Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012
Dù có COC cũng cóc làm gì được thằng Tàu
Tại Cung Hòa Bình, thủ đô Pnompenh (Campuchia) Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM 45) đã bước sang ngày thứ 2. Đây là hoạt động mở màn cho một loạt các cuộc họp giữa ASEAN và các nước đối tác, trong đó có sự góp mặt của hầu khắp những cường quốc khu vực và thế giới như Mỹ, Nga, EU, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand...
Hội nghị sẽ đi sâu bàn thảo và quyết định một số nội dung quan trọng đối với hòa bình và an ninh khu vực được ký kết, như việc ASEAN sẽ ký với EU và Anh các văn kiện để hai đối tác này gia nhập Hiệp ước thân thiện và hợp tác với ASEAN. Như vậy, giờ đây có tất cả 5 đối tác lớn của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và 14 quốc gia tham gia Hiệp ước thân thiện và hợp tác với ASEAN, điều đó đóng góp lớn cho việc gìn giữ một môi trường an ninh, hòa bình và ổn định ở khu vực.
Ông Kao Kim Huon, Quốc vụ khanh phụ trách ngoại giao Campuchia, cho biết: “Có rất nhiều vấn đề cần phải bàn thảo để đề cập trong bản tuyên bố chung ASEAN, trong đó có vấn đề biển Đông. Chúng tôi phải tìm ra ngôn ngữ và quan điểm thích hợp và cần có thời gian để trao đổi để thống nhất quan điểm. ASEAN đã thống nhất được những điểm cơ bản về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên biển Đông COC và các thành viên ASEAN đã thống nhất rằng phải yêu cầu Trung Quốc họp ở cấp quan chức cao cấp để đối thoại về Bộ quy tắc ứng xử này, nhưng lịch trình của một cuộc đối thoại như vậy chưa được xác định”.
Trong diễn văn khai mạc hội nghị, Thủ tướng Hun Sen xác định rằng việc hoàn tất một bộ quy tắc ứng xử với Trung Quốc trong vùng biển đang có tranh chấp là một mục tiêu chính của Hiệp hội Đông Nam Á. Thủ tướng Hun Sen thúc giục Ngoại trưởng các nước ASEAN đặt trọng tâm vào việc tiến tới một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông để giải quyết tranh chấp chủ quyền chồng chéo giữa các nước trong khu vực.
Thủ tướng Campuchia, Hun Sen, lên tiếng như vừa nêu hôm nay trong tư cách người đứng đầu chính phủ nước chủ tịch luân phiên ASEAN vào khi các kỳ họp ASEAN đang diễn ra tại thủ đô Phnom Penh.
Ông Hun Sen nói rằng việc hình thành một Bộ qui tắc ứng Xử tại Biển Đông, COC là một mục tiêu chính của 10 quốc gia thành viên ASEAN. Theo thủ tướng Campuchia thì công cuộc duy trì hòa bình và ổn định là thiết yếu cho sự thịnh vượng của ASEAN. Theo ông thì ASEAN phải chứng tỏ là một động lực thúc đẩy đối thoại và hợp tác về các vấn đề an ninh và chính trị. Thủ tướng Campuchia cũng cho rằng bộ qui tắc ứng xử tại Biển Đông sẽ đưa ra những hướng dẫn nhằm giải quyết những tranh chấp về tuyên bố chủ quyền rối rắm liên quan đến một số quốc gia thành viên ASEAN.
Năm 2002, các thành viên ASEAN và Trung Quốc đã thống nhất về DOC, nhưng bản tuyên bố này trong suốt 10 năm qua bị Trung Quốc, mặc dù đã ký kết, nhưng không những cố tình lờ đi mà còn phá ngang. Các quan ngại về bản COC trở nên dồn dập hơn trong năm nay sau hàng loạt các động thái căng thẳng tại vùng biển tranh chấp giữa một số quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc.
Bộ Quy tắc Ứng xử giữa các nước Đông Nam Á với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông là mục tiêu hàng đầu của 10 nước ASEAN. Các nước ASEAN cần Bộ Quy tắc Ứng xử COC để giải quyết tranh chấp Biển Đông. Tranh chấp Biển Đông.
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Việt Nam, Philippines với Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông, Chủ tịch luân phiên ASEAN là Campuchia đã kêu gọi toàn khối nhanh chóng đúc kết một bộ Quy tắc Ứng xử COC để duy trì ổn định trong khu vực.
Thế nhưng, ngay trong phiên khai mạc ngày 9/7, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại quả quyết rằng văn kiện này - sau khi được hoàn tất - sẽ không được sử dụng để giải quyết các tranh chấp về chủ quyền giữa các bên. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vị Dân nói: “Khi nào các điều kiện chín muồi, Trung Quốc muốn thảo luận với các quốc gia ASEAN về việc hình thành COC”. “Tôi muốn nhấn mạnh rằng COC không phải nhằm giải quyết các tranh cãi, mà là để xây dựng niềm tin với nhau và thắt chặt hợp tác”, ông này khẳng định.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Phnom Penh cũng đưa ra một tuyên bố nhấn mạnh rằng họ cam kết thực thi DOC, và nói thêm họ đã tham gia vào “thảo luận không chính thức” về việc “cùng xây dựng bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông”.
Thái độ vô văn hóa, trịch thượng, ngạo mạn và ngang ngược quá đáng của Trung Quốc như vậy chỉ tạo thêm căng thẳng tình hình tranh chấp trên Biển Đông, khó đem lại hy vọng gì cho khu vực ổn định về an ninh khu vực Đông Nam Á trong thời gian tới. Nguy cơ căng thẳng và bùng nổ những cuộc chiến không cân sức trên Biển Đông sẽ còn tiềm tàng. Với các nước ASEAN và dư luận quốc tế, đó là diễn biến xấu, đi ngược lại các quy ước của Hiến chương Liên hợp quốc. Nhưng Trung Quốc lại đang muốn những diễn biến xảy ra như thế để có thể dùng sức mạnh” siêu cường” đục nước béo cò. Khi gây ra những vụ cháy, ăn cướp dễ hơn. Cho nên, với âm mưu bành trướng, bá quyền khu vực, đang rắp tâm sớm chiếm đoạt được hơn 80% Biển Đông, cho dù DOC bị mất hiệu lực 10 năm qua, thì nay thêm COC thì chăng nữa thì cũng bị Đại Hán cố tình vô hiệu quá, “cóc là gì” đối với Trung Quốc.
Bùi Văn Bồng
10/7/2012
tham khảo:
Cùng một tác giả:
TỪ "DOC" ĐẾN "COC" --RỒI CÒN GÌ NỮA?
http://dttl-nguoilotgach.blogspot.com/.../tu-doc-en-coc-roi-con-gi-nua.htm
http://buivanbong.blogspot.com/2012/04/tu-doc-den-coc-roi-con-phai-gi-nua.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét