Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011
Việt Nam đàm phán mua 15 tên lửa BrahMos từ Ấn Độ.
Trang mạng quân sự Trung Quốc loan tin, Việt Nam đã đàm phán mua 15 tên lửa BrahMos từ Ấn Độ.
(ĐVO-27/09/11) Theo đó, một bài viết đăng trên trang mạng Junshijia khẳng định rằng, liên doanh phát triển tên lửa BrahMos giữa Nga và Ấn Độ muốn bán loại tên lửa chống hạm siêu hạng này cho Việt Nam.
Theo nguồn tin giấu tên cung cấp cho báo Trung Quốc khẳng định rằng, Việt Nam, là đối tác hàng đầu trong số "15 quốc gia thân thiện" khi mua tên lửa BrahMos với Ấn Độ. Thông tin về quá trình đám phán cũng đã được trình lên ủy ban hợp tác quân sự Nga - Ấn.
"Các cuộc đàm phán chính thức đã được tổ chức, tuy nhiên kế hoạch cung cấp tên lửa cụ thể vẫn chưa được thông qua. Kế hoạch mua sắm của Việt Nam được cho là có giá trị rất lớn.
Việc bán tên lửa BrahMos ra nước ngoài cần có sự đồng thuận của cả Nga và Ấn Độ, tuy nhiên điều này không còn là trở ngại. Mối quan hệ giữa Ấn Độ, Nga và Việt Nam đều ở mức đối tác chiến lược", trang mạng có đoạn.
Năm 2009, trong chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc Phòng Ấn Độ AK Antony, phía Ấn Độ đã cam kết trợ giúp Việt Nam trong quá trình hiện đại hóa quân đội, đặc biệt là hải quân.
Bài viết trên trang Junshijia nhận định, việc bán tên lửa BrahMos cho Việt Nam có thể cũng là một phần trong kế hoạch xây dựng đối tác chiến lược giữa đôi bên.
Hiện tại, tên lửa BrahMos vẫn chưa hề được cung cấp cho bất kỳ quốc gia thứ 3 nào, tuy nhiên nhiều quốc gia đã bày tỏ sự quan tâm đến loại tên lửa siêu hạng này.
Nguoi-Viet.com:
Ấn Ðộ đã cung cấp cho Việt Nam một số lượng lớn phụ tùng để tân trang khoảng 100 chiếc chiến đấu cơ Mig 21 già nua cũng như phụ tùng cho mấy chiếc tàu chiến mua từ hồi còn Liên Xô. Tin tức thời sự gần đây nói Ấn Ðộ huấn luyện cho Việt Nam tác chiến tàu ngầm Kilo mà Việt Nam mua của Nga, trong khi Ấn cũng đã mua từ trước và có nhiều kinh nghiệm.
Trong một bản tin khác của báo Straits Time ở Singapore, Việt Nam cũng đang điều đình để mua 12 vận tải cơ tầm ngắn Let L-410 của Cộng Hòa Séc. Mục đích chính yếu là tiếp vận cho các lực lượng trú đóng ở các hải đảo Trường Sa.
Ðây là loại phi cơ vận tản bán phản lực cỡ nhỏ với 2 động cơ, tầm hoạt động tối đa 770 hải ly (hay 1,430 km).
Hồi năm ngoái Việt Nam đã được Cộng Hòa Séc giúp nâng cấp một loại hệ thống radar P-18 do Nga chế tạo, từ sử dụng kỹ thuật ký hiệu thông thường sang kỹ thuật số.
Quốc Việt (theo Junshijia)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét