Khoảng 11h20 ngày 12/12/2011, tại ngã tư Kim Mã – Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội), chiếc xe SH do một nam thanh niên điều khiển khi đến nút giao thông này đã va chạm với 1 chiếc xe ôtô khác nên đã bị ngã. Sau khi chủ nhân vừa dựng xe dậy, đề lại xe thì nó bất ngờ bốc cháy. Cơ quan Công an phường sở tại đã có mặt kịp thời và đưa chiếc xe về để điều tra làm rõ.Nhưng theo Thượng tá Nguyễn Văn Sơn, Trưởng phòng Hướng dẫn về Phòng cháy, Sở Phòng cháy và Chữa cháy TP Hà Nội, qua điều tra một số vụ cháy xe ôtô trên địa bàn TP Hà Nội, dù xe chạy bằng xăng hay dầu diesel đều không thể xảy ra cháy nếu như không gặp sự cố nguồn nhiệt (như sự cố về điện, xe bị chập điện, phóng điện…), trong khi các chủ xe lại không dám thừa nhận xe mình đã thay đổi hoặc lắp thêm các các thiết bị như còi, đèn… trên xe dẫn đến quá tải nguồn nhiệt. Để lý giải nguyên nhân của các vụ cháy xe trên có phải là do xăng dầu gây ra hay không, Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm hàng hóa (Bộ KH&CN) đã phối hợp với cơ quan chức năng vào cuộc điều tra làm rõ. Kết quả kiểm nghiệm 26 mẫu xăng, dầu diesel có liên quan đến các vụ cháy xe trên cả nước (từ ngày 27/12/2011 – 9/3/2012) được mang đi kiểm nghiệm đều được phân tích từ 2 đến 6 chỉ tiêu. Các yếu tố có nguy cơ cao gây cháy xe trong xăng được dư luận đặt ra như metanol, ethanol đều không được xác định. Điều này càng chứng tỏ xăng E5 không gây cháy xe. Cụ thể, mẫu xăng Ron 95 tại số 2 đường Giảng Võ, Ba Đình, các chỉ tiêu trị số octan, benzen đều đạt chất lượng, riêng hàm lượng nước là 70ppm; mẫu xăng Ron 92 thuộc Công ty Hà Bắc (Bắc Giang), ngoài việc hàm lượng nước cao (164ppm), các chỉ tiêu còn lại như trị số octan, hàm lượng lưu huỳnh, áp suất hơi, hàm lượng ôxy… đều đạt chuẩn. Kết quả kiểm nghiệm trên là bằng chứng cho thấy, xăng dầu chưa phải là nguyên nhân gây ra cháy xe. Tuy nhiên, 100% mẫu xăng đều có nước, hàm lượng dao động từ 70-318 ppm. Nhưng việc xăng có nước là điều khó tránh khỏi và cũng không thể gây ra nguy cơ cháy xe. Làm gì để phòng cháy xe Theo thống kê của Sở Phòng cháy và Chữa cháy TP Hà Nội, từ đầu năm 2010 đến tháng 1/2012, trên địa bàn TP Hà Nội đã xảy ra 47 vụ cháy xe ôtô, ngoài ra còn một số vụ cháy xe ôtô khác nhưng chủ xe không trình báo. Qua thống kê, phân tích các vụ cháy xe cho thấy, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cháy ôtô là do sự cố từ hệ thống điện như chập điện, dây điện bị quá tải, đánh tia lửa điện, phóng điện. Sau đó là sự cố kỹ thuật như nổ lốp, kẹt ống pô, bó phanh, để rơm rạ, nilon, giẻ… quấn vào ống xả, sơ suất sử dụng lửa gây cháy… Thượng tá Nguyễn Văn Sơn khuyến cáo, để phòng chống cháy xe, các chủ xe không nên lắp đặt thêm các thiết bị, phụ kiện có tiêu thụ điện khác như thiết bị bảo vệ, còi, đèn… nếu lắp thêm phải bảo đảm không bị quá tải về điện. Tuân thủ quy trình vận hành, bảo trì, bảo dưỡng theo quy định và việc bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa tại những nơi có bảo đảm chất lượng. Khi xe có dấu hiệu khác thường (khó nổ, có hơi xăng, có tiếng kêu, nhiệt độ của máy cao, có mùi khét), thì phải khắc phục kịp thời. Để xe trong nhà, ở nơi trông giữ xe phải tắt khóa điện, đóng khóa xăng và để xa nơi có nguồn lửa, nguồn nhiệt. Sử dụng xăng, dầu đúng chủng loại, chất lượng quy định; không mua xăng, dầu ở các điểm bán không được phép kinh doanh. Không để các chất dễ cháy, dễ bắt cháy trong xe, trong khoang động cơ. Đồng thời, chủ xe nên trang bị các bình chữa cháy phù hợp. Yêu cầu đặt ra đối với điểm trông giữ xe phải trang bị đầy đủ các loại phương tiện chữa cháy theo quy định. Có quy hoạch khu vực gửi xe, sắp xếp xe để thuận tiện, dễ dàng sơ tán xe khi có cháy. Nhân viên ở đây phải được huấn luyện thuần thục về biện pháp, phương pháp xử lý các tình huống cháy, xảy ra. Các tòa nhà có dịch vụ trông giữ xe trong gara, dưới các tầng hầm ngoài việc thực hiện các quy định trên, phải lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động theo quy định và phải được kiểm tra, bảo trì thường xuyên để bảo đảm hiệu quả chữa cháy. Nếu xảy ra cháy, nổ hoặc phát hiện thấy có khói hoặc nhiệt độ cao bất thường của xe, thì chủ xe cần bình tĩnh tắt khóa điện, đỗ, dừng xe xa nơi đông người, nhiều chất dễ cháy. Khi cháy xe ôtô, chủ xe cần đưa ngay mọi người ra khỏi xe và tìm cách chữa cháy. Chủ xe khóa ngay bình xăng nếu có thể (đối với các xe có thiết kế khóa xăng), dùng bình chữa cháy, cát, nước để chữa cháy, đồng thời hô hoán để mọi người đến trợ giúp chữa cháy, gọi báo ngay cho Cảnh sát PCCC theo số điện thoại 114 hoặc cho công an, chính quyền địa phương nơi gần nhất để phối hợp chữa cháy, để xác định nguyên nhân, kịp thời có biện pháp xử lý. Nếu trường hợp không có khả năng dập tắt đám cháy cần nhanh chóng rời xa phương tiện đang cháy đến vị trí an toàn để bảo đảm tính mạng của mình. Theo Vĩnh Yên Petro Times
Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012
Cháy xe: Thủ phạm không phải là xăng dầu
27/3/12-Đó là kết luận mới nhất của Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm hàng hóa (Bộ KH&CN) vừa công bố sau khi kiểm nghiệm 26 mẫu xăng, dầu diesel lấy từ các xe bị cháy.
100% mẫu xăng dầu kiểm tra đều đạt chuẩn
Thời gian qua liên tiếp xảy ra các vụ xe máy, ôtô trên địa bàn cả nước. Nhiều nhất vẫn là số vụ cháy xe ôtô các loại (xe tải, xe khách, xe du lịch…). Không chỉ xe ôtô đang lưu hành trên đường bốc cháy, mà một số xe ôtô đỗ trên đường, để trong gara cũng bốc cháy… Số tài sản thiệt hại từ các vụ cháy xe ôtô khá lớn, từ vài chục triệu cho đến vài trăm triệu đồng. Đặc biệt, vụ cháy xe ôtô khách 45 chỗ, BKS 29LD-4088, nhãn hiệu Huyndai xảy ra ngày 19/12/2011 tại Km 73+100, đường tránh Quốc lộ 6 qua địa bàn TP Hòa Bình đã gây thiệt hại đến 3,5 tỉ đồng, rất may không có ai bị thương.
Các vụ cháy xe, nhất là cháy xe ôtô đã trở thành vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm đến nguyên nhân gây ra cháy xe. Có ý kiến cho rằng, nguyên nhân gây cháy xe chủ yếu là do xăng dầu. Nhiều xe khách đã xảy ra cháy trong khi đang lưu hành trên đường, trong những xe bị cháy đó có xe chạy bằng dầu diesel, nên chủ xe đổ lỗi nguyên nhân dẫn đến cháy xe là do dầu diesel.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét