Tàu khu trục mang tên lửa điều khiển Type-054A, còn gọi là tàu tên lửa lớp Giang Khải II, thuộc loại tàu khu trục đa chức năng mang tên lửa điều khiển được phát triển từ tàu khu trục Type-054. Tàu được đóng tại nhà máy đóng tàu Hudong-Zhonghua, Thượng Hải và nhà máy đóng tàu Hoàng Phố tại Quảng Châu (cả hai nhà máy đều thuộc Tổng công ty đóng tàu nhà nước Trung Quốc CSSC).
Type-054A được được cho là sao chép từ thiết kế của khinh hạm La Fayette của Pháp, với những công nghệ tiên tiến nhất của mà Trung Quốc sở hữu, nhằm nâng cao khả năng “tàng hình”.
Hai bên mạn tàu được thiết kế dốc nghiêng khoảng 10 độ nhằm giảm mặt cắt radar theo chiều ngang, thân tàu được sơn một lớp sơn có khả năng hấp thu sóng điện từ.
Type-054A được thiết kế chủ yếu cho vai trò đảm bảo phòng không hạm đội, song cũng có khả năng tấn công tàu nổi và chống ngầm. Hiện nay, Hải quân Trung Quốc đang tập trung đóng hàng chục chiến hạm loại này trong kế hoạch phát triển hải quân đến năm 2015.
Bên cạnh các tàu chiến lớp 054A, hiện nay Trung Quốc là nước duy nhất ngoài Nga được trang bị các tàu thuộc Project 956E/EM, tất cả đều đã được biên chế cho Hạm đội Đông Hải của nước này.
Tàu khu trục Project 956E/EM được thiết kể để tiêu diệt các tàu chiến, tàu hậu cần cũng như các tàu đổ bộ, hỗ trợ hỏa lực cho các biên đội tàu đổ bộ đường biển, làm nhiệm vụ phòng không và đánh chặn tên lửa, bảo vệ các biên đội tàu chiến và tàu vận tải đồng thời kết hợp thành biên đội cùng các tàu khác trong nhiệm vụ tuần tra và nhiệm vụ chiến đấu khác.
Tàu khu trục Project 956E/EM được thiết kế để vận hành ổn định (nhờ các cánh thăng bằng) và hiệu quả trong các nhiệm vụ trên những vùng biển khác nhau, tàu có thể hoạt động trong điều kiện dông bão, biển động mạnh. Ở đuôi tàu có hăng-ga dành cho trực thăng.
Tàu khu trục này được trang bị 2 hệ thống radar gồm radar sục sạo trên không và biển Fregat, một radar MR-184E cùng 2 radar kiểm soát hỏa lực MR-123-02 (lần lượt cho pháo 130mm và pháo 30mm), radar nhận dạng mục tiêu Mineral-E dung cho hệ thống tên lửa đối hạm Moskit (3M-80 hoặc 3M-82), cùng hệ thống sonar MGK-335. Ngoài ra, tàu cũng được trang bị 2 trạm gây nhiễu MP-401E và MP-407E.
Hệ thống quán lý thông tin tác chiến được cung cấp tự động dựa trên dữ liệu từ các bộ cảm biết chủ động/thụ động của tàu và kết nối dữ liệu với trực thăng, các tàu khác trong biên đội cũng như từ các máy bay tuần tiễu.
Pháo 130mm có thể diệt các mục tiêu như tàu nổi, mục tiêu trên bờ cũng như trên không bằng các loại đạn phù hợp.
Các mục tiêu được nhận dạng tự động bởi radar điều khiển hỏa lực hoặc thông qua kính ngắm quang học. Pháo này cũng có thể bắn được các loại đạn dùng trong huấn luyện. Tốc độ bắn đạt 30 viên mỗi phút.
Với vai trò là đảm bảo phòng không hạm đội nên Type-054A được trang bị hỏa lực phòng không khá mạnh, sử dụng hệ thống 32 ống phóng thẳng đứng, dùng đạn tên lửa phòng không tầm trung đa kênh, loại tên lửa đối không tầm trung 9M317 Shtil, (NATO định danh là SA-N-12, tầm bắn 38km của Nga) hoặc loại sao chép tương tự do Trung Quốc tự phát triển có tên HQ-16.
Hệ thống được bố trí phía trước mũi tàu sau pháo chính. Bệ phóng thẳng đứng này cũng được cho là có khả năng dùng để phóng rocket chống ngầm Yu-8, phát triển từ ngư lôi Yu-7 (bản sao của ngư lôi Mk-46 của Mỹ).
8 tên lửa chống tàu YJ-83 C-803, có đầu đạn nặng 165kg, tầm bắn 180 km, được bố trí trong 2 cụm phóng ở giữa thân.
Tên lửa được dẫn đường bằng phương pháp quán tính và radar chủ động. Ngoài ra, tàu được trang bị pháo hạm 76mm (sao chép từ pháo hạm đa năng AK-176 của Nga), hai hệ thống phòng thủ tầm cực gần Type-730 7 nòng cỡ 30mm, tầm bắn tối đa 3.000m, tốc độ bắn 5800 phát/phút.
Để chống ngầm, tàu có hai hệ thống phóng rocket chống ngầm Type-87, cơ số 36 quả rocket, cỡ nòng 240mm, đầu đạn nặng 34kg, tầm bắn 1.200m. Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho một trực thăng chống ngầm Ka-28 của Nga hoặc Z-9C của Trung Quốc.
Tàu ngầm Lớp Tống (Type 039) là một trong những tàu ngầm tuần tra, tấn công chạy nhiên liệu dầu diesel và động cơ điện hiện đại nhất mà quân đội Trung Quốc đã từng sản xuất bằng chính nỗ lực của mình.
Tàu ngầm tấn công Lớp Tống được xem là “người kế nhiệm” của các biến thể tàu ngầm già cỗi Lớp Minh (Type 035) và tàu ngầm Lớp Romeo (Type 033 – Tàu ngầm của Liên Xô cũ sản xuất) của Hải quân Trung Quốc trong suốt 4 thập kỷ gần đây.
Thân các tàu ngầm Lớp Tống được thiết kế theo mô hình thủy động lực của một số loại tàu ngầm của các nước phương Tây giúp giảm thiểu tối đa lực cản của nước. Động cơ sử dụng 4 máy dầu diesel MTU (16V396 units) của Đức thay vì thiết kế ban đầu là động cơ 12V493 units.
Tàu ngầm Type 039 được trang bị hệ thống ngư lôi chống ngầm có nguồn gốc thiết kế của người Nga.
Khả năng tấn công và tự vệ của các tàu ngầm Lớp Tống của Hải quân Bắc Kinh được tăng cường nhờ được bố trí hệ thống tên lửa săn tàu nổi phóng ống YJ-82.
Đây thực ra chính là phiên bản biến thể của loại tên lửa phóng từ tàu nổi C-801 có khả năng mang đầu đạn thông thường với trọng lượng tối đa lên đến 165 kg với tầm bắn 40 km.
Tàu đổ bộ đệm khí loại mới đã tiến hành huấn luyện các khoa mục ra vào tàu mẹ. Đây là tàu đổ bộ đệm khí loại mới có trọng tải trăm tấn, mới được trang bị cho Hải quân Trung Quốc tháng 12/2009, lần đầu tiên thực hiện huấn luyện tác chiến ở biển xa.
http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/phunutoday.vn/Tau-chien-tau-ngam-moi-khung-nhat-cua-Hai-quan-Trung-Quoc/7979445.epi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét