Gần như chắc chắn, đó không phải là một sự “chào mừng” hay đón tiếp mang ý nghĩa “thân thiện” một cách đơn thuần. Các nhà phân tích thời sự quốc tế chưa thể quên phản ứng của phía Trung Quốc khi Ngoại trưởng Ấn Độ S. M. Krishna một lần nữa khẳng định “quyền được tự do hàng hải” của quốc gia này trên khu vực Biển Đông trong cuộc đối thoại chiến lược Mỹ - Ấn vừa diễn ra tại Washington trong tuần vừa qua. Các tờ báo xuất bản ở Thượng Hải đã cho rằng Trung Quốc đang “kiểm tra” ý chí chính trị của Dehli trong việc thực thi quyền của mình ở Biển Đông.
Và hành động “kiểm tra” này cũng đã được thực thi ngay sau đó. Theo tin của tờ The Indian Express, khi đội tàu chiến gồm 4 chiếc của Ấn Độ do khu trục hạm tàng hình INS Shivalik dẫn đầu đang trên đường đến Philippines từ Hàn Quốc, không hiểu từ đâu một khu trục hạm loại nhỏ khác của Trung Quốc đã xuất hiện, gửi thông điệp “chào mừng đến Biển Đông” và hộ tống đội tàu này trong suốt 12 tiếng sau đó bất chấp họ vẫn đang trên vùng biển quốc tế.
Hẳn phía Ấn Độ cũng có đôi chút bất ngờ bởi hồi tháng 9 năm ngoái, khi đoàn tàu chiến Ấn Độ đang trên đường trở về sau khi ghé thăm Việt Nam, một tàu chiến Trung Quốc tự xưng là “đại diện cho hải quân Trung Quốc” đã truy đuổi và cảnh cáo các tàu Ấn Độ “vi phạm chủ quyền biển của Trung Quốc” dù họ vừa rời khỏi bờ biển Việt Nam chưa được bao xa.
Chính vì thế, trong lần được “chào mừng” lạ lùng này, các nhà lãnh đạo Ấn Độ đều hiểu rằng hành động đó chỉ phản ánh quan điểm cứng rắn hơn của Trung Quốc trước sự hiện diện của hải quân Ấn Độ ở Biển Đông. The Indian Express gọi đây là hành động “giơ quả đấm bọc nhung để chào mừng” với thông điệp ngầm “rất vui được gặp các anh ở đây nhưng nên nhớ các anh đang đi trong vùng biển của tôi chính vì thế các anh không có quyền tự do hàng hải đối với tàu chiến. Các anh được phép di chuyển nhưng phải dưới sự kiểm soát của chúng tôi”.
Cũng bằng chính hành động chào mừng và hộ tống này, Bắc Kinh muốn trắc nghiệm thêm khả năng ứng phó của Dehli và ý chí chính trị của họ trong tuyên bố “có quyền tự do hàng hải” trước tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông đồng thời thể hiện ý định mở rộng vùng kiểm soát của Bắc Kinh ra phía Tây Thái Bình Dương.
Hành động mang tính thách thức Ấn Độ này được đưa ra trong khi các cuộc xung đột về chủ quyền biển giữa Trung Quốc và các nước láng giềng trong khu vực Biển Đông ngày càng nghiêm trọng hơn.
Không chỉ “hục hặc” với các nước Đông Nam Á, Ấn Độ hay Nhật Bản quanh vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển, Trung Quốc còn sẵn sàng thể hiện sự “ngang hàng” của mình với Hoa Kỳ và liên tục khẳng định sẽ không cho bất kỳ quốc gia “bên ngoài” nào can thiệp vào hành động của họ ở Thái Bình Dương.
Dù Ấn Độ là một quốc gia láng giềng, đông dân và có tiềm lực kinh tế, chính trị không thua kém Trung Quốc là bao nhiêu nhưng các nhà cầm quyền ở Bắc Kinh vẫn tin tưởng rằng chỉ với chút sức ép mà họ tạo ra, Ấn Độ sẽ buộc phải chùn tay.
Theo Infonet.vn
Just wish to say your article is as astonishing. The clarity for your put up
Trả lờiXóais simply nice and that i can assume you are knowledgeable in this subject.
Well along with your permission allow me to grasp your RSS feed to keep
updated with imminent post. Thank you a million and
please carry on the enjoyable work.
My homepage ... what is mental health
Thank you for visiting my blog. It seems you like this subject. Come back here, the blog will have some posts in English soon.
Trả lờiXóa