15/3/12-Những kinh nghiệm nào cho Việt Nam từ cuộc chiến Malvinas/Fakland. Hoàng gia Anh đã cử một hạm đội chiến hạm hiện đại, có sự yểm trợ của tầu sân bay, tầu ngầm nguyên tủ và lực lượng hải quân đánh bộ hùng mạnh, với vũ khí trang bị hiện đại để tấn công chiếm lại quần đảo Fakland/Malvinas.
Argentina với lực lượng hải quân rất yếu, lực lượng không quân và không quân Hải quân của Argentina cũng sử dụng các loại phương tiện chiến đấu cũ và kém hiệu quả. Mặc dù vậy, nhưng với phương thức tác chiến hiệu quả.
Bay nghi binh thu hút lực lượng phòng không, các máy bay mang tên lửa và mang bom chống tầu, bay với trần bay rất thấp đã thoát khỏi hệ thống trinh sát-phòng không trên tầu đối phương.
Và các đòn đánh của không quân Hải quân Argentina đã thành công trong việc đánh chìm một số lượng lớn tầu chiến đấu của Anh.
Do tầm hoạt động quá xa nên người Anh không thể duy trì một thế trận thống trị, quản lý bầu trời và tấn công sân bay của Argentina.
Mặc dù chiến trường đã được giải quyết bằng lực lượng đặc nhiệm và lính thủy đánh bộ. Nhưng rõ ràng, trước những phương thức tác chiến hiệu quả của Argentina, lực lượng hải quân Anh đã chịu đựng những tổn thất nặng nề.
Nhiều nhà bình luận quân sự cho rằng nếu như Argentina có đủ tên lửa Exocet thì chưa biết phần thắng sẽ thuộc về ai.
Qua trận hải chiến này, ta dễ nhận thấy: Vị trí địa lý của quần đảo Fakland /Malvinas đối với Argentina cũng tương đối như Trường Sa với đất liền Việt Nam. Bởi thế những gì mà Argentina đã làm được thì đương nhiên Việt Nam cần phát huy và hạn chế tối đa những điều mà Argentina mắc sai lầm.
Argentina đã bỏ lỡ cơ hội tấn công vào những tử huyệt của Hải quân Anh trên một đoạn đường dài hàng ngàn km. Hoặc do nắm không chắc hoạt động tác chiến của Hải quân Anh nên bị bất ngờ.
Khi hạm đội tàu ngầm tấn công hạt nhân của Hải quân Hoàng gia Anh tấn công tàu tuần dương Belgrano của Argentina, thì các hạm đội tàu nổi của Argentina khiếp sợ, tê liệt ý chí tấn công, phải giữ khoảng cách an toàn với khu vực đảo Falklands/Malvinas trong suốt phần còn lại của chiến tranh.
Hải quân Anh mặc dù lực lượng vượt trội, nhưng do không làm chủ vùng trời tuyệt đối nên vẫn phải chịu tổn thất nặng nề.
Việt Nam rút ra những gì từ kết luận này?
Trước hết phải hết sức đề cao cảnh giác, phát hiện kịp thời hành động tấn công của địch. Sẵn sàng tập kích vào những mục tiêu hiểm yếu, không cho địch “ung dung” triển khai lực lượng vào vị trí xuất phát tấn công.
Tăng cường sức mạnh cho lực lượng không quân với nhiều sân bay dã chiến, nhiều máy bay chiến đấu phù hợp.
Kết hợp với lực lượng phòng không kiên quyết làm chủ vùng trời của ta hoặc ít nhất nơi khu vực xảy ra tác chiến. Đây là yếu tố gần như là quyết định thắng lợi trong hải chiến hiện đại.
Kiên quyết tìm mọi cách để tấn công địch. Triệt để lợi dụng thế địa lý, thế “sân nhà” phát huy kiểu chiến tranh du kích hiện đại trên biển làm cho cuộc chiến kéo dài càng có lợi cho ta và sẽ vô cùng khó khăn cho địch về nguồn hậu cần bảo đảm.
Nếu làm được điều này thì đây cũng là một đòn hiểm, hệ lụy của nó rất khủng khiếp. Làm được điều này mới xứng đáng là hậu duệ của Trần Khánh Dư-viên tướng được coi là Đô đốc đầu tiên của hải quân nước Việt.
Đến đây chúng ta có thể hình dung toàn cảnh khi mở một chiến dịch tấn công đánh chiếm Trường Sa của Việt Nam.
Ngay bản thân của chiến dịch cũng đã tồn tại nhiều mâu thuẫn gay gắt, chẳng hạn như giữa năng lực và thực tế. Không giải quyết được vấn đề này tất nảy sinh ra những lỗ hổng về chiến thuật khó khắc phục…
Huống chi vấn đề còn liên quan lớn đến chính trị trong nước và thế giới, đến lợi ích hơn thiệt giữa cục bộ, ngắn hạn và lâu dài so với lợi ích toàn cầu của quốc gia.
Cho nên tấn công đánh chiếm Trường Sa Việt Nam khó có thể xảy ra trong tương lai gần bởi không một quốc gia nào muốn sa lầy, muốn chuốc lấy sự rủi ro không lường hết.
Lê Ngọc Thống/ Phunutoday
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét