Tăng dần theo thời gian
Thực trạng này có thể nhìn từ một số mặt hàng có thế mạnh về XK như giày dép, hàng dệt may, đồ thủ công mỹ nghệ… Để đạt được con số XK ấn tượng, các ngành này phải nhập một lượng nguyên liệu vô cùng lớn, có ngành chiếm đến 80% kim ngạch XK.
Điều đáng nói là nguồn nguyên liệu hầu hết là nhập Trung Quốc. Tổng cục Thống kê cho biết, tổng kim ngạch XNK mười tháng đầu năm 2012 đạt hơn 187 tỷ USD, trong đó doanh thu XK ước đạt 93,45 tỷ USD, tăng 18,4% và doanh thu NK đạt 93,8 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Như vậy, nhập siêu mười tháng khoảng 350 triệu USD. Tuy nhiên, riêng đối với thị trường Trung Quốc, Việt Nam vẫn nhập siêu rất lớn, 10 tháng đầu năm lên khoảng 12 tỷ USD, dự báo cả năm lên tới 13 tỷ USD.
Theo thống kê, giai đoạn 2001 - 2010, nhập siêu từ Trung Quốc là lớn nhất, chiếm 23,2% trong tổng nhập siêu của các nước mà Việt Nam có nhập siêu. Đặc biệt, tỷ lệ nhập siêu từ Trung Quốc so với nhập siêu hàng hoá của Việt Nam đã đạt 61,7% vào năm 2008 lên tới 154% vào năm 2010. Các chuyên gia cho rằng, nếu kéo dài tình trạng này thực sự sẽ là mối nguy cho thị trường trong nước.
Theo Bộ Công thương, Việt Nam không chỉ lệ thuộc Trung Quốc nguyên liệu các ngành dệt may, da giày, các nhóm hàng khác như linh kiện điện tử, máy móc, thiết bị, phụ tùng… cũng phải nhập số lượng lớn. Mặt khác, lâu nay, thực phẩm, hoa quả Trung Quốc, tăm xỉa răng… cứ ồ ạt đổ vào nội địa bất kể những sản phẩm này trong nước đều có thể sản xuất được.
“Điều nguy hại là ở chỗ, việc Việt Nam quá lệ thuộc vào sản phẩm từ một nước sẽ gây những bất lợi lớn cho việc cạnh tranh giá sản phẩm...” | ||
Việc gia tăng NK các nguyên phụ liệu, thậm chí cả các mặt hàng tiêu dùng từ nước láng giềng cho thấy, chúng ta đang đi ngược lại với mục tiêu giảm NK từ thị trường này. Nhưng điều nguy hại là ở chỗ, việc Việt Nam quá lệ thuộc vào sản phẩm từ một nước sẽ gây những bất lợi lớn cho việc cạnh tranh giá sản phẩm.
Phân tán rủi ro
Theo số liệu của Bộ Công thương, thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc trong những năm gần đây luôn ở mức trên 10 tỷ USD. Trong khi lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc tăng cao, thì lượng hàng hóa nhập khẩu từ các thị trường có công nghệ cao như Nhật Bản, Mỹ, EU lại không tương xứng.
Nếu các sản phẩm nhập về chất lượng tốt, có thể phục vụ hữu ích cho sản xuất và tiêu dùng trong nước sẽ là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu Việt Nam nhập tràn lan những sản phẩm kém chất lượng cũng như phụ thuộc vào NK một thời gian quá lâu (nhất là phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc) sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực sản xuất và XK của nền kinh tế.
Thực tế cho thấy, những năm gần đây, Trung Quốc liên tục trúng thầu các công trình và dự án lớn, thực hiện theo hình thức làm trọn gói từ khâu thiết kế, mua sắm thiết bị đến xây dựng. Điều này dẫn đến tình trạng các công trình đều phải nhập thiết bị đầu vào từ Trung Quốc, qua đó làm tăng áp lực đối với nhập siêu.
Tại sao không NK công nghệ tiên tiến, chất lượng cao của các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản… để giảm thiểu nhập siêu từ Trung Quốc? Câu hỏi này rất đáng để suy gẫm. Việt Nam cần thiết phải phân tán rủi ro bằng việc thay thế NK công nghệ thải loại của Trung Quốc bởi các công nghệ của các nước tiên tiến. Việc này vừa hạn chế được nhập siêu từ Trung Quốc, đồng thời nâng cao giá trị gia tăng cho hàng hóa.
Một bài học lớn từ kinh tế là cần đa dạng hóa thị trường nhằm phân tán rủi ro. Do vậy, khi phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc sẽ tạo ra nguy hiểm là hàng hóa thực phẩm giá rẻ tràn vào, nhưng lại không được kiểm soát tốt về chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Mặt khác, những sản phẩm, nguyên liệu đến từ Trung Quốc lâu nay vẫn được coi là hàng kém chất lượng. Đặc biệt, nguy cơ Việt Nam trở thành bãi chứa đồ thải của Trung Quốc là rất lớn, nếu cứ tiếp tục dễ dãi cho các hàng hóa lạc hậu, kém chất lượng chảy về trong nước.
Nguồn: Thanhtra.com.vn
Nguyên nhân chính là tham nhũng bè phái trong cái đảng cướp. Cho Trung Quốc trúng thầu thì thế nào các cán bộ cũng bỏ túi vài xấp đô la rồi chia chác bao che cho nhau.
Trả lờiXóaBọn Tàu rất ư là thâm độc chúng dùng tiền mua chuộc hối lộ cán bộ csvn để rồi làm trì trệ hay phá hoại công trình như dùng đồ kém phẩm chất và gây ô nhiễm môi trường.