Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2020
Thơ Haiku Nhật Bản
Thơ ca Nhật Bản truyền thống thường dựa trên hình mẫu các câu 5 và 7 âm tiết và tồn tại dưới các hình thức thơ chôka (trường ca), waca (hòa ca) hay còn gọi là tanca (đoản ca), renca (liên ca). Từ thế kỷ XVl đến thế kỷ XlX, một thể thơ mới ra đời thay thế cho thể thơ renca, đó là thể haiku.
Thơ haiku dung hợp và kết tinh nhiều giá trị văn hóa tinh thần của người Nhật nói riêng và người phương Đông nói chung. Chính vì thế mà thơ haiku mang hơi thở của Thiền tông, in đậm dấu ấn của thế giới u huyền, thoát tục, đồng thời chứa đựng trong mình bức tranh thiên nhiên rộng lớn với những âm thanh màu sắc đặc trưng cho bốn mùa, được thể hiện dưới một hình thức ngắn gọn, cô đọng. Thơ haiku gắn liền với tên tuổi của các Thiền sư: Matsuo Bashō, Yosa Buson, Kobayashi lssa, Shiki, Kikaku, Chiyō, Chōra,...
Một số bài thơ Haiku được dịch sang tiếng Việt:
Trên đĩnh cây thánh giá
Một chú chim gù
Êm nghe mùa đang thu.
Trong tia nắng hừng đông (Akebono ya)
Cá ngân ngư vụt trắng (Shirauo shiroki)
Một tấc màu sáng bạc. (Koto isshun)
Cơn gió bấc mùa đông (Kogarashi ya)
Ẩn khuất trong lùm trúc. (Take ni kakurete)
Không gian một thoáng im.(Shizumarimu)
(Hori 975, đông, Basho)
Hoa cúc vẫn dâng hương, (Kiku no ka ya)
Nara kinh đô cũ, (Nara ni wa furuki)
Chư Phật ngồi trầm tư. (Hotoke-tachi)
(Hori 893, thu, Basho)
Ta bà một nỗi đau (Ku no shaba ya)
Cho dù mùa xuân đó (Sakura ga sakeba)
Đang nở những anh đào. (Saita tote)
(Issa)
Gió mùa thu (Akikaze ya)
Làm sao em bé hái (Mushiritagarishi)
Hoa tím bây giờ (Akai hana)
(Issa)
Không có hoa trên mình
Đời sao mà thầm lặng
Cây liễu xanh
Cánh quạ ô
Trên cành héo hắt
Chiều thu
Đồng cải nở hoa vàng
Phương tây mặt trời lặn
Phương đông vầng trăng lên
Bên ghềnh đá
Có bóng một con người
Khách của vầng trăng đó
Xưa cũ một bờ ao
Con ếch tung mình xuống
Và vang tiếng nước xao
(Bashô)
Chim vân tước bay
Thở ra sương gió
Dẫm lướt từng mây
Ao cũ
Con ếch nhảy vào
vang tiếng nước xao
Trăng
Một nhà sư
Mang trăng đi qua bãi cát.
Suốt đêm
Nằm nghe gió thu
Bên kia núi.
Đăng trong:
Tác phẩm văn học,
Thơ,
Thơ Haiku,
Văn học - Nghệ thuật,
Văn Học Nước Ngoài
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét