Israel là nhà cung cấp vũ khí thứ hai cho Việt Nam, chỉ sau Nga, vào năm 2019, theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhoml (SIPRI). Ngoài hợp tác quân sự, Israel còn là một trong những nước hiếm hoi chuyển giao công nghệ sản xuất vũ khí hiện đại cho Việt Nam, ví dụ dây chuyền sản xuất súng bộ binh Galil ACE 31/32 tại Nhà máy Z-111 thuộc Tổng Cục Công Nghiệp Quốc Phòng.
Hiển thị các bài đăng có nhãn Công nghiệp quốc phòng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Công nghiệp quốc phòng. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 30 tháng 3, 2021
Thứ Hai, 12 tháng 11, 2018
Báo Anh: Việt Nam phát triển UAV cho hải quân, sẽ ra mắt cả phiên bản vũ trang
Theo Jane’s 360, tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel) đang chuẩn bị chuyển giao máy bay không người lái (UAV) cánh bằng cho Hải quân nhân dân Việt Nam vào tháng tới.
Bên cạnh đó, Viettel còn có kế hoạch phát triển mở rộng khả năng của loại UAV này với tầm bay xa hơn và được vũ trang.
Tại triển lãm Indo Defence 2018, Viettel (gian trưng bày ở sảnh B, lô B095) đã lần đầu trưng bày ra nước ngoài mẫu UAV Shikra với sải cánh dài 3,25m, nặng 26kg, có khả năng cất cánh thẳng đứng và sau đó chuyển sang chế độ bay theo phương ngang.
Jane’s 360 cho biết, Hải quân Việt Nam có kế hoạch triển khai mẫu UAV Shikra từ đất liền, nhưng trong tương lai có thể sẽ mở rộng sang triển khai từ tàu chiến do các động cơ điện trên mẫu UAV này mang lại cho nó khả năng cất/hạ cánh thẳng đứng.
Phiên bản Shikra trưng bày ở Indo Defence 2018 có dự trữ hành trình 2 giờ, tuy nhiên Viettel cũng có kế hoạch phát triển thêm 2 phiên bản nữa, một phiên bản với sải cánh dài từ 5-6m có khả năng hoạt động 10 giờ, và một phiên bản với sải cánh dài 20m có khả năng hoạt động lên đến 20 giờ và tầm hoạt động 150km.
Shikra và phiên bản cỡ trung được điều khiển trong tầm nhìn của người vận hành, trong khi phiên bản lớn hơn sẽ được điều khiển thông qua liên lạc vệ tinh và sẽ được tự động hóa hoàn toàn.
Ngoài ra, theo Jane’s 360, phiên bản lớn hơn sẽ có khả năng mang vũ khí, trong khi phiên bản nhỏ chỉ dùng trong mục đích trinh sát.
Trả lời tờ Show Daily, ông Than Hoang Ha – Đại diện thương mại của Viện Hàng không Vũ trụ Viettel cho biết, phiên bản lớn nhất hiện đang trong quá trình phát triển và sẽ sẵn sàng ra mắt vào năm 2022.
Các phiên bản mới hơn sẽ có cấu trúc bằng composite và động cơ mạnh mẽ hơn. Đại diện Viettel khẳng định, mọi công việc thiết kế đều do người Việt tiến hành.
Tại triển lãm Indo Defence 2018, Viettel cũng đồng thời trưng bày mẫu UAV Hummer với dự trữ hành trình 1 giờ, tầm hoạt động 10km và tải trọng 1kg.
Theo Thời đại
0
Bên cạnh đó, Viettel còn có kế hoạch phát triển mở rộng khả năng của loại UAV này với tầm bay xa hơn và được vũ trang.
Tại triển lãm Indo Defence 2018, Viettel (gian trưng bày ở sảnh B, lô B095) đã lần đầu trưng bày ra nước ngoài mẫu UAV Shikra với sải cánh dài 3,25m, nặng 26kg, có khả năng cất cánh thẳng đứng và sau đó chuyển sang chế độ bay theo phương ngang.
Jane’s 360 cho biết, Hải quân Việt Nam có kế hoạch triển khai mẫu UAV Shikra từ đất liền, nhưng trong tương lai có thể sẽ mở rộng sang triển khai từ tàu chiến do các động cơ điện trên mẫu UAV này mang lại cho nó khả năng cất/hạ cánh thẳng đứng.
Phiên bản Shikra trưng bày ở Indo Defence 2018 có dự trữ hành trình 2 giờ, tuy nhiên Viettel cũng có kế hoạch phát triển thêm 2 phiên bản nữa, một phiên bản với sải cánh dài từ 5-6m có khả năng hoạt động 10 giờ, và một phiên bản với sải cánh dài 20m có khả năng hoạt động lên đến 20 giờ và tầm hoạt động 150km.
Shikra và phiên bản cỡ trung được điều khiển trong tầm nhìn của người vận hành, trong khi phiên bản lớn hơn sẽ được điều khiển thông qua liên lạc vệ tinh và sẽ được tự động hóa hoàn toàn.
Ngoài ra, theo Jane’s 360, phiên bản lớn hơn sẽ có khả năng mang vũ khí, trong khi phiên bản nhỏ chỉ dùng trong mục đích trinh sát.
Trả lời tờ Show Daily, ông Than Hoang Ha – Đại diện thương mại của Viện Hàng không Vũ trụ Viettel cho biết, phiên bản lớn nhất hiện đang trong quá trình phát triển và sẽ sẵn sàng ra mắt vào năm 2022.
Các phiên bản mới hơn sẽ có cấu trúc bằng composite và động cơ mạnh mẽ hơn. Đại diện Viettel khẳng định, mọi công việc thiết kế đều do người Việt tiến hành.
Tại triển lãm Indo Defence 2018, Viettel cũng đồng thời trưng bày mẫu UAV Hummer với dự trữ hành trình 1 giờ, tầm hoạt động 10km và tải trọng 1kg.
Theo Thời đại
Đăng trong:
CNQP Việt Nam,
Công nghiệp quốc phòng,
Headlines,
Tin tức
Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2018
Vũ khí “Made in Vietnam” xuất khẩu: Cờ đã đến tay, ai tiên phong đột phá?
Chính thức giới thiệu nhiều loại vũ khí “Made in Vietnam” hiện đại ở INDODEFENCE 2018, ngành CNQP Việt Nam đã sẵn sàng cho những hợp đồng xuất khẩu ra nước ngoài đầu tiên.
Những bước phát triển như vũ bão của CNQP Việt Nam
Thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW, ngày 16-7-2011 của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng đến năm 2020 và những năm tiếp theo”, ngành CNQP Việt Nam đã có nhiều bước phát triển vượt bậc.
Bằng nội lực kết hợp với chuyển giao công nghệ từ nước ngoài, CNQP Việt Nam không chỉ chế tạo vũ khí trang bị phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong nước mà còn định hướng xuất khẩu ra thị trường các quốc gia khu vực và trên thế giới.
Nhiều dự án, sản phẩm trọng điểm đã được hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng và phát huy hiệu quả. Năng lực nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, sửa chữa vũ khí, trang bị kỹ thuật của công nghiệp quốc phòng, an ninh chuyển biến rõ nét và có bước đột phá. Công nghiệp quốc phòng, an ninh đã từng bước làm chủ công nghệ sản xuất, sửa chữa, cải tiến nhiều loại vũ khí, trang bị kỹ thuật thế hệ mới, công nghệ cao, hiện đại, đáp ứng một phần nhu cầu vũ khí, trang bị kỹ thuật, cũng như phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, công cụ hỗ trợ,… cho lực lượng vũ trang nhân dân.(Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số tháng 7/2018)
Thời gian gần đây, các báo lớn của cả quân đội như (Quân đội Nhân dân, Truyền hình Quốc phòng) lần ngoài quân đội đều đưa nhiều tin tốt, ghi nhận sự phát triển đột phá của CNQP Việt Nam. Trong đó có những điểm nhấn quan trọng:
Về Hải quân & Cảnh sát biển: Tự chủ chế tạo thành công tàu tên lửa tấn công nhanh, tàu pháo, tàu tuần tra cao tốc, tàu cứu hộ cứu nạn (có lượng giãn nước đến 2.000 tấn),….
Về PK-KQ: Chế tạo thành công các loại radar tầm trung sóng mét; radar thụ động; máy hỏi đáp cho các tổ hợp tên lửa phòng không, máy bay tiêm kích; hệ thống quản lý vùng trời quốc gia; máy bay không người lái tính năng cao…
Về Lục quân: Sản xuất được vũ khí trang bị cho các sư đoàn đủ quân; máy thông tin liên lạc có mã hóa bảo mật cao; các phương tiện tìm kiếm cứu nạn hiện đại; khí tài nhìn đêm; các loại đạn pháo, cối cùng nhiều khí tài nghi trang có chất lượng tốt.
Nhiều sản phẩm đã qua thử nghiệm và được chấp nhận đưa vào sản xuất trang bị đại trà cho các lực lượng, qua đó giúp tiết kiệm ngoại tệ, giảm bớt sự phụ thuộc vào các đối tác nước ngoài.
Các loại tàu chiến Việt Nam tự chế tạo, trong đó có tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya 1241.8 và tàu pháo TT-400TP.
Vũ khí nào sẽ “nổ phát súng” xuất khẩu đầu tiên?
Sự kiện Việt Nam tham gia Hội chợ và Triển lãm Quốc tế về quốc phòng Indonesia 2018 (INDODEFENCE 2018) – một trong những triển lãm chuyên ngành công nghiệp quốc phòng lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á đánh dấu một bước phát triển mới của CNQP nước nhà.
Tại Triển lãm lần này, các doanh nghiệp ngành Công nghiệp Quốc phòng (CNQP) nước ta mang tới nhiều sản phẩm vũ khí trang bị “Made in Vietnam” rất hiện đại như vũ khí đạn dược lục quân; tàu chiến và các sản phẩm phục vụ đóng tàu quân sự; trang thiết bị điện tử công nghệ cao.
Đây là chỉ báo quan trọng cho thấy các sản phẩm quốc phòng nói chung và vũ khí “Made in Vietnam” nói riêng đã sẵn sàng cho xuất khẩu. Được biết, tất cả các sản phẩm mà Việt Nam đưa tới giới thiệu tại INDODEFENCE 2018 đều có thể đưa vào sản xuất ở quy mô công nghiệp, chỉ chờ đơn đặt hàng mà thôi.
Tất cả đều đứng trước cơ hội lớn tuy nhiên sản phẩm nào có triển vọng nhất để phất lá cờ tiên phong, mở đường cho vũ khí Việt Nam tiến ra nước ngoài?
Theo một số chuyên gia thì triển vọng nhất vẫn là các sản phẩm tàu tuần tra cao tốc mà Việt Nam đã chế tạo rất thành công, trang bị hàng loạt cho hải quân (phiên bản TT-400TP) và cảnh sát biển (phiên bản TT-400), được các đơn vị sử dụng đánh giá rất cao.
Tàu có tính năng kỹ chiến thuật vượt trội (nhờ thiết kế độc đáo lại được nâng cấp trên cơ sở những ý kiến góp ý từ đơn vị qua quá trình sử dụng), trong khi giá thành lại rất hấp dẫn.
Tuy nhiên, mặc dù Đoàn Việt Nam không đưa mô hình mẫu hoặc sản phẩm nguyên chiếc sang Indonesia tham dự triển lãm., nhưng phần đông ý kiến cho rằng chính các tổ hợp radar sóng mét hay radar bắt thấp “Made in Vietnam” mới là những ứng viên sáng giá nhất để mở màn cho vũ khí Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài.
Radar của Việt Nam có nhiều ưu điểm cả về kỹ chiến thuật lẫn tính dễ sử dụng do được tích hợp nhiều công nghệ mới nhất, đồng thời giá cả chắc chắn sẽ rẻ hơn so với những sản phẩm cùng loại trên thế giới.
Hơn nữa, kinh nghiệm tác chiến phòng không của Việt Nam đã từng được cả thế giới nể phục sẽ là tài sản vô giá để tích hợp lên những khí tài phòng không hiện đại này. Đây có thể là một điểm cộng rất lớn trong mắt khách hàng.
Hy vọng, sau INDODEFENCE 2018, chúng ta sẽ sớm nhận được những tin tức tốt lành, thông báo rằng: Việt Nam đã xuất khẩu vũ khí rồi đấy!
Theo Thời đại
0
Những bước phát triển như vũ bão của CNQP Việt Nam
Thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW, ngày 16-7-2011 của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng đến năm 2020 và những năm tiếp theo”, ngành CNQP Việt Nam đã có nhiều bước phát triển vượt bậc.
Bằng nội lực kết hợp với chuyển giao công nghệ từ nước ngoài, CNQP Việt Nam không chỉ chế tạo vũ khí trang bị phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong nước mà còn định hướng xuất khẩu ra thị trường các quốc gia khu vực và trên thế giới.
Nhiều dự án, sản phẩm trọng điểm đã được hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng và phát huy hiệu quả. Năng lực nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, sửa chữa vũ khí, trang bị kỹ thuật của công nghiệp quốc phòng, an ninh chuyển biến rõ nét và có bước đột phá. Công nghiệp quốc phòng, an ninh đã từng bước làm chủ công nghệ sản xuất, sửa chữa, cải tiến nhiều loại vũ khí, trang bị kỹ thuật thế hệ mới, công nghệ cao, hiện đại, đáp ứng một phần nhu cầu vũ khí, trang bị kỹ thuật, cũng như phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, công cụ hỗ trợ,… cho lực lượng vũ trang nhân dân.(Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số tháng 7/2018)
Thời gian gần đây, các báo lớn của cả quân đội như (Quân đội Nhân dân, Truyền hình Quốc phòng) lần ngoài quân đội đều đưa nhiều tin tốt, ghi nhận sự phát triển đột phá của CNQP Việt Nam. Trong đó có những điểm nhấn quan trọng:
Về Hải quân & Cảnh sát biển: Tự chủ chế tạo thành công tàu tên lửa tấn công nhanh, tàu pháo, tàu tuần tra cao tốc, tàu cứu hộ cứu nạn (có lượng giãn nước đến 2.000 tấn),….
Về PK-KQ: Chế tạo thành công các loại radar tầm trung sóng mét; radar thụ động; máy hỏi đáp cho các tổ hợp tên lửa phòng không, máy bay tiêm kích; hệ thống quản lý vùng trời quốc gia; máy bay không người lái tính năng cao…
Về Lục quân: Sản xuất được vũ khí trang bị cho các sư đoàn đủ quân; máy thông tin liên lạc có mã hóa bảo mật cao; các phương tiện tìm kiếm cứu nạn hiện đại; khí tài nhìn đêm; các loại đạn pháo, cối cùng nhiều khí tài nghi trang có chất lượng tốt.
Nhiều sản phẩm đã qua thử nghiệm và được chấp nhận đưa vào sản xuất trang bị đại trà cho các lực lượng, qua đó giúp tiết kiệm ngoại tệ, giảm bớt sự phụ thuộc vào các đối tác nước ngoài.
Các loại tàu chiến Việt Nam tự chế tạo, trong đó có tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya 1241.8 và tàu pháo TT-400TP.
Vũ khí nào sẽ “nổ phát súng” xuất khẩu đầu tiên?
Sự kiện Việt Nam tham gia Hội chợ và Triển lãm Quốc tế về quốc phòng Indonesia 2018 (INDODEFENCE 2018) – một trong những triển lãm chuyên ngành công nghiệp quốc phòng lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á đánh dấu một bước phát triển mới của CNQP nước nhà.
Tại Triển lãm lần này, các doanh nghiệp ngành Công nghiệp Quốc phòng (CNQP) nước ta mang tới nhiều sản phẩm vũ khí trang bị “Made in Vietnam” rất hiện đại như vũ khí đạn dược lục quân; tàu chiến và các sản phẩm phục vụ đóng tàu quân sự; trang thiết bị điện tử công nghệ cao.
Đây là chỉ báo quan trọng cho thấy các sản phẩm quốc phòng nói chung và vũ khí “Made in Vietnam” nói riêng đã sẵn sàng cho xuất khẩu. Được biết, tất cả các sản phẩm mà Việt Nam đưa tới giới thiệu tại INDODEFENCE 2018 đều có thể đưa vào sản xuất ở quy mô công nghiệp, chỉ chờ đơn đặt hàng mà thôi.
Tất cả đều đứng trước cơ hội lớn tuy nhiên sản phẩm nào có triển vọng nhất để phất lá cờ tiên phong, mở đường cho vũ khí Việt Nam tiến ra nước ngoài?
Theo một số chuyên gia thì triển vọng nhất vẫn là các sản phẩm tàu tuần tra cao tốc mà Việt Nam đã chế tạo rất thành công, trang bị hàng loạt cho hải quân (phiên bản TT-400TP) và cảnh sát biển (phiên bản TT-400), được các đơn vị sử dụng đánh giá rất cao.
Tàu có tính năng kỹ chiến thuật vượt trội (nhờ thiết kế độc đáo lại được nâng cấp trên cơ sở những ý kiến góp ý từ đơn vị qua quá trình sử dụng), trong khi giá thành lại rất hấp dẫn.
Tuy nhiên, mặc dù Đoàn Việt Nam không đưa mô hình mẫu hoặc sản phẩm nguyên chiếc sang Indonesia tham dự triển lãm., nhưng phần đông ý kiến cho rằng chính các tổ hợp radar sóng mét hay radar bắt thấp “Made in Vietnam” mới là những ứng viên sáng giá nhất để mở màn cho vũ khí Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài.
Radar của Việt Nam có nhiều ưu điểm cả về kỹ chiến thuật lẫn tính dễ sử dụng do được tích hợp nhiều công nghệ mới nhất, đồng thời giá cả chắc chắn sẽ rẻ hơn so với những sản phẩm cùng loại trên thế giới.
Hơn nữa, kinh nghiệm tác chiến phòng không của Việt Nam đã từng được cả thế giới nể phục sẽ là tài sản vô giá để tích hợp lên những khí tài phòng không hiện đại này. Đây có thể là một điểm cộng rất lớn trong mắt khách hàng.
Hy vọng, sau INDODEFENCE 2018, chúng ta sẽ sớm nhận được những tin tức tốt lành, thông báo rằng: Việt Nam đã xuất khẩu vũ khí rồi đấy!
Theo Thời đại
Đăng trong:
CNQP Việt Nam,
Công nghiệp quốc phòng,
Quốc phòng,
Tin tức,
Việt Nam sản xuất
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)