02/11/2012- HÀ NỘI (NV) - Tin tức cho hay Nga đã hạ thủy chiếc tàu ngầm hạng Kilo đầu tiên đóng cho Việt Nam hồi giữa tháng 8 vừa qua, dự trù sẽ chuyển cho khách hàng vào đầu năm 2013.
Một bài phân tích trên tạp chí The Diplomat nêu ra những ưu khuyết điểm của chiến lược phòng vệ biển của Việt Nam khi đặt hàng mua 6 chiếc tầu ngầm của Nga sẽ được giao hàng từ năm tới đến năm 1916.
Sự hối hả đóng những chiếc tàu ngầm này theo sự thúc giục của người mua thay vì dự tính 5 năm hiểu được trong bối cảnh các căng thẳng trên Biển Ðông mỗi ngày một lộ liễu hơn.
So với phương Bắc có một đội tàu ngầm vừa đông gấp bội lại có cả tàu ngầm nguyên tử, mang hỏa tiễn tầm xa, Hà Nội ráng mua 6 tầm ngầm hạng Kilo trong khả năng ngân sách hạn hẹp của nước nhỏ.
Tàu ngầm Kilo lượng giãn nước 2100 tấn, được đánh giá khá cao với khả năng tránh mắt radar khá tốt, trang bị hỏa tiễn chống tàu và chống cả máy bay. Ngoài những tàu ngầm tự đóng, Trung Quốc hiện cũng đang có ít nhất 12 chiếc Kilo, chỉ tính đến năm 2006.
Dù ít, đội tàu ngầm sắp hình thành của Hải Quân VN sẽ là một lực lượng rất đáng kể trong chiến lược chống xâm phạm từ bên dưới mặt nước.
Ít nhất, tuy ăn trùm mọi mặt, Trung Quốc cũng sẽ không thể tự tung tự tác. Nhưng khi cả hai nước kiên quyết khẳng định chủ quyền lãnh thổ thúc đẩy bởi lòng yêu nước cũng như những tiềm năng dầu khí, thủy sản, Biển Ðông là một tình thế có thể bùng nổ xung đột.
Chiến lược của Việt Nam là dùng một lực lượng nhỏ và yếu hơn chống một lực lượng mạnh hơn đông hơn. Các tàu ngầm được sử dụng cho mục đích chống xâm phạm có khả năng sống sót cao hơn những loại phương tiện khác trong một cuộc tấn công dù biết có thể bị địch dùng số đông áp đảo. Nhưng các tàu Kilo của Việt Nam cũng có thể dùng cho mục đích tấn công khi lén áp sát căn cứ Tam Á trên đảo Hải Nam, nơi đội tàm ngầm của hạm đội Nam Hải Trung Quốc trú đóng. Không phải các tàu ngầm Trung Quốc ra vào căn cứ này mà không bị nguy hiểm.
-->> Việt Nam tận dụng ‘địa lợi’ trong đối sách chống Trung Quốc tại Biển Đông
Nhìn vấn đề trong chiến lược chống bá chủ Biển Ðông của Trung Quốc, theo sự nhận định của báo The Diplomat, nó sẽ kích thích leo thang mua sắm tàu ngầm ở một vùng biển vốn đã đông đảo tàu chiến đủ loại của nhiều nước.
Ngoài những tàu ngầm của Trung Quốc, rồi tàu Kilo của Việt Nam, tàu ngầm Hoa Kỳ chạy tới chạy lui thường xuyên. Rồi đến Ấn Ðộ cũng mở rộng tầm nhìn sang phía Ðông. Các nước của khu vực như Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia cũng có những loại tàu ngầm khác nhau để bảo vệ quyền lợi của đất nước họ.
Tác giả bài phân tích thuật lại lời bình luận của Robert Kaplan, một ký giả nổi tiếng của Mỹ, cho rằng Biển Ðông là nơi diễn ra các “xung đột trong tương lai.”
Hiện các nước ASEAN đang họp ở Thái Lan nhằm đạt đến một bộ quy tắc ứng xử hy vọng sẽ được Trung Quốc chấp thuận, nhưng nhiều nhà ngoại giao, kể cả của Việt Nam, tỏ ra bi quan hơn là lạc quan. (TN)
Theo Người Việt
0
Một bài phân tích trên tạp chí The Diplomat nêu ra những ưu khuyết điểm của chiến lược phòng vệ biển của Việt Nam khi đặt hàng mua 6 chiếc tầu ngầm của Nga sẽ được giao hàng từ năm tới đến năm 1916.
Sự hối hả đóng những chiếc tàu ngầm này theo sự thúc giục của người mua thay vì dự tính 5 năm hiểu được trong bối cảnh các căng thẳng trên Biển Ðông mỗi ngày một lộ liễu hơn.
So với phương Bắc có một đội tàu ngầm vừa đông gấp bội lại có cả tàu ngầm nguyên tử, mang hỏa tiễn tầm xa, Hà Nội ráng mua 6 tầm ngầm hạng Kilo trong khả năng ngân sách hạn hẹp của nước nhỏ.
Tàu ngầm Kilo lượng giãn nước 2100 tấn, được đánh giá khá cao với khả năng tránh mắt radar khá tốt, trang bị hỏa tiễn chống tàu và chống cả máy bay. Ngoài những tàu ngầm tự đóng, Trung Quốc hiện cũng đang có ít nhất 12 chiếc Kilo, chỉ tính đến năm 2006.
Dù ít, đội tàu ngầm sắp hình thành của Hải Quân VN sẽ là một lực lượng rất đáng kể trong chiến lược chống xâm phạm từ bên dưới mặt nước.
Ít nhất, tuy ăn trùm mọi mặt, Trung Quốc cũng sẽ không thể tự tung tự tác. Nhưng khi cả hai nước kiên quyết khẳng định chủ quyền lãnh thổ thúc đẩy bởi lòng yêu nước cũng như những tiềm năng dầu khí, thủy sản, Biển Ðông là một tình thế có thể bùng nổ xung đột.
Chiến lược của Việt Nam là dùng một lực lượng nhỏ và yếu hơn chống một lực lượng mạnh hơn đông hơn. Các tàu ngầm được sử dụng cho mục đích chống xâm phạm có khả năng sống sót cao hơn những loại phương tiện khác trong một cuộc tấn công dù biết có thể bị địch dùng số đông áp đảo. Nhưng các tàu Kilo của Việt Nam cũng có thể dùng cho mục đích tấn công khi lén áp sát căn cứ Tam Á trên đảo Hải Nam, nơi đội tàm ngầm của hạm đội Nam Hải Trung Quốc trú đóng. Không phải các tàu ngầm Trung Quốc ra vào căn cứ này mà không bị nguy hiểm.
-->> Việt Nam tận dụng ‘địa lợi’ trong đối sách chống Trung Quốc tại Biển Đông
Nhìn vấn đề trong chiến lược chống bá chủ Biển Ðông của Trung Quốc, theo sự nhận định của báo The Diplomat, nó sẽ kích thích leo thang mua sắm tàu ngầm ở một vùng biển vốn đã đông đảo tàu chiến đủ loại của nhiều nước.
Ngoài những tàu ngầm của Trung Quốc, rồi tàu Kilo của Việt Nam, tàu ngầm Hoa Kỳ chạy tới chạy lui thường xuyên. Rồi đến Ấn Ðộ cũng mở rộng tầm nhìn sang phía Ðông. Các nước của khu vực như Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia cũng có những loại tàu ngầm khác nhau để bảo vệ quyền lợi của đất nước họ.
Tác giả bài phân tích thuật lại lời bình luận của Robert Kaplan, một ký giả nổi tiếng của Mỹ, cho rằng Biển Ðông là nơi diễn ra các “xung đột trong tương lai.”
Hiện các nước ASEAN đang họp ở Thái Lan nhằm đạt đến một bộ quy tắc ứng xử hy vọng sẽ được Trung Quốc chấp thuận, nhưng nhiều nhà ngoại giao, kể cả của Việt Nam, tỏ ra bi quan hơn là lạc quan. (TN)
Theo Người Việt