Vibay
Trang chủ
Vibay TV
Video
Ảnh
MP3
Âm nhạc
Kênh nhạc 1
Cải lương
Tài liệu - Lịch sử
Phim tài liệu
Melody
Vibay
Lưu trữ tổng hợp
Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013
Đột phá về công nghệ đóng tàu tại nhà máy đóng tàu Sông Thu
Hiện nay nên công nghiệp quốc phòng của Việt Nam đã bắt đầu đóng tốt các con tàu FAC ( Fast attack Craft). Đây là loại tàu sử dụng tốc độ nhanh, hoả lực mạnh để gây yếu tố bất ngờ cho đối phương. Điển hình là dự án 1214.8 Molynia và tàu pháo tuần tiểu TT-400TP.
Nền công nghiệp đóng tàu quân sự của Việt Nam thật ra đã được đặt nền móng rất lâu, ngay sau thời gian giải phóng 1977-1980, Việt Nam đã thiết kế và đóng thành công hai tàu pháo đầu tiên mang số hiệu HQ-251 và HQ-253. Các con tàu này được đóng ở nhà máy đóng tàu Ba Son, thành phố Hồ Chí Minh. Và được đóng dựa trên đề án TP-01 mang số hiệu HQ-251 và đề án cải tiến ТР-01M mang số hiệu HQ-253.
--> Xem thêm
Trải qua bao nhiêu thăng trầm của đất nước, chiến tranh giải cứu nước bạn và các cuộc xung đột biên giới, Việt Nam từng bước xây dựng và đưa nền công nghiệp quốc phòng đạt tầm cao hơn. Như trong thập kỷ 90s, Việt Nam cũng đã đóng thành công tàu đầu tiên của đề án tàu tên lửa P (HQ-381).
Nhưng do vài yếu tố khách quan, trong đó chủ yếu là lỗi nhà thiết kế, dự án đã dừng lại. Trong thời gian đó, với đường lối và chính sách của Đảng và Nhà Nước, Việt Nam dốc toàn lực để đưa nền kinh tế trong thời kỳ mở cửa tăng trưởng vượt bật.
Nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam nói chung và nền công nghiệp đóng tàu quân sự nói riêng cũng theo đó đã có những bước tiến rõ rệt. Theo đúng chỉ thị đúng đắn của Đảng và Nhà nước, Hải Quân và Không Quân được ưu ái bước thẳng lên hiện đại. Các dự án đóng tàu quân sự mà chủ yếu đóng trong nước được hình thành. Việt Nam đã được chuyển giao các công nghệ đóng tàu của nước bạn Nga (dự án 1214.8 hay Gepard 3.9), hay từ các công ty đóng tàu quân sự phương Tây như Damen trong việc đóng các tàu vận tải, chuyên chở (HQ-571), tàu quân y (HQ-561) nghiên cứu biển (HSV- Trần Đại Nghĩa) và tàu tuần tra OPV (CSB-8001). Cùng với đó, Việt Nam đã bày tỏ sự chú ý của đến lớp tàu hộ vệ Sigma của Damen cách đây không lâu. Thị trường Việt Nam đã trở thành một thị trường tiềm năng cho các công ty đóng tàu quân sự để đầu tư, cũng như hợp tác với các công ty đóng tàu quân sự của tổng cục công nghiệp Việt Nam.
Theo như tạp chí Jane's Naval và Jane's Intelligent review, Việt Nam đang tiến rất nhanh với nền cồng nghệ đóng tàu quân sự cũng như tiến gần với việc tự chủ khí tài trong nước với việc làm chủ công nghệ đóng tàu quân sự của Nga. Và Việt Nam cũng đang được rất nhiều công ty đóng tàu quân sự nổi tiếng thế giới ngắm đến. Theo đó trong tháng 12/2012, công ty đóng tàu quân sự danh tiếng DNCS của Pháp, đã ký quyết định liên doanh với công ty kỹ thuật vận tải biển Pirou ( có xưởng đóng tàu ở Việt Nam) để có thể hợp tác chào hàng đến các khách hàng tiềm năng các tàu quân sự của DNCS ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. DNCS là công ty đóng đóng tàu bậc nhất của Pháp, sản phẩm chính của công ty chính là lớp tàu Gowind nổi tiếng, mà mới đây Malaysia đã bỏ ra hơn 3 tỷ đô la Mỹ để đặt mua cũng như chuyển giao công nghệ. Trước đây DCNS đã hoàn thành hợp đồng thành công khi đóng và chuyển giao công nghệ cho SIngapore tự đóng lớp tàu hộ vệ tàng hình Formidable. Vì thế việc Pháp đưa tàu Gowind qua Việt Nam chào hàng trong thời gian qua cũng là dễ hiểu, khi mà họ đã có sẵn liên doanh có cơ sở vững vàng ở Việt Nam.
Tất nhiên, chúng ta không bỏ quên công ty Damen, một công ty đã có rất nhiều cơ sở vững chắc ở Việt Nam. Hơn thế nữa, công ty có một mối quan hệ hợp tác làm ăn rất bền vững với các công ty thuộc tổng cục công nghệ quốc phòng. Vì thế không khó hiểu khi công ty Damen đã chào hàng tới Việt Nam các tàu quân sự của mình.
Công ty đóng tàu nổi tiếng của Úc Austal cũng đã thâm nhập vào thị trường tiềm năng như Việt Nam. Công ty Austal là công ty đã thắng thầu và đang đóng các tàu thuộc lớp LCS-Independence, lớp tàu hiện đại đa thân bậc nhất của hải quân Mỹ. Trong tháng 5/2013, công ty Austal đã ký một văn bản hợp tác ở Thái Lan và quân cảng Cam Ranh. Theo đó Austal sẽ mở một xưởng tàu để bảo dưỡng tàu quân sự của họ tại Việt Nam trong khu vực Cam Ranh. Cùng với đó, Austal cũng có ý định mở rộng thị trường ở khu vực cũng như tìm thêm các khách hàng tiềm năng ở thị trường Đông Nam Á.
Công ty STX EU cũng rất nổi tiếng ở Châu Âu cũng đã xuất hiện ỡ Việt Nam. STX EU là một trong những công ty đóng tàu quân sự chuyên về phân khúc tàu đổ bộ và các tàu tính năng đặc biệt. Ngoài ra công ty còn rất nổi tiếng trong phân khúc đóng tàu du thuyền, các tàu hạng sang, tàu vận tải, tàu khảo sát. Hiện nay, STX EU hiện diện ở Việt Nam dưới tên công ty STX OSV Vietnam, chuyên đóng các tàu về dân sự, tàu khảo sát đa chức năng. Nhưng chúng ta cũng không loại trừ khả năng STX EU sẽ đi theo con đường thành công của Damen trong việc tiếp cận và mở rộng đầu tư vào Việt Nam.
Song song với việc xuất hiện các anh lớn về đóng tàu quân sự ở Việt Nam, sự xuất hiện của các công ty về khí tài điện tử hải quân của đáng chú ý. Báo laodong đã có bài viết như sau, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ Nga, Tổ hợp công nghệ tàu biển Avrora (Rạng Đông) đang triển khai hợp tác với Bộ Quốc phòng VN trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật quốc phòng và an ninh. Tuần qua, tại Nha Trang (Khánh Hòa), Avrora đã khai trương văn phòng đại diện thứ hai của mình ở nước ngoài. Ngoài lĩnh vực khoa học kỹ thuật quốc phòng và an ninh, Avrora cũng quan tâm hợp tác với các doanh nghiệp đóng tàu dân sự của Việt Nam. Avrora là một công ty chuyên về khí tài điện tử hải quân, công ty này mở văn phòng được đưa tin trên báo cáo của Jane (ngày 13/3/2013) như một tầm cao mới trong mối quan hệ Việt-Nga. Việc Avrora có mặt tại Việt Nam sẽ củng cố vị trí của vũ khí Nga tại thị trường tàu quân sự ở Việt Nam. Theo đó, Việt Nam cũng đã ký kết hợp đồng với cty TMC của Nga về việc sản xuất tên lửa Uran-E KH-35 ở Việt Nam. Theo báo cáo thường kỳ của TMC, Việt Nam sẽ sớm có nhà máy lắp rắp tên lửa Uran-E trong nước. Song song với đó sẽ cùng nhau nghiên cứu hợp tác tên lửa Super Uran, với tầm bắn lên tới 260km và sẽ được đưa vào lắp rắp ở Việt Nam. Song song với hợp tác tên lửa, VIệt Nam cũng đã ký văn bản hợp tác nghiên cứu sản xuất UAV cùng với cty Ikrut Nga. Theo quan điểm của nhà phân tích trong Jane’s Naval, khả năng rất cao là Nga sẽ chuyển giao và chia sẻ rất sâu về công nghệ của họ cho VIệt Nam. Như vậy hệ thống điện tử quân sự Nga và tên lửa cận âm KH-35 phiên bản Uran-E và phiên bản Super-Uran sẽ là xương sống trong hệ thống vũ khí khí tài của Việt Nam. Tất nhiên việc Việt Nam đang đa dạng hoá nguồn cung khí tài, thì ta cũng không loại trừ việc vũ khí, khí tài phương Tây cũng sẽ có mặt tại Việt Nam. Nhất là khi sự xuất hiện của radar bờ biển của Thales, súng Tarvo của Do Thái không còn là chuyện lạ nữa.
Dựa theo những dòng thông tin về Naval review, ta có thể đoán được trong vài năm tới, nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam sẽ đóng được nhiều sản phẩm với mức tự chủ cao, đúng với con đường đưa Hải Quân Nhân Dân Việt Nam lên thẳng hiện đại.
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=560064404051519&set=pb.503836553007638.-2207520000.1378391639.&type=3&theater
https://www.facebook.com/photo.php?v=10200961973749797&set=vb.503836553007638&type=2&theater
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bài đăng Mới hơn
Bài đăng Cũ hơn
Trang chủ
Xem phiên bản dành cho điện thoại di động
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét