thủ ven biển nòng cốt đó bằng một số lượng nhỏ các chiến đấu cơ giành ưu thế trên không và các tàu có sức chịu đựng cao. Một khái niệm chiến lược như vậy sẽ làm giảm bớt sự cần thiết phải đặt mua, bảo dưỡng và đào tạo một lực lượng không quân và hải quân có chi phí cao hơn và lớn hơn mà sẽ được cần đến để phóng ra một lượng hỏa lực tương đương để chọc thủng các hàng rào phòng thủ của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông.

Các bên tuyên bố chủ quyền khác ở Đông Nam Á

Brunei và Malaysia cũng có những tuyên bố chủ quyền ở Quần đảo Trường Sa, trong khi Indonesia có một tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Trung Quốc xa hơn về phía nam. Nhưng rơi vào bất ổn nội địa trong hơn một thập niên, Indonesia không hiện đại hóa quân đội một cách thích hợp kể từ những năm 1990. Tuy danh sách vũ khí của không quân nước này bao gồm 10 chiến đấu cơ F-16A/B, 5 chiếc Su-27SK, và 5 chiếc Su-30MK fighters, hầu hết đều đáng ngờ về khả năng phục vụ. Trong khi đó, hải quân Indonesia chủ yếu được trang bị các tàu khu trục và máy bay tuần tra đã lỗi thời với các radar tìm kiếm có tầm phát hiện hạn chế đến mức chúng chỉ vượt quá tầm bắn của các tên lửa hành trình chống hạm. Chỉ sau khi hải quân Indonesia tiếp nhận chiếc cuối cùng trong 4 tàu khu trục lớp Sigma mới năm 2009 thì họ mới cải thiện một cách khiêm tốn năng lực chiến đấu hải quân. Trong khi đó, khả năng phóng sức mạnh ra Biển Đông của Brunei là rất nhỏ.

Trong số các bên khác tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, Malaysia có lực lượng hải quân và không quân hiện đại nhất. Tuy nhiên, thách thức hoạt động lớn nhất của nước này nằm ở số lượng hạn chế các nền tảng chiến đấu. Do đó, nước này cần cực đại hóa tất cả các nền tảng, có nghĩa là phải trang bị thêm cho các tàu ngầm lớp Scorpene bằng động cơ đẩy độc lập khí để mở rộng khả năng tuần tra dưới nước của chúng. Và cũng giống Việt Nam, nước này cần tập trung vào cải thiện tính sẵn sàng về hoạt động và cấu trúc của hải quân và không quân.

May cho Malaysia, nước này có các căn cứ hải quân và không quân gần Kota Kinabalu và Labuan mà có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai nhanh chóng các lực lượng vào Biển Đông. Thêm vào đó, các tàu hậu cần lớp Sri Indera Sakti được thiết kế để hỗ trợ các tàu chiến hải quân triển khai trước tới các cảng dân sự dọc bờ biển Borneo. Nhưng việc hoàn thành căn cứ hải quân mới ở Vịnh Sepanggar, cách Kota Kinabalu 12km về phía bắc, liên tục bị trì hoãn sau 12 năm xây dựng. Tuy vậy, hải quân và không quân Malaysia đã tăng cường các cuộc tập trận trong khu vực, và sẽ tổ chức một cuộc tập trận chung lớn dựa trên một sự kiện bất ngờ ở Biển Đông năm 2012. Những nỗ lực như vậy nhằm nâng cao tính sẵn sàng phải tiếp tục với cường độ ngày càng lớn nếu các lợi thế của Trung Quốc được bồi đắp.

Kết luận

Với cách hành xử quyết đoán hơn của Trung Quốc ở Biển Đông trong những năm gần đây, các bên tuyên bố chủ quyền ở Đông Nam Á phải nhận ra họ đang đối mặt với một thách thức lớn. Các năng lực quân sự của họ không thể được tái thiết ngày một ngày hai và các tình trạng khẩn cấp về kinh tế hoặc chính trị có thể làm trật bánh các kế hoạch hiện đại hóa đã được sắp đặt rất tốt của họ. Do các nỗ lực hiện đại hóa của Trung Quốc đã gặt hái được lợi ích của 15 năm đầu tư thích hợp, hải quân và không quân nước này sẽ có một lợi thế quyết định đối với các nước khác ở Đông Nam Á, cho đến khi các chương trình hiện đại hóa của họ có thể đạt được tiến bộ xa hơn.

Một khi tàu sân bay mới của Trung Quốc và dàn chiến đấu cơ của nó đi vào hoạt động đầy đủ, hải quân Trung Quốc sẽ vượt qua được những bất lợi về công nghệ và địa lý trước đó của họ ở Biển Đông. Để đối phó, các nước Đông Nam Á sẽ phải tìm cách khắc phục khó khăn tài chính của việc hiện đại hóa quân đội, tận dụng lợi thế về vị thế nằm gần khu vực tranh chấp, và cực đại hóa tính sẵn sàng về hoạt động và cấu trúc của các hàng rào phòng thủ.

Tuy nhiên, cho đến khi các quốc gia Đông Nam Á có thể cải thiện được sức mạnh quân sự của mình thì chỉ ảnh hưởng từ một cường quốc bên ngoài mới có thể khôi phục sự cân bằng. Vì thế, một khi các thành viên chủ chốt của ASEAN thay đổi đánh giá của họ về các ý định của Trung Quốc, thì không ngạc nhiên mấy khi họ chấp nhận sự dính dáng nhiều hơn của Mỹ vào tranh chấp khu vực. Đối với Mỹ, nước này phải thận trọng khi mang mãi phần lớn gánh nặng cân bằng. Nước này cũng phải tránh bị kéo vào một cuộc tranh đua với Trung Quốc để giành các đồng minh ở Đông Nam Á thông qua viện trợ kinh tế và quân sự - một chính sách phát sinh ra tham nhũng và nhờ vả trong thời Chiến tranh Lạnh. Tuy hoàn cảnh này mang lại cho Mỹ một cơ hội để củng cố các mối quan hệ trong khu vực, nước này sẽ phải thận trọng để không sa vào những sắp xếp kém linh hoạt mà vô tình kéo căng quá mức các lực lượng của nước này, đặc biệt là vào lúc bắt đầu của một thời kỳ mà chi tiêu quốc phòng của Mỹ có thể sụt giảm. Điều quan trọng nhất mà Mỹ có thể làm cho các nước Đông Nam Á là giúp họ tự bảo vệ mình thông qua các hợp đồng vũ khí tăng dần và tư vấn quân sự.

Cách đây 15 năm, tôi dám chắc trong tạp chí Orbis rằng: "Trước khi các lãnh đạo Trung Quốc tin quân đội của họ đủ mạnh để chiến thắng hoặc các đối thủ của họ quá yếu để kháng cự, họ sẽ tiếp tục kiềm chế đưa quân của mình vào một cuộc tấn công chính thức (ở Biển Đông)". Ngày nay, điều đó vẫn đúng. Những gì thay đổi trong thời gian chuyển tiếp đó là các lực lượng Trung Quốc lớn mạnh hơn còn các lực lượng ở Đông Nam Á lại yếu đi tương đối. Nhiều yếu tố góp phần tạo nên thực trạng này, trong đó có các thời kỳ khó khăn kinh tế, bất ổn chính trị, và sự lạc quan rằng các ý định về lãnh thổ của Trung Quốc có thể được kiềm chế bằng cách xã hội hóa các quy chuẩn đa phương của ASEAN. Mãi gần đây các nước ASEAN mới hoàn toàn thức tỉnh trước sự thay đổi cán cân quân sự và trước sự thâm sâu trong quyết tâm của Bắc Kinh ở Biển Đông. Việc họ kiểm soát phản ứng đối với những thách thức này giờ đây sẽ tác động một cách nghiêm trọng đến khả năng bảo vệ các lợi ích lãnh thổ của họ trong những năm sắp tới.

Thanh Hảo dịch theo viet-studies

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/60213/asean-thuc-tinh-truoc-bac-kinh.html
0

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012

Iran đánh Israel ở Bangkok

14/2/12-Giới chức Thái Lan nói một người được cho là dân Iran bị mất cả hai chân vì ném bom vào cảnh sát tại thủ đô Bangkok.

Hai vụ nổ khác cũng xảy ra tại cùng khu vực thương mại đông đúc, làm bốn người bị thương.

Cảnh sát cho hay vụ đầu tiên là ở nhà mà người bị nổ bay mất chân thuê ở cùng với một nhóm người Iran khác. Người này còn bị buộc là đã ném bom vào xe taxi.




Cảnh sát làm việc tại một địa điểm xảy ra vụ nổ ở Bangkok, Thái Lan, ngày 14 tháng hai 2012. Vụ nổ chiều hôm thứ ba làm bị thương năm người, bao gồm cả người đánh bom, trên đường Sukhumvit ở Bangkok


Tháng trước đại sứ quán Mỹ đã lên tiếng cảnh báo nguy cơ tấn công ở Bangkok.

Các vụ nổ xảy ra chỉ một ngày sau khi có hai vụ tấn công bằng bom vào giới ngoại giao Israel ở Ấn Độ và Gruzia.

Israel cáo buộc Iran và phe Hezbollah của Lebanon đã tổ chức các vụ tấn công này trong khi Tehran bác bỏ.

Cảnh sát Bangkok nói với BBC rằng vụ nổ đầu tiên xảy ra lúc 1420 giờ địa phương (0720 GMT) tại một căn nhà ở khu vực Ekamai trung tâm thành phố, được cho là do ba người Iran thuê ở trong một tháng.

Hai người trong số đó, theo nguồn tin cảnh sát, đã thoát ra khỏi được căn nhà trước khi nó bị bom làm hư hại nặng. Người thứ ba bị thương nhẹ khi tìm cách vẫy taxi.

Lúc chiếc taxi không chịu dừng, ông ta đã ném ít nhất một quả bom vào nó.

Cảnh sát cho rằng một quả bom đã nổ dưới gầm taxi.

Vụ nổ thứ ba xảy ra khi cũng người đàn ông nói trên định ném bom vào cảnh sát nhưng trượt, và quả bom nổ tung cả hai chân ông ta
.
Hiện ông này đang được chữa trị tại bệnh viện. Báo Thái nói một tấm căn cước tìm thấy cạnh đó cho thấy ông ta có thể là người Iran.

Một người phát ngôn của cảnh sát được hãng thông tấn Reuters dẫn lời nói: "Cảnh sát đã kiểm soát được tình hình. Được biết nghi phạm có thể tàng trữ nhiều thuốc nổ bên trong nhà".
1

Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2012

Nhật cảnh báo về an ninh biển

11/2/12-Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng hành động cứng rắn của Trung Quốc ở biển Đông có thể sớm được lặp lại trong các vùng biển lân cận.

Cảnh báo trên nằm trong Báo cáo an ninh về Trung Quốc được Viện Nghiên cứu quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố ngày 10.2. “Đối với Trung Quốc, biển Hoa Đông cũng như biển Đông là tuyến đường quan trọng để tiến ra các đại dương. Nếu sức mạnh của quân đội Trung Quốc được nâng cao, rất có khả năng nước này sẽ tỏ thái độ mạnh hơn tại biển Hoa Đông như đã từng làm ở biển Đông. Do đó, cần tăng cường chú ý hoạt động của hải quân Trung Quốc trong các vùng biển xung quanh Nhật Bản”, AFP trích nội dung báo cáo cho hay.


Tàu tuần duyên Nhật (trước) so kè với tàu Trung Quốc gần Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 8.2011 - Ảnh: Reuters

Căng thẳng từng dâng cao vào năm 2010 khi Nhật bắt thuyền trưởng Trung Quốc Chiêm Kỳ Hùng trong vụ đụng tàu gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Tuy nhiên, theo báo cáo trên, trong thời gian qua, Bắc Kinh vẫn tránh đối đầu trực tiếp với Tokyo tại đây. Báo cáo nêu rõ: “Không giống như ở biển Đông, Trung Quốc chưa có hành động khiêu khích ở biển Hoa Đông, như quấy nhiễu tàu thăm dò nước ngoài và tập trận hải quân quy mô lớn”. Tuy nhiên, báo cáo cảnh báo tình hình có thể thay đổi khi Bắc Kinh đang có kế hoạch đưa hải quân tiến xa ở Thái Bình Dương. Trung Quốc chưa có phản ứng về báo cáo này.

Trước đó, Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda từng tuyên bố: “Môi trường an ninh xung quanh nước ta đang trở nên đáng quan ngại hơn. Vì thế lực lượng phòng vệ phải luôn chuẩn bị sẵn sàng”. Thời gian qua, Tokyo đã có một số động thái tăng cường khí tài quân sự. Mới đây nhất, Bộ Quốc phòng công bố kế hoạch mua gần 50 chiến đấu cơ F-35 của Mỹ cũng như ý định đóng tàu sân bay trực thăng và tăng thêm tàu ngầm.

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cho rằng một số nước không trực tiếp tham gia tranh chấp ở biển Đông cũng tỏ ra lo ngại về an ninh, thể hiện qua các động thái tăng cường khí tài, nâng cao khả năng tuần tra và phòng vệ.

Singapore tặng Indonesia 5 tàu tuần duyên

Lực lượng cảnh sát biển Singapore (PCG) vừa trao cho đối tác Indonesia 5 tàu tuần duyên trong nỗ lực tăng cường an ninh biển trong khu vực. Theo báo Straits Times, số tàu này thuộc thế hệ thứ nhất do Singapore đóng vào năm 1981 và phục vụ trong hải quân đến năm 1993 trước khi được chuyển giao cho PCG. Hiện nay, PCG đã sử dụng tàu tuần duyên thế hệ thứ hai.

Trước khi trao cho Indonesia, Singapore đã tu bổ 5 con tàu với chi phí 1 triệu SGD (17 tỉ đồng). Ngoài ra, hãng tin Antara dẫn lời Thứ trưởng Quốc phòng Indonesia Sjafrie Sjamsoeddin cho biết nước này đã thỏa thuận mua 8 máy bay AH-64 Apache của Mỹ. Singapore hiện là quốc gia duy nhất trong ASEAN sở hữu AH-64D Long Bow, thế hệ máy bay Apache tân tiến nhất.

Thục Minh
(VP Singapore)

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120211/nhat-canh-bao-ve-an-ninh-bien.aspx
0

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012

Những thách thức của TQ trong năm 2012

10/2/12- Trung Quốc vừa bước vào năm Rồng 2012, song như nhà báo Sébastien Le Belzic nhận xét trên tạp chí “Statafrik”, những người mang tin dữ đến đã thấy đó là biểu tượng của khủng hoảng và cũng là dấu hiệu rõ nét về sự phát triển một nước Trung Quốc hiếu chiến.

Chỉ cần lang thang trong các con ngõ nhỏ chạy dọc theo các ngôi chùa ở Bắc Kinh cũng đủ để thấy tử vi quan trọng như thế nào trong cuộc sống đời thường của người dân Trung Quốc. Ở nước này, không phải Đảng Cộng sản quyết định được tất cả, cũng phải tính tới phong thủy, con số, chiêm tinh, điềm tốt điềm gở nữa… Trong khi đó, Trung Quốc bước vào năm Rồng, vốn là một biểu tượng mạnh mẽ trong huyền thoại Trung Hoa từ ngày 23/1.

Tử vi Trung Hoa được chia thành 12 con giáp, trong đó rồng từ lâu là con vật được biết đến nhiều nhất. Trong khi Trung Quốc chuyển từ năm con Thỏ sang năm con Rồng, người dân Bắc Kinh rủ nhau đi xem bói thẻ hay bói số. Sau khi nhẩm tính một cách khéo léo ngày và giờ sinh cũng như một vài con số được giữ bí mật, thầy số sẽ nói về tương lai của bạn…

Có nên đùa với những lời tiên toán không?


Lời tiên đoán có thể khiến phần lớn người dân phương Tây cười bao nhiêu thì ở Trung Quốc lại được coi là cực kỳ quan trọng bấy nhiêu. Một phụ nữ có tuổi giải thích: “Tôi muốn biết năm nay có phải là năm tốt cho gia đình không. Con gái tôi sẽ lập gia đình trong năm nay và chúng tôi phải chọn ngày nào sẽ mang lại hạnh phúc cho con gái tôi.” Năm Rồng cũng sẽ là năm bùng nổ sinh nở. Thậm chí phần lớn người Trung Quốc có thể chấp nhận đẻ mổ chỉ vì muốn có một tiểu rồng trong nhà. Như vậy, họ phải tính để làm sao con họ phải ra đời trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2012 đến ngày 10/2/2013.

Người Trung Quốc đều bị mê hoặc bởi những bí hiểm của thuyết siêu hình, Một số mạng Internet còn cung cấp cả dịch vụ này cho người sử dụng smartphone.

Những theo thuyết này, năm nay cũng không có gì tôt đẹp lắm. Theo một nhà chiêm tinh học, năm 2012 là năm Rồng nước. Thủy và Rồng, đều là “dương” mệnh, tương sinh khi rồng gặp nước và nước gặp rồng. Đó là dấu hiệu cho thấy sẽ có những chuyển động mạnh và dữ dội, thậm chí như kiểu sóng thần, đối với Trung Quốc. Theo nhà chiêm tinh học này, điều đó có nghĩa là các “cuộc biểu tình sẽ tiếp tục nổ ra” ở nước này và tình hình “vẫn sẽ không có gì là chắc chắn cả”. Thậm chí, “biểu tình sẽ lan rộng và với quy mô và mức độ nghiêm trọng hơn”. Thủy triệt Kim và đối với nền kinh tế thế giới, đó cũng là tin không tốt lành.

Kết quả là làm chính trị trong năm Rồng sẽ rất khó khăn. Hơn nữa vì đó là năm chuyển giao chính trị ở Trung Quốc. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo sẽ chuyển giao quyền lực cho những người kế nhiệm mình. Nhưng chuyển cho ai đây? Cho đến nay, đó vẫn là điều huyền bí. Trong năm Rồng này, “Chín vị Hoàng đế”, như người ta vẫn thường gọi các ủy viên thường vụ Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, sẽ được chỉ định trước khi một trọng số 9 người sẽ được lựa chọn.

Kinh nghiệm cho thấy Tập Cận Bình sẽ trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc và là Chủ tịch tương lai của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Còn Lý Khắc Cường sẽ ngồi vào ghế Thủ tướng. Nhưng lúc này vẫn chưa có gì là chắc chắn, trong khi mọi đường đi của con Rồng đều không thể đoán trước được.

Để trừ tà cho năm xem ra có vẻ khó khăn này, nghệ sĩ Chen Shaohua đã vẽ một con Rồng tuyệt đẹp để trang trí một loạt con tem đặc biệt được tất cả các nhà sưu tầm ưa thích. Hàng chục nghìn người Trung Quốc đã xếp hàng tại tất cả các bưu điện ở nước này để có được mẩu giấy thần nhỏ và kình vuông đó, khi con tem này được phát hành vào đầu tháng Giêng vừa qua. Một con Rồng mà ông Chen Shaohua cho là vừa “rắn” vừa “mạnh mẽ”, được lấy cảm hứng từ trang phục của các vị Hoàng đế triều Thanh.

Con rồng Trung Quốc liệu có hung hãn không?

Nhiều tờ báo quả thực đã đặt câu hỏi này sau khi bà Zhang Yihe tung ý kiến phê phán lên blog của mình. Nữ nhà văn nổi tiếng này tức tối trước những đường nét “gây kinh hoàng” và “dữ tợn” của con Rồng này. Đến mức trên một số diễn đàn Internet, một số người không muốn có con rồng huyền thoại này, vốn là biểu tượng của nước Trung Quốc nữa.

Nhưng nghệ sĩ Chen Shaohua vẫn bảo lưu ý kiến của mình và khẳng định chỉ có con rồng mới có khả năng chống lại các thế lực ma quỷ sẽ chi phối năm 2012. Giải thích trên tờ “Bưu điện Hoa Nam buổi sáng của Hồng Công”, ông nói con Rồng là một sản vật huyền thoại của Thượng đế và là một biểu tượng của huyền thoại Trung Hoa. Đó cũng là hình ảnh vừa gây ấn tượng vừa đáng trọng, một biểu tượng sẽ bảo vệ nền kinh tế Trung Quốc trước cuộc khủng hoảng trong thời không có gì là chắc chắn này.

Biểu tượng Rồng vẫn luôn là nguồn gốc dẫn đến việc Trung Quốc và phương Tây không hiểu nhau. Các vị Hoàng đế Trung Hoa trước đây đã biến con rồng thành biểu tượng sức mạnh của mình trong hàng nghìn năm và người Trung Quốc luôn thấy ở con rồng một dấu hiệu về sức mạnh và điềm tốt. Trái lại, ở phương Tây, con rồng chứa đựng tất cả những yếu tố của một con quái vật hung hãn.

Dầu sao, để mọi người có thể chấp nhận những lời tiên đoán gở của ông về năm Rồng nước này, nhân vật bậc thầy về phong thủy nói trên nhắc lại rằng tử vi Trung Hoa vận hành theo các chu kỳ 60 năm. Và năm Rồng nước gần đây nhất là năm 1952, năm thành lập Liên minh châu Âu. Đối với nhà tiên tri này, đỏ là dấu hiệu cho thấy châu Âu cũng sẽ phải gánh chịu một cuộc khủng hoảng trầm trọng trong năm 2012 này.

Người Trung Quốc sợ ngày 21/12/2012

Năm Rồng khiến số đông người Trung Quốc muốn sinh con trong năm nay, nhưng một số khác lại không muốn. Giải thích trên tạp chí “Thế- giới ngày nay”, nhà phân tích Zhu Li cho rằng họ muốn sinh con không phải để có một đứa con thần đồng, mà chỉ đơn giản vì họ cho rằng đó là cơ hội cuối cùng của mình.

Một bộ phận dân chúng trên thế giới đặt câu hỏi: “Nếu ngày tận số của thế giới rơi vào năm 2012 thì sao?” Còn Trung Quốc cũng không nằm ngoài quy luật này. Quả thực là một bộ phận dân chúng ở Trung Quốc cũng như ở các nước khác, tin rằng ngày tận số của thế giới là năm 2012. Tại sao lại muốn tạo ra cuộc sống khi cái chết đang đến gần? Theo nhà phân tích Zhu Liu, đôi khi tìm cách để hiểu lôgích Trung Hoa không phải là vô ích.

Nỗi sợ của số đông

Trên thế giới có nhiều người tỏ ra lo ngại với năm con Rồng. Đế chế Trung Hoa cũng không thoát khỏi quy luật này và đặc biệt là nỗi sợ trước ngày 21 tháng 12. Ở Trung Quốc, nhiều người lo sợ đến mức giãi bày tâm sự trên mạng, như Weibo (mạng của Trung Quốc giống như Twitter), và người ta thấy xuất hiện rất nhiều thông điệp nói đến ngày tận số của nhân loại.

Một cư dân mạng bày tỏ ý nguyện cuối cùng của mình với người bạn đời khi viết: “Anh yêu, ngày tận số của thế giới đang đến gần. Tại sao mình không sinh con nhỉ? Chúng mình chỉ còn 10 tháng nữa thôi.”

Lỗi tại điện ảnh

Nếu một số người Trung Quốc tin rằng thời gian đếm ngược đã bắt đầu thì không phải do lỗi của Nostradamus (hay còn gọi là Michel de Notre Dame, nhà thiên văn học và thầy thuốc người Pháp, nổi tiếng với những công trình nghiên cứu thiên văn, và những lời tiên đoán của ông trong cuốn “Lịch sử thiên văn học qua các thế kỷ” xuất bản năm 1955 được sử dụng rất nhiều trên thế giới-TTXVN) mà là do Hollywood. Trong bộ phim “Năm 2012″ đạo diễn người Đức Roland Emmerich quả thực đã sử dụng những lời tiên đoán của tộc người Maya theo đó ngày tận số của thế giới sẽ là ngày 21 tháng 12.

Lụt lội, sóng thần, lở đất, núi lửa phun trào…, tất cả các kịch bản tồi tệ nhất có thể xảy ra đều được nói đến. Thêm vào đó là hiệu ứng đặc biệt rất thực được sử dụng trong phim và sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi ta thấy nỗi lo sợ xâm chiếm tâm hồn một bộ phận dân chúng.

Tuy không thành công lắm ở Mỹ, song siêu phẩm điện ảnh này của Mỹ lại là bộ phim thu được nhiều tiền nhất ở Trung Quốc. Với số tiền thu được lên tới hơn 55 triệu euro, “Năm 2012″ đã đánh bại mọi bộ phim cạnh tranh khác. Bộ phim này thành công được là nhờ dựa trên một kịch bản nói về ngày tận thế và sử dụng hiệu ứng đặc biệt chất lượng cao, song một yếu tố hoàn toàn khác cũng dẫn đến thành công của bộ phim này ở Trung Quốc. Đó là một chiến công chưa từng thấy ở Hollywood: truyền tải một hình ảnh tích cực về Đế chế Trung Hoa.

Đúng là người Trung Quốc thường được nói đến trên màn ảnh ở Mỹ dưới góc độ không hay. Với những cảnh biếm họa trên truyền hình hay trong phim hoạt hình, bị mua chuộc trong phim nhựa…, những người bạn châu Á của phương Tây vẫn là mục tiêu ưa thích nhất của các tác giả và đạo diễn.

Thế nhưng trong bộ phim “Năm 2012″, tinh thần nhân đạo được đưa nổi bật nhờ có người Trung Quốc. Các con tàu không gian khổng lồ do họ chế tạo ở vùng núi Tây Tạng giúp các nhân vật trong phim thoát khỏi lưỡi hái của thần chết. It nhất cũng có một lần Mỹ không phải là người cứu vớt thế giới.

Phản ứng gây ngạc nhiên

Một số người Trung Quốc không ngần ngại sử dụng nỗi sợ về ngày 21 tháng 12 vào mục đích thương mại. Một số thẻ lên tàu để lên chiếc bè Gu Ming Zhou được rao bán trên Taobao.com, website lớn nhất chuyên bán hàng qua mạng của Trung Quốc. Chỉ với 0,6 euro, vé hạng sang bán chạy như tôm tươi. Một số khác thậm chí gây ra tranh cãi khi cho rằng cái chết của các nhà lãnh đạo lớn trên thế giới như Kim Châng In hay Gaddafi đáng lẽ phải được báo trước để họ có thể lên được con bè tránh ngày tận số.

Lời tiên tri cho năm 2012 cũng gây ra một số phản ứng khác ở mức độ khác. Một người dân ở tỉnh Hà Nam định đóng cho mình một chiếc bè bằng can đựng dầu ăn mà ông cho là không thấm nước. Tác phẩm của ông được xem là có thể cứu sống 20 mạng người. Một người khác thậm chí còn đi xa hơn khi dọa sẽ cho nổ tung tháp Kim Mậu, một trong những biểu tượng lớn nhất của Thượng Hải. Người thanh niên 23 tuổi này chỉ vì muốn thu hút sự chú ý của đồng bào mình và chính quyền về ngày tận số của thế giới đang đến gần, mà sau đó bị kết án 2 năm tù giam.

Nếu như ngày tận thế rơi vào năm 2016 thì sao?

Nếu nhân loại sống sót sau năm 2012 thì có nguy cơ đạo diễn Roland Emmerich sẽ lại khuấy động sự tĩnh tâm của người dân Trung Quốc. Bởi lẽ ông cũng sản xuất bộ phim của đạo diễn Tim Fehlbaum có tựa đề “Năm 2016: Đêm tàn. Lướt qua kịch bản bộ phim này sẽ thấy tình hình còn đáng lo ngại hơn cả tên phim. Một vùng đất bị tàn phá bởi bão tố hay khô cằn đến nỗi không thể sống được ở đó… Khi người ta thấy vấn đề hạn hán và sa mạc hóa ngày càng trầm trọng đang diễn ra ở Trung Quốc, chắc chắn bộ phim mới này sẽ làm cho người Trung Quôc thấy sợ.

Chiếm lĩnh không gian biển

Theo đánh giá của ông Hugues Tertrais, giáo sư trường Đại học Paris I Panthéon-Sorbonne, dồng thời là Giám đốc Trung tâm lịch sử châu Á đương đại (CHAC), trong một thời gian dài, Trung Quốc không hề quan tâm đến biển và các vấn đề liên quan đến biển. Nhưng từ sau thời kỳ Mao Trạch Đông và Chiến tranh Lạnh, Trung Quốc lại tìm thấy sức mạnh kinh tế thông qua biển và bằng tài nguyên biển. Từ thương mại đến quân sự, cái được mất của sự phát triển đó liên quan đến mọi lĩnh vực và các cuộc tranh cãi trước đây với các nước láng giềng nay lại được nuôi dưỡng bằng những tính toán mang tính toàn cầu của Bắc Kinh. Dưới đây là phân tích của ông Hugues Tertrais, trên tạp chí “Đại Tây Dương”.

“Khi Trung Quốc thức tỉnh, cả thế giới sẽ rung chuyển”. Lời tiên tri được cho là của Napoléon đó được nói đến rất nhiều ở Trung Quốc trong năm 1973. Trong sự thức tỉnh của Trung Quốc, người ta gắn mục tiêu độc lập với cuộc chạy đua tìm kiếm sự thịnh vượng và đi đến kết luận rằng Trung Quốc muốn được như một con sói, vốn làm chủ được mọi hành động của mình, chứ không như một con chó trông nhà béo tốt nhưng chỉ để làm cảnh. Niềm tự hào đó có thể thấy được một cách tượng trưng trong việc Trung Quốc không chấp nhận ý tưởng về nguồn gốc duy nhất của loài người, được cho là ở châu Phi, mà tin vào sự tồn tại của “người châu Á” xuất thân từ Trung Quốc, Nhưng niềm tự hào đó thế hiện nhiều hơn trong sự gắn bó của người Trung Quốc với “Đế chế Trung Hoa” sinh ra ở hai bên bờ con sông Hoàng Hà, chạy dài tới tận Đài Loan và Tây Tạng, với chữ viết Trung Quốc là bất khả xâm phạm và thiêng liêng.

Sự yếu thế của Trung Quốc từ giữa thế kỷ 19 đến giữa thể kỷ 20 – được đánh dấu bằng cuộc xâm nhập của phương Tây, sự tủi nhục trước chính sách pháo hạm và cuộc xung đột với Nhật Bản – là yếu tố giải thích việc nước này quyết tâm tìm lại niềm tự hào dân tộc từ năm 1949 mà không đánh mất bản sắc của chính mình.

Chiến lược của Trung Quốc được thực hiện trong một thời gian dài, dựa trên tính kiên nhẫn, đôi khi cả sự uy hiếp, nhưng không dựa trên đối đầu trực tiếp. Chủ tịch Đặng Tiểu Bình từng tuyên bố: “Trung Quốc ngày nay là một cường quốc lớn đang trên đường cải cách và mở cửa ra thế giới bên ngòai, đang trên đường phát triển hòa bình.”

Sự phát triền hòa bình đó, vốn phản ánh nền văn hóa Trung Hoa, thể hiện ở sự phô trương sức mạnh của một nước thuộc thế giới thứ ba và lợi ích được san sẻ giữa Trung Quốc và các nước đang phát triển; ở sự tôn trọng học thuyết chủ quyền Nhà nước và nguyên tắc không can thiệp; ở phát triển kinh tế tự do; ở phát triển chủ nghĩa đa nguyên để không rơi vào chủ nghĩa song cực với Mỹ và ngăn chặn chính sách đối ngoại của một nước Ấn Độ đa cực từ lâu.

Trung Quốc thận trọng tiến hành một chính sách khác tùy theo các vùng được xác định bằng khoảng cách địa lý gần gũi với Đế chế Trung Hoa. Trung Quốc tạo ra các mối quan hệ phụ thuộc trong vùng của mình, cụ thể là để bảo vệ lợi ích của mình. Các yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc đối với các nước láng giềng như Nga, Nhật Bản hay Ấn Độ giúp Bắc Kinh tăng cường cả tư tưởng dân tộc lẫn vị thế trong vùng của mình. Điều đó cũng thể hiện qua việc Trung Quốc can dự vào Diễn đàn ASEAN để có thể khăng định rõ ràng hơn yêu sách của mình ở Biển Đông.

Trung Quốc không chấp nhận bất kỳ chính sách bá quyền nào của Mỹ và cũng bác bỏ sự vượt trội có thể có của phương Tây, đồng thời cho rằng trọng tâm đã chuyển dịch sang châu Á-Thái Bình Dương.

Mức độ an ninh nội địa, chủ quyền và tính thống nhất quốc gia của Trung Quốc được đặt cao hơn thiên hướng quốc tế của nước này. Sự phát triển các mối quan hệ song phương của Trung Quốc trước hết đáp ứng lợi ích kinh tế và chiến lược của nước này (nhu cầu năng lượng), đồng thời cũng tính tới những lời phê phán đối với chế độ hiện tại. Đó chính là “đồng thuận Bắc Kinh” ưu tiên giải quyết, với các nước đang phát triển, các vấn đề phát triển trước mọi vấn đề chính trị, đối lập với cách đi của Mỹ và ưu tiên vấn đề nhân quyền.

Trung Quốc áp dụng chính sách thực dụng trong việc thiết lập liên minh và đầu tư. Điều đó giải thích tại sao nước này thâm nhập Mỹ Latinh. Bắc Kinh muốn nhảy vào vựa lúa mì Nam Mỹ cũng như dầu mỏ ở Trung Mỹ hay tài nguyên rừng ở vùng Amazone. Nhưng đầu tư của Trung Quốc vào châu Mỹ cũng đáp ứng lôgích chính trị. Tự coi mình là giải pháp thay thế sự bảo hộ của Mỹ, Trung Quốc nhờ chính sách đó mà cô lập được Đài Loan, vùng lãnh thổ có tới gần 1/2 số nước ở Mỹ Latinh duy trì mối quan hệ ngoại giao với mình.

Trung Quốc cũng thực hiện chiến lược được gọi là “chuỗi ngọc trai” giúp bảo đảm an toàn các tuyến đường giao thương của mình và củng cố vị thế của mình trên con đường vận chuyển dầu mỏ từ vùng Vịnh về.

Chính sách đa phương của Trung Quốc cũng thể hiện ở việc nước này đầu tư ngày càng nhiều vào các thể chế quốc tế. Đó là cách tiếp cận thực dụng trong các cuộc khủng hoảng trên thế giới, với việc ít sử dụng quyền phủ quyết và đề xuất hợp tác song phương ưu đãi với các nước đang phát triển, cụ thể là ở châu Phi, một khi điều đó có lợi cho nền kinh tế Trung Quốc. Nước này cũng có thể có khả năng tác động, như trong cuộc khủng hoảng hạt nhân với Bắc Triều Tiên hay trong trường hợp Iran, Darfur (Xuđăng).

Trung Quốc hòa nhập vào chiến lược của phương Tây

Cũng như trong quan hệ thương mại, không nên quá ngây thơ cũng không nên quá ngờ nghệch đối với Trung Quốc, mà phải chơi theo kiểu hai bên cùng có lợi trong mối quan hệ giữa cường quốc với nhau. Nói đúng hơn, vấn đề là phải giữ vững tính tương hỗ, một khái niệm mà người Trung Quốc rất hiểu.

Trước hết, không nên đánh giá quá cao sức mạnh của Trung Quốc vì sức mạnh đó còn phải một thời gian dài nữa mới địch được sức mạnh của Mỹ. Nhưng Trung Quốc hiện là nước không thể bỏ qua vì vị thế của nước này về phương diện kinh tế, tài nguyên biển và tầm quan trọng của thái độ của nước này đối với việc bảo vệ môi trường. Cũng không nên có mặc cảm với Trung Quốc.

Trên biển, người ta không thể không biết đến cái được mất về an ninh biển ở vùng Viễn Đông, cụ thể là ở eo biến Malacca, và hệ quả của vấn đề đó đối với quá trình toàn cầu hóa. phương Tây có lợi ích được chia sẻ (cứ 7 tiếng lại có một chiếc tàu chở côngtenơ rời Trung Quốc) và hợp tác thực sự có thể bắt đầu. Tuy nhiên, sự hợp tác đó phải dựa trên một hình thức tương hỗ, nếu không sẽ không còn giá trị và sẽ bị người Trung Quốc coi như người thuộc thế giới khác.

Trong chiến lược đối với châu Phi, Trung Quốc trước hết quan tâm đến nguồn tài nguyên năng lượng. Các mối quan hệ của Trung Quốc trong thời gian ngắn có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bất ổn định ở châu lục này và gây ra nguy cơ cho châu Âu.

Lợi ích của châu Âu là phải áp đặt quyết định của mình trong một số dự án do Trung Quốc thực hiện ở châu Phi để buộc nước này từ bỏ cách tiếp cận thấp hèn mà hướng tới hội nhập phát triển. Chẳng hạn an ninh biển, hỗ trợ châu Phi kiểm soát chủ quyền trên biển của các nước châu lục, bảo vệ tài nguyên biển của họ bằng cách khai thác có kiểm soát, là những biện pháp có thể tạo ra những trục hợp tác song phương.

Lập trường của châu Ầu về cấm vận đối với Trung Quốc, về cuộc chơi của Bắc Kinh, về cách tiếp cận đa cực của Bắc Kinh và tài nguyên văn hóa của Trung Quốc, giúp phương Tây có được vị thế thuận lợi trong mối quan hệ với Trung Quốc. Nước này, vốn là “đệ tử” của chính sách đa phương, luôn ưa thích một cuộc đối thoại tách châu Âu ra khỏi Mỹ. Do đó, quan hệ của châu Âu với đồng minh Mỹ phải được đánh giá dưới góc độ này.

Trung Quốc là một tác nhân chủ chốt của quá trình toàn cầu hóa. Chiến lược của châu Âu cần phải tính tới yếu tố quan trọng này. Đối với phương Tây, Trung Quốc là một cường quốc, song đối với người Trung Quốc, nước này trước hết là Trung Quốc, là “Đế chế Trung Hoa”. Trung Quốc là bậc thầy trong nghệ thuật âm dương, trong kiểm soát nguyên lý âm dương, còn phương Tây luôn gặp khó khăn trong việc hiểu được tâm lý của Trung Quốc.

Vào đầu thế kỷ 21 này, người ta có thể tự hỏi liệu mối quan hệ giữa Đông và Tây có bị đảo ngược không. Dầu sao, trên biển, sức mạnh biển và hải quân của Trung Quốc dường như trước hết là để phục vụ lợi ích quốc gia của chính Trung Quốc, cụ thể là sự thịnh vượng kinh tế, rồi mới tính đến cái được mất về phát triển bền vững của thế giới hay an ninh quốc tế. phương Tây không được ngây thơ mà phải tìm cách thuyết phục các nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng họ cũng có lợi ích khi xác lập lại quy mô thế giới này.

Không thể độc chiếm Hoàng Hải

Những gì mà Trung Quốc đã thực hiện trong quá khứ cùng với Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên liên quan đến Hoàng Hải cho thấy nước này không phải không có tinh thần hợp tác một thời. Nhưng sự lớn mạnh về kinh tế và quân sự trong hơn hai thập kỷ qua khiến Bắc Kinh có ảo tưởng mình có khả năng và có quyền thay đổi sự cân bằng địa chính trị trong vùng.

Những sự kiện diễn ra trong thời gian qua ở biển Hoa Nam (biển Đông), biển Hoa Đông, rồi Hoàng Hải là bằng chứng cho thấy lập trường quyết đoán và thái độ bất cần của Bắc Kinh đối với các nước láng giềng trong các vấn đề liên quan đến không gian biển. Cũng trên tạp chí “Đại Tây Dương”, ông Hugues Tertrais có bài phân tích đưa ra những bằng chứng lịch sử về sự thay đổi lập trường của Bắc Kinh và qua đó cho rằng giải pháp tốt nhất là cùng hợp tác vì lợi ích kinh tế chung ở những vùng biển tranh phấp.

Điều đầu tiên đập vào mắt những người quan tâm hơn đến Hoàng Hải với tư cách là một không gian biển, là sự kín đáo tương đổi của vùng biển này. Các công trình nghiên cứu về Hoàng Hải đặc biệt hiếm thấy, ít hơn rất nhiều so với những công trình nghiên cứu về biển Hoa Nam và biển Hoa Đông. Hoàng Hải cũng chiếm một vị trí rất khiêm tốn trong báo chí so với hai biển lân cận ở phía Nam.

Tuy nhiên, ở Hoàng Hải cũng như các biển Hoa Đông và Hoa Nam, đường biên giới trên biển vẫn chưa được hoạch định. Quả thực là người ta không thấy ở không gian biển này những tranh chấp về đảo giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, cụ thể là hai miền Triều Tiên, và cũng không có một hành lang biển quốc tế lớn nào chạy qua đây. Tuy vậy, các vấn đề dầu mỏ và đánh cá có khả năng gây ra căng thẳng ở đây và tác động trực tiếp đến các tiến trình hoạch định biên giới. Cũng như vậy, sự chia cắt bán đảo Triều Tiên thực tế đã có những tác động lớn ở Hoàng Hải và biến vùng biển này thành một không gian chiến lược hàng đầu. Toàn bộ Hoàng Hải được xem như một không gian phức tạp mà muốn hiểu hết nó phải đặt mình ngoài các mối quan hệ song phương giữa Trung Quốc và hai miền Triều Tiên để từ đó mới có thể tính tới quy mô của vấn đề liên Triều.

Cái được mất địa chiến lược ở Hoàng Hải hiện nay là như thế nào? Những yếu tố nào sẽ tác động đến tiến trình hoạch định biên giới? Các yếu tố đó có thực là những nguyên nhân gây căng thẳng hay hợp tác, không?

Câu chuyện về hoạch định biên giới giữa Trung Quốc và hai miền Triều Tiên

Cuộc tranh cãi xung quanh việc hoạch định biên giới ở Hoàng Hải giữa Trung Quốc và Hàn Quốc nổ ra vào đầu những năm 1970. Hàn Quốc ủng hộ phương án khoảng cách bằng nhau và lập trường của Xơun là tương đối rõ ràng, trong khi đó Trung Quốc và Bắc Triều Tiên có lập trường ít rõ ràng hơn. Trung Quốc luôn muốn bảo vệ nguyên tắc công bằng trong hoạch định biên giới, nhưng luôn phản đối đường phân chia khoảng cách đều nhau mà muốn thay vào đó là khái niệm thềm lục địa, dựa trên các tiêu chí về địa lý và địa tầng, và như vậy có lợi rất nhiều cho họ. Không ai hiểu lập trường của Bắc Triều Tiên là như thế nào, cho dù một số ấn phẩm gần đây dường như cho thấy Bình Nhưỡng thuận theo phương án đường chia đôi.

Năm 1950, Trung Quốc xác định một vùng bảo tồn ngư nghiệp., chạy song song với bờ biển của họ ở Hoàng Hải và biển Hoa Nam, rộng 80 hải lý, và cấm tàu thuyền nước ngoài đánh cá trong các vùng đó.

Năm 1952, Hàn Quốc tuyên bố chủ quyền đối với các không gian biển, bao gồm cả tài nguyên biển và dưới lòng biển, cận kề với bán đảo. Chính phủ Hàn Quốc tìm cách loại trừ mọi tàu của nước ngoài trong vùng này, đôi chỗ vượt quá giới hạn 200 hải lý và đường chia đôi giả tưởng.

Năm 1955, Trung Quốc thiết lập vùng an ninh ở vịnh Bột Hải, nhưng lại ký một thỏa thuận đánh cá không chính thức với Nhật Bản quy định việc Nhật Bản đánh cá ở biển Hoa Nam và ở vùng nước thuộc Trung Quốc trong Hoàng Hải.

Năm 1958, Trung Quốc tuyên bố vùng lãnh hải rộng 12 hải lý và biển Bột Hải như biển nội địa của mình. Việc này hoàn toàn mâu thuẫn với luật biển do Liên hợp quốc soạn thảo, nhưng không có sự tham gia của Trung Quốc.

Năm 1965, Hàn Quốc thiết lập một vùng đánh cá đặc quyền rộng 12 hải lý tính từ bờ biển của nước này. Những năm 1970 được đánh dấu bằng sự xuất hiện các vấn đề dầu mỏ và những cuộc tranh cãi đầu tiên.

Từ những năm 1969 và 1970, Hàn Quốc hoạch định thềm lục địa ở Hoàng Hải thành 6 khu, trong đó 4. khu nằm hoàn toàn hay một phần ở Hoàng Hải. Hàn Quốc đồng thời ký hợp đồng thăm dò và khai thác dầu khí ngoài biển với một số công ty dầu mỏ lớn của phương Tây. Đường bên ngoài của các khu này dẫu sao cũng cho thấy Chính phủ Hàn Quốc chấp nhận nguyên tắc phân chia đồng đều khoảng cách như đã được xác định trong Công ước Giơnevơ về thềm lục địa năm 1958.

Cuối cùng, trong nửa sau những năm 1970, Bắc Triều Tiên đưa ra yêu sách về biển và năm 1977 hoạch định một khu quân sự rộng 50 hải lý để bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia và an ninh của mình.

Bắt đầu từ cuối những năm 1970, luật biển tiến triển dần có lợi cho các nước đang phát triển cho đến khi vào năm 1982, Hội nghị Montego Bay soạn thảo một văn bản mới chính thức ban bố vùng lãnh hải rộng 12 hải lý và Vùng kinh tế đặc quyền (EEZ) rộng 200 hải lý. Cả Trung Quốc lẫn Hàn Quốc đều phê chuẩn công ước này vào năm 1996 và qua đó xác định các điểm đường cơ sở của hai nước này. cần nhắc lại rằng các điểm đó sau này cho phép hoạch định luật pháp về biển khác nhau. Thế nhưng việc xác định các điểm đường cơ sở này đã dẫn đến sự ra đời của một số khu chồng lấn giữa hai đường ranh giới giả tưởng của các khu đặc quyền

kinh tế của Trung Quốc và Hàn Quốc ở Hoàng Hải. Từ đó trở đi, hai nước này phải tìm giải pháp để hoạch định đường biên giới trên biển của mình và dường như điều đó phụ thuộc vào các vấn đề đánh cá ngoài khơi và dầu mỏ.

Không có đảo, nhưng có cá và dầu mỏ

Cho dù đôi khi căng thẳng và phức tạp, song các nước không sẵn sàng thống nhất với nhau để tìm cách giải quyết các vấn đề đánh cá ngoài khơi. Chẳng hạn Trung Quốc và Nhật Bản từ những năm 1950 đã ký một hiệp định đánh cá, tức hai thập kỷ trước khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Nhưng thời gian gần đây, sự xuất hiện của luật biển mới và hợp tác kinh tế lại rất thuận lợi thậm chí đã tạo điều kiện tốt cho kiểu thỏa thuận này. Xung quanh Hoàng Hải, sự trỗi dậy của Hàn Quốc và Trung Quốc cũng như quyết tâm của hai nước mở rộng mối quan hệ kinh tế đã dẫn đến việc ký một số hiệp định đánh cá. Hai năm sau khi phê chuẩn luật biển, hai nước này đã ký thỏa thuận đầu tiên rồi được gia hạn vào năm 2000, xác định hạn ngạch khác nhau cho ngư dân Trung Quốc và Hàn Quốc tùy theo loài cá và không gian biển được xác định rõ ràng, đồng thời đóng vai trò thay thế khi chưa hoạch định được biên giới biển một cách chính thức.

Mối quan tâm đối với dầu mỏ ở Hoàng Hải, như ta đã thấy ở trên, không phải là mới và xuất hiện trong những năm 1970 theo sáng kiến của Hàn Quốc. Mục tiêu của nước này lúc đó là có phương tiện để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và, bằng khả năng của mình, tìm cách hạn chế sự lệ thuộc vào nhập khẩu. Năm giếng thăm dò đã được khoan ở lòng chảo Kunsan thuộc vùng phía Nam của Hoàng Hải. Nhưng cơ cấu địa chất của vùng biển này lại vượt quá đường phân đôi giả tưởng với Trung Quốc và chưa bao giờ được khai thác triệt để.

về phần mình, vào đầu những năm 1980, Bắc Triều Tiên tiến hành thăm dò ở vịnh Tây Triều Tiên, thuộc vịnh Triều Tiên, ở ngoài khơi thành phố Anju. Để làm việc này, Bắc Triều Tiên hợp tác với Liên Xô, Tiệp Khắc và Na Uy, rồi sau đó có thêm Ôxtrâylia (vào năm 1987) và Thụy Điện (1993). Trữ lượng ở đây được đánh giá là tương đương với 12 tỷ thùng, công tác thăm dò thực hiện trên một vùng rộng khoảng 18.600 km2 được phân tích trong một thời gian dài vì thiếu tiền đầu tư và do tình hình căng thẳng địa chính trị nảy sinh do vấn đề hạt nhân. Tầm quan trọng cao của dầu mỏ đối với Bắc Triều Tiên, nước đang tìm kiếm hơi thở kinh tế thứ hai, khiến các mỏ ngoài khơi này được quan tâm đặc biệt và Chính phủ Bắc Triều Tiên có ý định mở rộng hợp tác và cho phép nước ngoài đầu tư.

Cuối cùng, các cuộc thăm dò của Trung Quốc được tiến hành từ thập kỷ 1970, nhưng còn hạn chế. Trung Quốc thực tế tập trung vào khai thác và thăm dò dầu mỏ ở vịnh Bột Hải, nơi chứa nguồn tài nguyên dầu ngoài biển chính của nước này.

Như Vậy, Trung Quốc, Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên dường như có thái độ thận trọng hơn liên quan đến nguồn tài nguyên dầu mỏ ở Hoàng Hải. Việc không hoạch định đường biên giới trên biển cản trở mọi ý định thăm dò nghiêm túc và không cho phép đánh giá rõ ràng trữ lượng được khẳng định hay tiềm tàng. Những dự báo lạc quan nhất cho đến nay có thể chỉ liên quan đến vịnh Kunsan ở phía Nam Hoàng Hải và vùng lòng chảo trong vịnh Tây Triều Tiên ở ngoài khơi Bắc Triều Tiên. Tháng 2/2007, một số chuyên gia Trung Quốc đưa ra con số từ 2 đến 2,8 tỷ tấn dầu mỏ và khí đốt tự nhiên ở Hoàng Hải.

Trong bối cảnh nguồn tài nguyền đang cạn dần và ai cũng biết dầu mỏ là tối quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của ba nước ven bờ, dầu mỏ ở ngoài khơi Hoàng Hải như vậy rất có thể sẽ gây ra căng thẳng trên một số vùng biển. Trái lại, có thể có một yếu tố hợp tác, hơn nữa vì các sáng kiến gần đây được đưa ra theo hướng này và một số khác có thể đang trong quá trình thai nghén. Cuộc thương lượng giữa hai miền Triều Tiên nhằm chuẩn bị cho hội nghị cấp cao liên Triều vào tháng 6/2000 chẳng hạn đã nói đến khả năng hợp tác liên Triều trong lĩnh vực dầu khí. Cũng như vậy, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên cam kết tiến hành khai thác chung một phần dầu mỏ ở ngoài khơi Hoàng Hải. Cuối cùng, giả thiết về việc thiết lập khu phát triển chung đặt dưới sự chỉ đạo của một Ủy ban thềm lục địa bao gồm các thành viên của cả ba nước nói trên được nêu ra.

Tình hình trên cho thấy hợp tác là giải pháp không thể bỏ qua được. Rõ ràng là việc hoạch định biên giới trên biển sẽ không được thương lượng chừng nào các nước còn chưa có ý tưởng rõ ràng về tiềm năng của các vùng có dầu và đồng thời, không xác định được không gian biển sẽ khiến mọi cuộc thăm dò gần như không thể thực hiện được. Sự thống nhất giữa ba nước liệu có cho phép thoát khỏi ngõ cụt này không? Cùng với đầu tư nước ngoài, sự thống nhất đó cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết các vấn đề kỹ thuật và tài chính có thể được đặt ra trong việc thăm dò và khai thác các mỏ này. Chính sách đánh cá được thông qua, cho dù đôi khi vẫn xảy ra một số tranh cãi giữa ngư dân Trung Quốc và Hàn Quốc do bên này hay bên kia không tôn trọng quy định đã được cả hai nước quyết định, liệu có thể trở thành hình mẫu không? trừ khi cả ba nước, với viễn cảnh hậu dầu mỏ hay vì lý do làm ăn có lãi, cuối cùng quyết định vĩnh viễn từ bỏ các vùng này, Cũng phải nói rằng làm như vậy không phải là không hay và có thể cho phép giải quyết vấn đề hoạch định biên giới ở Hoàng Hải, nhưng với điều kiện phải duy trì các hiệp định hợp pháp.

(còn tiếp).!.

http://anhbasam.wordpress.com/2012/02/10/706-nhung-thach-thuc-cua-trung-quoc-trong-nam-2012/
0