Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Video vũ khí. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Video vũ khí. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2015

Không quân Trung Quốc diễn tập tác chiến trên không


Không quân Trung Quốc gồm: không quân ném bom, không quân cường kích, không quân tiêm kích, không quân trinh sát, không quân vận tải, bộ đội tên lửa phòng không, pháo phòng không, bộ đội radar, bộ đội đổ bộ đường không.

Hiện tại, không quân Trung Quốc có hơn 2.800 máy bay, trong đó có 1.900 máy bay chiến đấu.

Tạo thành nền tảng sức mạnh của không quân Trung Quốc là các loại tiêm kích: J-10, J-8, Su-27, Su-30МКК, Su-30МК2.

Không quân Trung Quốc còn được trang bị các tên lửa đường đạn SC-19 mang đầu đạn động năng dùng để tiêu diệt vệ tinh.

Năm 2013, Trung Quốc đã phát triển tiêm kích thế hệ 5 J-20, dự kiến sẽ đưa vào trang bị vào năm 2020. Máy bay được trang radar hiện đại, các khoang trong thân có thể mang tên lửa không đối không, không đối đất và không đối hạm. J-20 có khả năng chặn đánh các cường kích và tiêm kích-bom.

Năm 2015, Trung Quốc dự định bắt đầu sản xuất loạt tiêm kích trên hạm đầu tiên.
0

Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

Thụy Điển ra mắt chiến đấu cơ mới Saab Gripen C


Saab JAS 39 "Gripen" (Griffin hay "Gryphon") là một loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ do công ty hàng không Saab Thụy Điển phối hợp với Ericson (hệ thống điện tử) và Volvo (động cơ) chế tạo.

Loại máy bay này đã phục vụ trong Không quân Thụy Điển, Không quân Cộng hòa Czech và Không quân Hungary, và đã được Không quân Nam Phi, Không quân Thái Lan đặt hàng. Tháng 4 năm 2007, Na Uy đã ký một thoả thuận về một chương trình phát triển chung loại máy bay này.

Phiên bản Gripen C tương thích với NATO của Gripen với khả năng sử dụng vũ khí, điện tử, vân vân được nâng cấp.
0

Thứ Ba, 20 tháng 1, 2015

Khoảnh khắc F/A-18C phá vỡ vận tốc âm thanh


0

Thứ Ba, 13 tháng 1, 2015

Tàu ngầm Type 214 Hàn Quốc lặn, phóng ngư lôi


Đoạn clip được Bộ Quốc phòng Hàn Quốc công khai trên kênh chia sẻ Youtube ghi lại các hình ảnh quý giá, đẹp mắt về hoạt động của chiếc tàu ngầm Type 214 mang tên An Jung-geun (SS 075) trong một cuộc diễn tập bắn đạn thật trên biển.

Đây là một trong 9 tàu ngầm Type 214 thế hệ mới do hãng HDW Đức thiết kế, Hàn Quốc mua giấy phép chế tạo. Hiện đã có ít nhất 4 chiếc Type 214 được đưa vào biên chế.

Một trong những điểm nhấn công nghệ trên tàu ngầm tấn công Type 214 là trang bị hệ thống lực AIP cho thời gian hoạt động dưới mặt nước lâu hơn các tàu ngầm khác. Ngoài ra, chiếc tàu có lượng giãn nước 1.860 tấn này còn được trang bị nhiều công nghệ hiện đại khác đem lại tính tự động hóa cao, độ an toàn lớn.
Xem clip có thể thấy rõ hầu hết trang bị điện tử trên tàu ngầm Type 2014 đều được số hóa, hệ thống radar - điều khiển hỏa lực trên tàu đều hiển thị màn hình tinh thể lỏng rõ nét, thuận tiện.

Tiền Phong
0

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Sát thủ Strela-10 diệt siêu tiêm kích F-18

ANTĐ - Hệ thống phòng không tầm thấp 9K35 Strela-10 (Nga: 9К35 «Стрела-10», NATO: SA-13 Gopher) do phòng thiết kế cơ khí chính xác Tochmash KB nghiên cứu phát triển từ đầu những năm 1970 để thay thế cho hệ thống 9K31 Strela-1. Tới năm 1976, 9K35 Strela-10 chính thức được đưa vào trong biên chế.

Hệ thống 9K35 Strela-10 sử dụng đạn tên lửa tìm nhiệt hồng ngoại 9M37 (4 quả trên bệ sẵn sàng bắn và 8 đạn trong thiết bị nạp). Đạn tên lửa 9M37 dài 2,2m, nặng 40kg với đầu đạn nặng 3,5 kg. Tên lửa lắp động cơ đẩy nhiên liệu rắn cho phép đạt tốc độ gần Mach 2, tầm bắn 500-5.000m, độ cao 10-3.500m. Đạn 9M37 được điều khiển bằng đầu tự dẫn sử dụng hai phương pháp dẫn đường là đầu tự dẫn quang - truyền hình và đầu tự dẫn hồng ngoại bám theo nguồn nhiệt cao do mục tiêu phát ra.

Phương pháp dẫn đường hiệu quả dựa trên quang - truyền hình và đầu tự dẫn hồng ngoại mang đến cho tổ hợp Strela-10 khả năng tác chiến độc lập rất cao, không cần nhiều khí tài hỗ trợ cồng kềnh như các hệ thống phòng không tầm trung và xa. Khả năng cơ động cao khiến Strela-10 có thể tung ra những đòn tấn công bất ngờ cho đối phương, đặc biệt là rất hiệu quả trong phục kích máy bay tầm thấp.

Video Clip được trích từ bộ phim “Sau chiến tuyến địch” (Behind Enemy Lines) do Mỹ sản xuất, lấy bối cảnh cuộc chiến tranh Bosnia, mô tả cuộc đối đầu nghẹt thở giữa hệ thống phòng không tầm gần, dã chiến 9K35 Strela-10 và máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 F-18 của Mỹ. Chiếc F-18 của Mỹ đang bay tầm thấp, len lỏi giữa các dãy núi thì bị radar cảnh giới tầm thấp trên hệ thống 9K35 phát hiện, nó phóng 2 đạn tên lửa 9M37MD cách nhau 30 giây về phía chiếc F-18.

Chiếc F-18 đã sử dụng nhiều biện pháp chiến thuật và kỹ thuật cao như: Cơ động vòng tránh, tăng độ cao, chuyển hướng đột ngột, phóng mỗi bẫy nhiệt, thậm chí là vứt thùng dầu phụ để chạy cho nhanh nhưng cũng chỉ loại bỏ được 1 quả tên lửa, quả còn lại đã hạ sát chiếc F-18 khiến cho 2 phi công phải phóng ghế nhảy dù.

Mời các bạn xem Video Clip trích từ bộ phim “Sau chiến tuyến địch” (Behind Enemy Lines)


Nguyễn Ngọc - An Ninh Thủ Đô
0

X-47 phiên bản Trung Quốc bay thử lần đầu


Theo như giới thiệu trong clip thì chiếc máy bay không người lái có tên Lijian (tiếng Anh là Sharp Sword, có thể dịch “Thanh kiếm sắc nhọn”) đã bay được 17 phút trước khi tiếp đất.

Lijian là UAV tàng hình đầu tiên của Trung Quốc và chiếm “ngôi” thứ 3 thế giới (sau X-47 của Mỹ và nEUROn Pháp).

Chương trình phát triển Lijian do Tổ hợp Công nghiệp Hàng không Hồng Du và Tập đoàn Hàng không Thẩm Dương hợp tác nghiên cứu, thiết kế từ năm 2009. UAV bắt đầu thử nghiệm trên mặt đất vào ngày 13/12 năm ngoái.

Còn theo China Aviation News, Lijian sẽ được sử dụng bởi Không quân và Không quân Hải quân Trung Quốc cho nhiệm vụ trinh sát, do thám, theo dõi và chiến đấu.

Với việc đưa ra mẫu thử nghiệm này, Trung Quốc đang đi trước một số quốc gia trong việc phát triển UAV tàng hình, trong đó có Anh, Nga, Ấn Độ, Thụy Điển, Italy, Iran và Israel.

Hiện vẫn chưa có bất kỳ thông tin kỹ thuật nào, cũng như kiểu dáng thực sự của chiếc UAV tàng hình Trung Quốc thử nghiệm được công bố chính thức. Qua một số hình ảnh “chụp lén” phát tán trên mạng, nhiều người chỉ có thể nhận ra rằng, mẫu UAV này khá giống X-47 của Mỹ.

Ngoài ra, không loại trừ khả năng Trung Quốc phát triển mẫu UAV tàng hình này dựa trên công nghệ thu giữ được từ chiếc RQ-170 của Mỹ bị Iran bắn hạ năm 2011. Khi đó, một số nguồn tin cho rằng, các chuyên gia Trung Quốc được phép tiếp cận xác máy bay Mỹ.
0

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

Ấn Độ bắn thử thành công tên lửa hành trình siêu âm Brahmos


Theo Tân Hoa xã, Lục quân Ấn Độ ngày 18/11/2013 đã bắn thử thành công phiên bản tối tân của tên lửa hành trình siêu âm BrahMos tầm bắn 290km.

Tên lửa trên đã bắn trúng và phá hủy một mục tiêu tại trường bắn Pokhran ở bang Rajasthan, miền Tây Ấn Độ, cách thủ đô New Delhi khoảng 670km.
0

Tên lửa "khủng" phá công sự của Trung Quốc


Trong khuôn khổ chương trình nâng cao sức mạnh tác chiến cho quân đội nói chung và lực lượng Nhị pháo (cách gọi lực lượng tên lửa chiến lược của Trung Quốc) nói riêng, lực lượng Nhị pháo đã âm thầm đưa vào sử dụng loại tên lửa đạn đạo chiến thuật DF-15C.

DF-15C là biến thể nâng cấp mới nhất của loại tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn DF-15, đây là một tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn hai giai đoạn. Tên lửa có rất nhiều cải tiến so với biến thể cũ DF-15B. Điểm khác biệt đầu tiên là tên lửa được trang bị một đầu đạn hoàn toàn mới.


Tên lửa DF-15C có một phần mũi hoàn toàn mới, trong đó có chứa các thiết bị đầu cuối mới cho phép tấn công với độ chính xác cao hơn.

Giai đoạn thứ hai của tên lửa DF-15C có hình trụ đều chứ không có hình dạng chóp nón như trên DF-15B, phần mũi cùng tù hơn chứ không nhọn như trên biến thể cũ, 4 vây ổn định nhỏ ở cuối đầu đạn bị loại bỏ. Dựa vào những hình ảnh mới nhất về biến thể DF-15C, ông Carlo Kopp một nhà phân tích quốc phòng người Australia, người đồng sáng lập tạp chí quốc phòng Air Power Australia nhận định.

Trên cơ sở các kết quả kiểm tra và các dữ liệu vệ tinh mà họ có được, tên lửa DF-15C có thể đánh trúng mục tiêu với bán kính lệch mục tiêu RCS chỉ khoảng 30 mét ở cự ly khoảng 650km. Tên lửa được trang bị hệ thống dẫn đường dựa vào hệ thống định vị toàn cầu GPS kết hợp với radar chủ động giai đoạn cuối để đảm bảo độ chính xác cao trong khi tác chiến.

Tên lửa đạn đạo chiến thuật DF-15C có thể sử dụng để tấn công các căn cứ quan trọng của đối phương như: Sân bay, trung tâm chỉ huy, kho tàng bến bãi, các tòa nhà hành chính quan trọng hoặc trung tâm công nghiệp.

DF-15C có thể trang bị đầu đạn hạt nhân chiến thuật có đương lượng nổ khoảng 50-350kt hoặc trang bị đầu đạn thông thường như đầu đạn chất nổ mạnh, đầu đạn nhiệt áp, đầu đạn chùm, đạn cháy hoặc đạn nổ phân mảnh. Ngoài ra, tên lửa còn có thể trang bị đầu đạn xung điện gây nhiễu hệ thống thông tin liên lạc và hệ thống kiểm soát của đối phương.

Tên lửa được đặt trên khung gầm xe tải hạng nặng chuyên dụng WS2400 8x8 bánh mang lại khả năng cơ động rất cao. Thời gian triển khai đội hình chiến đấu chỉ khoảng 15-30 phút, tên lửa có tốc độ pha cuối gấp 6 lần vận tốc âm thanh(6.600km/h) nên gần như không thể đánh chặn.


Phần mũi của DF-15C (ở trên) và DF-15B (ở dưới). Bán kính lệch mục tiêu của DF-15C đã thu hẹp xuống khoảng 10 lần so với DF-15B.

Sự phát triển của DF-15C đã tạo ra một bước đột phá đáng kể trong năng lực tác chiến của loại tên lửa đạn đạo chiến thuật này. Biến thể cũ DF-15B tên lửa có độ chính xác tương đối kém, bán kính lệch mục tiêu RCS của tên lửa dao động từ 300-600 mét. Trong khi đó DF-15C đã thu hẹp chỉ số này xuống còn 30 mét.

So với tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn 9K720 Iskander của Nga thì RCS của DF-15C còn kém xa, nhưng DF-15C đã mang lại cho Trung Quốc khả năng tấn công chính xác hơn nhiều so với trước đây. Theo các số liệu của tình báo Mỹ năm 2008, lực lượng Nhị pháo đang có trong biên chế khoảng 315-355 tên lửa DF-15 các biến thể.

Trung Quốc đang triển khai DF-15 tại một địa điểm bí mật tại tỉnh Phúc Kiến và chĩa nó về phía Đài Loan. Sự có mặt của DF-15C sẽ cho phép Trung Quốc đặt toàn bộ các căn cứ quan trọng của Đài Loan trong tầm ngắm. Với độ chính xác cao hơn của DF-15C sẽ cho phép Trung Quốc vô hiệu hóa năng lực tác chiến của quân đội Đài Loan khi cần thiết.

Theo Soha News
0

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013

Phi cơ rợp trời ở 'chợ vũ khí' Hàn Quốc

Triển lãm Hàng không và Quốc phòng quốc tế 2013 (ADEX 2013) diễn ra tại Hàn Quốc với sự xuất hiện của nhiều loại vũ khí và công nghệ mới, đặc biệt là các màn trình diễn nhào lộn của các máy bay.


Theo đài KBS, ADEX 2013 được tổ chức tại trung tâm triển lãm KINTEX ở thành phố Ilsan, tỉnh Gyeonggi từ ngày 29/10 tới 3/11. 361 công ty hàng không và quốc phòng đến từ 28 quốc gia trên thế giới đã góp mặt, với nhiều vũ khí, công nghệ mới được trưng bày.

Triển lãm còn giới thiệu một số loại vũ khí mới được sản xuất theo công nghệ trong nước của Hàn Quốc, bao gồm máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50 và trực thăng quân sự hạng nhẹ Surion.

Những màn trình diễn nhào lộn đẹp mắt của các loại phi cơ đã thu hút được sự chú ý của những người tới xem triển lãm. Một trong những pha trình diễn đẹp mắt nhất là màn vẽ hình trái tim ở trên không.

ADEX được tổ chức hai năm một lần. Đây là lần thứ 9 triển lãm được tổ chức.

Nguyễn Tâm (Video: Arirang)
0

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Video thử nghiệm: Sự ra đời của huyền thoại Su-27


Sukhoi Su-27 (Су-27 trong bảng chữ cái Cyrillic) (tên ký hiệu của NATO 'Flanker' - kẻ tấn công sườn) là một máy bay tiêm kích phản lực Xô Viết độc đáo được thiết kế bởi Phòng thiết kế Sukhoi (SDB) và được sản xuất năm 1977. Nó là đối thủ trực tiếp của những loại máy bay chiến đấu thế hệ mới của Hoa Kỳ (F-14 Tomcat sản xuất năm 1970, F-15 Eagle sản xuất năm 1972, F-16 Fighting Falcon và F/A-18 Hornet), với tầm hoạt động lớn, trang bị vũ khí hạng nặng, và cực kỳ cơ động nhanh nhẹn linh hoạt. Su-27 thường xuyên thực hiện các chuyến bay trong các nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, nhưng nó có thể thực hiện gần như mọi nhiệm vụ chiến đấu.


0

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

Tên lửa diệt hạm Exocet Block 3 trên SIGMA Việt Nam

Được phát triển bởi hãng quốc phòng MBDA châu Âu, tên lửa diệt hạm Exocet MM40 Block 3 là một biến thể cải tiến mới nhất từ loại Exocet MM40 Block 2, tăng cường khả năng hoạt động, mở rộng tầm bắn và đặc biệt là hiệu quả tác chiến ở khu vực ven bờ.

Theo nhà phát triển MBDA, cấu hình tên lửa mới Exocet MM40 Block 3 đã mở rộng đáng kể tầm bắn (từ 70km của phiên bản Block 2) lên tới 180km, sử dụng hệ thống dẫn đường GPS và chế độ tấn công mặt đất, cho phép các nhà khai thác có thể thiết lập tọa độ mục tiêu 3 tham số kinh độ, vĩ độ và độ cao. Khả năng mới này tăng cường đáng kể sức mạnh chống tàu cho loại tên lửa.



Thêm chi tiết
MM40 Block 3 có thể tiếp cận đến mục tiêu theo một quĩ đạo bay 3 chiều đã xác định trước, cơ động tấn công trong giai đoạn cuối ở độ cao cách mặt biển rất thấp. Trong giai đoạn dẫn đường cuối, tên lửa sử dụng một đầu dò radar chủ động băng J với các phần tử tìm kiếm cập nhật liên tục về mục tiêu để phân biệt giữa các mục tiêu trên biển và mục tiêu ở căn cứ ven biển do hệ thống GPS chỉ điểm, sau đó lựa chọn tấn công một mục tiêu.

Exocet MM40 Block 3 cũng được bổ sung một phiên bản mới của hệ thống lập trình nhiệm vụ, cho phép nhà khai thác sử dụng tối đa được các đặc điểm mới của tên lửa để xuyên thủng lá chắn phòng thủ tên lửa của đối phương.

Thiết kế khung của tên lửa Exocet MM40 Block 3 giảm thiểu tối đa tiết diện phản xạ tín hiệu sóng radar, giúp nó có khả năng tàng hình nhẹ. Tầm bắn được tăng lên gấp 2,5 lần so với phiên bản Block 2 nhờ một hệ thống động cơ đẩy mới, bao gồm một động cơ phụ và một động cơ tua-bin phản lực, 4 cửa hút khí giúp tên lửa có được khả năng cơ động tuyệt vời trong giai đoạn cuối.

MBDA bắt đầu phát triển tên lửa Exocet MM40 Block 3 từ năm 2004, nhưng chỉ đến năm 2008 Hải quân Pháp mới chính thức bắt tay tham gia chương trình này.

Cuối năm 2008, Cơ quan phụ trách vũ khí, trang bị (DGA) của Quân đội Pháp đã ký hợp đồng với hãng MBDA về việc tiến hành nâng cấp lô tên lửa MM-40 Exocet Block 2 đầu tiên, bao gồm 45 tên lửa lên chuẩn Block 3.

Theo Defense-Update, lần bắn thử nghiệm tên lửa MM40 Block 3 đầu tiên đã diễn ra vào ngày 18/3/2010 tại một bãi thử tên lửa Ile du Levant trên biển Địa Trung Hải. Tên lửa đã được phóng đi từ khinh hạm Chevalier Paul lớp Horizon.

Theo kế hoạch, các tên lửa Exocet Block-3 thuộc lô đầu tiên sẽ được trang bị cho hai khinh hạm phòng không lớp Horizon là Forbin và Chevalier Paul. Sau đó, nó sẽ được trang bị trên toàn bộ các dòng khinh hạm khác, bao gồm cả các chiến hạm đa nhiệm hợp tác phát triển với phía Italia - khinh hạm lớp FREMM.

Bên cạnh Hải quân Pháp, phiên bản tên lửa MM40 Block 3 cũng sẽ được bán cho Hải quân UAE, Hải quân Qatar, Oman và Morocco cũng sẽ trang bị tên lửa này. Trong khi đó, 2 khác hàng mới nhất ở khu vực Đông Nam Á là Malaysia và Việt Nam cũng lần lượt trang bị cho các tàu hộ tống Gowind và SIGMA 9814.

Có thể nói, Exocet MM40 Block 3 được đánh giá là một tên lửa diệt hạm hiện đại bậc nhất của Hải quân Pháp và cả châu Âu. Hy vọng, với những công nghệ quân sự tiên tiến của phương Tây được tích hợp trên 2 tàu chiến SIGMA 9814 và các hệ thống vũ khí trang bị trên tàu, sẽ góp phần tạo ra một sức mạnh mới cho Hải quân Việt Nam trong những năm tới.

Theo Đất Việt
0

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

Màn cất cánh siêu đẳng của F-35


F-35 Lightning II được phát triển từ máy bay X-35 theo dự án máy bay tiêm kích tấn công kết hợp(JSF), là loại máy bay tiêm kích một chỗ ngồi, có khả năng tàng hình, đa năng, có thể thực hiện các nhiệm vụ như: yểm trợ trên không, ném bom chiến thuật, và chiến đấu không đối không.

Việc phát triển nó đã được đưa vào kế hoạch tài chính của Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và các chính phủ liên minh khác. Nó được thiết kế và xây dựng bởi một tổ hợp công nghiệp hàng không do Lockheed Martin dẫn đầu và các thành viên khác là BAE Systems và Northrop Grumman. Máy bay đã được thao diễn vào năm 2000; một kiểu mẫu sản xuất thử đã cất cánh lần đầu vào ngày 15-12-2006.
0

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Lính Trung Quốc tập bắn với tên lửa vác vai FN-6

FN-6 (FN = FeiNu có nghĩa là nỏ bay), là một loại tên lửa phòng không vác vai (MANPAD) thế hệ thứ ba sử dụng công nghệ khoá mục tiêu hồng ngoại tiêu cực ( Passive IR ), được phát triển bởi Tổng công ty xuất- nhập khẩu thiết bị máy chính xác Trung Quốc (CNPMIEC), và là tên lửa đất-đối-không vác vai tiên tiến nhất mà nước này cung cấp trên thị trường quốc tế.

Thiết kế đặc biệt để tham gia vào các mục tiêu bay thấp, nó có một phạm vi 6 km và độ cao tối đa là 3,5 km. FN-6 đang phục vụ trong Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), và cũng đã được xuất khẩu sang Malaysia, Campuchia, Sudan và Peru. Dựa trên FN-6, Trung Quốc đã phát triển một số MANPAD khác, chẳng hạn như biến thể HN và FY, hệ thống phòng không tầm ngắn gắn trên xe phát triển từ tên lửa phòng không vác vai FN và FB.

0

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

Khí tài quan sát và ngắm bắn đêm


Trong tác chiến hiện đại, chiến trường không còn phân biệt ngày hay đêm, còn gọi là chiến trường trong suốt. Trước yêu cầu đó, nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo ra những khí tài có khả năng quan sát và ngắm bắn ban đêm được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết.

Các cán bộ thuộc Viện Vật lý Kỹ thuật (Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự, Bộ Quốc phòng) đã thiết kế chế tạo thành công khí tài ảnh nhiệt dùng cho trinh sát đêm TBAN-IR120 với tính năng kỹ thuật cao.
0