Vibay

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012

Châu Á đã trở thành kho vũ khí

21/3/12-Ấn Độ đã trở thành nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất trên thế giới, vượt qua Trung Quốc trong vị trí này. Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), trong 5 năm, tổng khối lượng buôn bán vũ khí toàn cầu đã tăng 24%. Và năm quốc gia chủ yếu nhập khẩu vũ khí đều tập trung ở châu Á.


Chi phí mua vũ khí của Ấn Độ đã tăng 38%, và ngày nay nó chiếm 10% tổng nhập khẩu vũ khí thế giới. Dự thảo ngân sách năm tài chính 2012 - 2013 gia tăng hơn nữa phần chi phí cho quốc phòng - 17%. Và theo SIPRI, trong 15 năm tới, Ấn Độ sẽ chi hơn 100 tỷ đô la Mỹ để mua vũ khí mới.

Thị phần của Trung Quốc, mà cho đến gần đây là nhà nhập khẩu vũ khí chính, hiện chiếm 5% của nhập khẩu vũ khí thế giới. Trung Quốc giảm xuống vị trí thứ tư trong số các nước nhập khẩu, sau Hàn Quốc (6%) và Pakistan (5%). Điều này không có nghĩa rằng Trung Quốc đã vũ trang ít hơn các nước khác, so với Ấn Độ chẳng hạn. Chỉ trong những năm gần đây, Trung Quốc đã không trở thành tâm điểm nhập khẩu, mà tự sản xuất vũ khí của mình. Hơn nữa, Trung Quốc đã nâng lên chiếm vị trí thứ sáu trong số các nước xuất khẩu vũ khí. Và hầu hết vũ khí xuất khẩu của Trung Quốc đi vào châu Á và châu Đại Dương, và một phần lớn là xuất khẩu cho Pakistan, mà Trung Quốc trở thành nhà cung cấp chính, chiếm mất vị trí thứ nhất của Hoa Kỳ.

Kết luận chung được rút ra từ báo cáo của SIPRI là châu Á đang trở thành lĩnh vực chính xung đột vũ trang. Chuyên gia Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga, ông Boris Volkhonsky nói:

“Cầu thủ chính trong sự đối đầu này không phải là các nước đã tham gia xung đột vũ trang, mà là những người đang xây dựng lực lượng, thậm chí không để tiến hành chiến tranh, mà chỉ để chứng minh là họ sẵn sàng trước bất kỳ kịch bản sự kiện nào.”

Các chi phí rất lớn về vũ khí, những nỗ lực để đạt được cơ chế cường quốc vũ khí khu vực hoặc toàn cầu, thường xảy ra trên bối cảnh những vấn đề khó khăn trong lĩnh vực kinh tế và xã hội. Ông Boris Volkhonsky nói:

“Các dữ liệu mới nhất về cán cân thương mại nước ngoài của Trung Quốc nói rằng quốc gia này đang có nguy cơ từ nước xuất khẩu trở thành nước nhập khẩu. Trong tháng Hai, thâm hụt ngoại thương của Trung Quốc lên 31,5 tỷ USD, và nhiều nhà phân tích dự đoán rằng xu hướng này là để giảm bớt việc xuất khẩu và tăng trưởng nhập khẩu trong vài năm.

Tại Ấn Độ, tăng trưởng chi phí quân sự diễn ra trên bối cảnh những vấn đề chưa được giải quyết như đói nghèo, phân tầng xã hội, suy thoái kinh tế, sự sụp đổ của đồng rupee. Và câu hỏi lớn là, liệu ngân sách quốc phòng Ấn Độ có thể "kéo" được sự gia tăng chi phí quốc phòng hay không.”

Câu chuyện gần đây với việc đấu thầu mua máy bay chiến đấu tiên tiến phản ánh tình trạng mâu thuẫn đó một cách hợp lý. Một mặt, sự lựa chọn dường như đã nghiêng về phương án Rafale của Pháp. Nhưng các chi tiết của hợp đồng đến nay vẫn chưa được thoả thuận, và đối thủ cạnh tranh chưa chia tay với hy vọng rằng chính phủ Ấn Độ sẽ thay đổi điều kiện giao dịch. Không loại trừ là do khó khăn kinh tế sẽ đưa ra một lựa chọn mới – mua loại máy bay chiến đấu rẻ hơn.

Tất nhiên, buôn bán vũ khí là loại kinh doanh lợi nhuận rất cao. Không phải tất cả các vũ khí trong kho của bất cứ quốc gia nào đều chắc chắn sẽ tham gia trong chiến đấu thực tế. Tuy nhiên, xu hướng được ghi nhận trong báo cáo của SIPRI không thể không gây lo ngai, vì châu Á là khu vực cực kỳ mâu thuẫn, nơi có nhiều tranh chấp lãnh thổ nhất thế giới. Châu Á đang biến thành vũ đài chạy đua vũ trang chính. Và rồi sớm hay muộn, các loại vũ khí tích lũy được sẽ bắt đầu khai hỏa.

http://www.aljazeera.com/indepth/features/2012/03/201232073910325335.html

http://vietnamese.ruvr.ru/2012_03_21/69028208/


Trong bài của Aljazeera có nhắc Việt Nam sản xuất tàu Project-12418 (Tarantul-5) là loại tàu tấn công nhanh theo giấy phép của Nga.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét