Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt-Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt-Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

Ngoại trưởng Mỹ cảm ơn Việt Nam hỗ trợ vận chuyển 2,2 triệu bộ đồ bảo hộ chống dịch Covid-19

Theo một tuyên bố của ông Pompeo do Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cung cấp, Ngoại trưởng Mỹ tại cuộc họp trực tuyến về Covid-19 với ASEAN sáng 23/4 đã cảm ơn các đối tác thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).


Theo tuyên bố, ông Pompeo khẳng định: "Chúng tôi cảm ơn các đối tác ASEAN vì sự hỗ trợ quý báu của họ trong việc thúc đẩy nguồn cung cấp y tế quan trọng vào Mỹ, cũng như sự hỗ trợ của họ cho các chuyến bay hồi hương của công dân Mỹ. Ví dụ, Việt Nam đã tạo điều kiện thông quan cho các chuyến bay chở 2,2 triệu bộ đồ bảo hộ cá nhân tới Mỹ và chúng tôi hy vọng sẽ có thêm những lô hàng thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) trong những tuần tới...".

"Bên cạnh đó, từ đầu tháng 4, Malaysia đã tạo điều kiện vận chuyển nhanh hơn 1,3 triệu kg găng tay cho nhân viên y tế Mỹ. Campuchia giúp người Mỹ về nước an toàn từ du thuyền Westerdam", tuyên bố cho biết thêm.

Ông Pompeo khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ các nước ASEAN trong việc ứng phó Covid-19. Trong đó, Washington nêu cao tầm quan trọng của minh bạch thông tin.

Tới nay, Mỹ đã chi hơn 35,3 triệu USD vào quỹ y tế khẩn cấp để giúp đỡ các nước ASEAN chống lại virus corona chủng mới, đóng góp vào 3,5 tỷ USD hỗ trợ y tế công đã cung cấp cho khắp các nước ASEAN trong 20 năm qua, ông Pompeo nói.

Ngoại trưởng Pompeo cho biết, phía Mỹ cam kết tiếp tục hợp tác với ASEAN để đánh bại đại dịch này và cùng quay trở lại công việc xây dựng một tương lai tươi sáng cho khu vực.

Nguồn: https://baomoi.com/ngoai-truong-my-cam-on-viet-nam-ho-tro-van-chuyen-2-2-trieu-bo-do-bao-ho-chong-dich-covid-19/c/34815555.epi
0

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2020

Tàu sân bay Mỹ lây COVID-19 từ đội bay, không phải từ chuyến thăm Việt Nam

(16/04/2020)- Các quan chức quân sự Mỹ ngày càng chắc chắn rằng, vụ bùng phát COVID-19 trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt hồi tháng trước khởi nguồn từ các chuyến bay, không phải là kết quả của chuyến thăm cảng Đà Nẵng, báo Mỹ Wall Street Journal đưa tin ngày 16/4.


Các quan chức quân sự Mỹ đi đến kết luận như vậy sau một thời gian tìm hiểu nguyên nhân của vụ bùng phát dịch bệnh khiến tàu sân bay Theodore Roosevelt phải ngừng hoạt động ở châu Á, chuyển hướng về cảng ở đảo Guam (Mỹ) – nơi hàng trăm thành viên thủy thủ đoàn, trong đó có cả cựu chỉ huy tàu, đang bị cách ly. Đây là ổ dịch lớn nhất tấn công quân nhân Mỹ.

Hơn 600 người trên tàu có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-Cov-2 (virus gây dịch bệnh COVID-19) và một thượng sĩ 41 tuổi đã tử vong. Một số người đang được điều trị trong bệnh viện.

Ổ dịch tàu sân bay Theodore Roosevelt cũng khiến lực lượng Hải quân Mỹ phải cải tổ lại nhân sự. Hạm trưởng Brett Crozier bị miễn nhiệm chức vụ chỉ huy tàu sân bay sau khi viết thư và phân phát một bản ghi nhớ về tình hình COVID-19 trên tàu. Sau đó, quyền Bộ trưởng Hải quân Thomas Modly (người quyết định sa thải hạm trưởng Crozier) từ chức sau khi chỉ trích ông Crozier một cách nặng nề.

Việc tình nghi dịch bệnh bùng phát trên tàu sân bay bắt nguồn từ các chuyến đi của các thành viên tổ lái (phi công lái máy bay trên tàu) khiến người ta lo ngại rằng, việc hải quân Mỹ quyết định không cho tàu cập cảng, đi thăm các nơi là không đủ để chặn đà lây nhiễm coronavirus mới. Hoạt động bình thường của tàu sân bay, trong đó có các máy bay cất và hạ cánh, cũng có vai trò trong việc lây nhiễm virus.


Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt mang đến Đà Nẵng hàng chục chiếc đấu cơ hợp thành một trong những không đoàn tàu sân bay hiện đại bậc nhất thế giới. Ảnh: Nguyễn Thành.

Tàu sân bay Theodore Roosevelt thăm Đà Nẵng từ ngày 4-9/3 (giờ Mỹ). Sau khi rời Việt Nam hơn 2 tuần, các thủy thủ trên tàu bắt đầu có triệu chứng và sau đó xét nghiệm cho thấy họ dương tính với SARS-Cov-2.

Các quan chức quân sự Mỹ nói rằng, tất cả gần 5.500 người trên tàu sân bay không ai nhiễm virus cho đến ngày 24 hoặc 25/3. Nói cách khác, hơn 2 tuần sau khi tàu rời cảng Đà Nẵng, thành viên đầu tiên của thủy thủ đoàn mới mắc bệnh.

Do giai đoạn ủ bệnh kéo dài 14 ngày, nên giới chức quân đội Mỹ loại bỏ khả năng việc thăm cảng là nguồn bệnh, các quan chức nói.

Một số quan chức quân sự Mỹ nói rằng, nhiều khả năng các chuyến bay do các phi đội trên tàu sân bay thực hiện, trong đó có chuyến bay chở hàng giữa tàu và Philippines, Nhật Bản… là nguồn khởi phát COVID-19.

Các tàu sân bay Mỹ thường có vài chục máy bay trên boong, cùng với tổ bay, phi công – những người tham gia các hoạt động không vận.

Những ca mắc COVID-19 đầu tiên trên tàu sân bay Theodore Roosevelt là thành viên của đội bay trên tàu, các quan chức quân sự nói.

Các quan chức Mỹ (những người tham gia chuyến thăm của tàu sân bay tới Đà Nẵng) nói rằng, giới chức Việt Nam thời điểm đó đã rất cẩn thận phòng chống COVID-19, thường xuyên đo thân nhiệt người ra vào, theo dõi các ổ dịch ở phòng tránh…

Ngoài ra, thành viên thủy thủ đoàn tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill (đi cùng tàu sân bay Theodore Roosevelt) cũng lên bờ tham gia các hoạt động, nhưng ai mắc bệnh, đại tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, nói với các phóng viên hôm thứ Ba.

Lãnh đạo hải quân Mỹ đang xem xét số phận của hạm trưởng Crozier. Nhiều quan chức đang trông chờ ông sẽ được phục chức chỉ huy tàu sân bay Theodore Roosevelt trong những ngày tới.


Mang đồ ăn cho thủy thủ tàu sân bay Theodore Roosevelt không mắc COVID-19 ngày 7/4. Ảnh: US Navy.

Theo Tiền Phong
0

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2019

Hành động của Trung Quốc 'đẩy Việt Nam vào vòng tay của Mỹ'


Tư liệu: Bộ ngoại giao Việt Nam tuyên bố về biển Đông trên Twitter (@PressDept_MoFA)

Trung Quốc và Việt Nam lẽ ra là những đối tác tự nhiên của nhau bởi vì hai nước chia chung ý thức hệ cộng sản, nhưng theo một chuyên gia của Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore (ISEAS Yusof Ishak) thì những hành động của Bắc Kinh trên Biển Đông đang đẩy Việt Nam, một nước cựu thù trở thành một đồng minh của Mỹ.

Đó là ý kiến của Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore (ISEAS Yusof Ishak) trong một bài bình luận đăng trên báo South China Morning Post ngày 25/7/2019.

Bài báo lược qua những diễn biến mới đây trên Biển Đông.
0

Hạ viện Mỹ kêu gọi Trung Quốc ngừng bắt nạt Việt Nam ở Biển Đông

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ ra tuyên bố kêu gọi Trung Quốc rút tàu và chấm dứt hành vi bắt nạt, vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.


Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Eliot L. Engel. Ảnh: AFP.
0

Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2019

Sai lầm của Trump trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Truyền thông thế giới tiếp tục thảo luận về việc Việt Nam được cho là nước hưởng lợi lớn nhất từ cuộc chiến thuế quan Mỹ-Trung, viết về thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ và những biện pháp trừng phạt có thể từ phía Hoa Kỳ.


Bloomberg cho biết rằng, theo ước tính của Capital Economics Ltd., nếu Trump đánh thuế 25% với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, y như ông làm với hàng hóa từ Trung Quốc, thì kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội sẽ giảm 25%, tương đương với hơn 1% GDP.

Nhưng, đã từ lâu các nhà lãnh đạo Việt Nam làm việc tích cực để bảo vệ đất nước khỏi các cú sốc thương mại, loại bỏ sự phụ thuộc vào bất kỳ thị trường nào, kể cả Mỹ - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Hà Nội đã ký hơn một chục hiệp định thương mại tự do, ví dụ, theo thỏa thuận với EU vừa được ký kết, 99% hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu.

Cũng như Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện Xuyên Thái Bình cuối cùng cung cấp cho Việt Nam quyền tiếp cận miễn thuế vào các thị trường như Canada và Nhật Bản để xuất khẩu nhiều sản phẩm.

Và tạp chí có uy tín The Wall Street Journal lưu ý rằng, chính sách thương mại của ông Trump làm thay đổi nguồn hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ thay vì giảm khối lượng hàng nhập khẩu.

Trong những tháng gần đây, việc áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc đã làm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc, nhưng tổng thâm hụt thương mại của Mỹ năm 2018 đã đạt mức cao kỷ lục.

Các nhà sản xuất đang rời khỏi Trung Quốc, nhưng không chuyển đến Mỹ. Trong khi xuất khẩu hàng hóa Trung Quốc sang Hoa Kỳ giảm 12,3% từ tháng 1 đến tháng 5, xuất khẩu từ Việt Nam đã tăng 36,4%. Theo báo cáo của ADB, Mỹ thậm chí có thể bị thiệt hại do sự chuyển hướng thương mại quốc tế.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, nếu chính sách áp thuế lan rộng khắp thế giới, việc làm ở Hoa Kỳ sẽ bị ảnh hưởng, trong khi đó các nước đang phát triển ở châu Á sẽ có nhiều việc làm. Thiệt hại của Mỹ có thể lên tới 30 nghìn việc làm trong ngành điện tử, 48 nghìn trong ngành sản xuất máy công nghiệp và hơn 50 nghìn trong nông nghiệp.

Xinhua đưa tin rằng, các tổ chức tài chính nước ngoài đang gia tăng sự hiện diện và tăng vốn tại Việt Nam, và mức tiền lương tối thiểu ở Việt Nam sẽ tăng trong năm 2020.
0

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2018

National Interest: Thế chiến III có thể bắt đầu ở Biển Đông


(Sputnik) - Năm 2019, những khu vực “nóng” nhất trên thế giới, nơi có thể xảy ra Thế chiến thứ ba, vẫn là Biển Đông, Ukraina, Vịnh Ba Tư và Bán đảo Triều Tiên, đây là quan điểm của ông Robert Farley, giáo sư Trường đại học quân sự của quân đội Mỹ trong bài báo đăng trên tạp chí The National Interest.
0

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2018

ĐS Mỹ: Chiến lược "ba mũi nhọn" của Mỹ tại Biển Đông

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam khẳng định Washington có chiến lược "ba mũi nhọn" rất rõ ràng tại Biển Đông và tranh chấp chủ quyền không ảnh hưởng đến những dự án hợp tác giữa hai nước.

Chi tiết: https://news.zing.vn/dai-su-my-washington-co-chien-luoc-3-mui-nhon-rat-ro-tai-bien-dong-post898958.html

Tài liệu PDF: https://drive.google.com/file/d/12sw4atCXRtAtCLPlWLbwRYRc-FBF6ztl/view
0

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

Việt Nam không để 'bị lôi cuốn vào cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung'

Bộ Quốc phòng cho hay, xử lý vấn đề chủ quyền cần xuất phát từ lợi ích quốc gia, dân tộc và tổng thể mối quan hệ với các nước.
Theo bản tổng hợp trả lời kiến nghị của cử tri được Ban Dân nguyện gửi tới đại biểu Quốc hội, người dân ở nhiều tỉnh, thành đã đề nghị Bộ Quốc phòng tham mưu Chính phủ "những biện pháp cụ thể hơn" về tình hình biển đảo.
0

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

Việt Nam hưởng lợi từ chiến lược của Mỹ ở biển Đông như thế nào?

Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương Tự Do và Cởi Mở (FOIP) của chính quyền Trump nhanh chóng đạt được nhiều ý nghĩa hơn.

Khi Washington bắt đầu đối mặt Bắc Kinh trên nhiều mặt trận - kinh tế, chính trị và quân sự - chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và cởi mở (FOIP) của chính quyền Trump nhanh chóng đạt được nhiều ý nghĩa hơn. Hoa Kỳ đã chiến đấu để xác định chế lược mới của mình, một cấu trúc khu vực cũng do Úc, Ấn Độ và Nhật Bản dẫn đầu kể từ khi Trump ký kết vào tháng 11 năm ngoái tại Hội nghị Thượng đỉnh về Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) tổ chức tại Đà Nẵng.

Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, các quan chức Hoa Kỳ, bao gồm cả Phó Tổng thống Mike Pence, đã bắt đầu bình luận công khai về các chi tiết của chiến lược. Một quan chức Mỹ khác, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ về vấn đề An ninh Châu Á và Thái Bình Dương Randall G. Schriver, gần đây đã đến thăm Việt Nam để nói về chiến lược mới của Hoa Kỳ có ý nghĩa đối với Hà Nội như thế nào. Schriver đã có chuyến thăm thứ ba tới Việt Nam như là một phần của Cuộc đối thoại chính sách quốc phòng hàng năm giữa Hoa Kỳ và Bộ Quốc phòng Việt Nam, trong bối cảnh mối quan hệ quân sự ngày càng tăng giữa hai cựu thù.

Trong bài phát biểu tại Trung tâm Hoa Kỳ ở thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 5 tháng 10, Schriver bắt đầu bằng cách đề cập đến khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương như một “nhà hát ưu tiên”, trong khi nêu bật một số hành động hung hăng hơn của Trung Quốc trong khu vực, đặc biệt là Biển Đông. Schriver đã xác định Chiến lược Quốc phòng mới của Hoa Kỳ dựa trên ba trụ cột: 1) công nhận sự cạnh tranh quyền lực lớn, chủ yếu là giữa Trung Quốc, Nga và Hoa Kỳ; 2) sự phát triển và nuôi dưỡng của các đồng minh và đối tác quốc phòng; và 3) cải cách cơ cấu của Bộ Quốc phòng Mỹ để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Cách Việt Nam hưởng lợi từ chiến lược mới của Hoa Kỳ

Một trong những cách mà Việt Nam có thể đạt được từ chiến lược FOIP là thông qua các hoạt động tự do chuyển hướng (FONOPs) được thực hiện bởi những quốc gia lớn trong khu vực. FONOP cho thấy Bắc Kinh và các quốc gia duyên hải được tự do và cỡi mở khi có tàu hải quân đi qua biển Đông - mặc dù Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền ở khoảng 90% vùng biển này và quyết tâm kiểm soát quyền đi qua.

Schriver đã đề cập đến một vụ FONOP gần đây của Mỹ liên quan đến vụ va chạm gần giữa tàu USS Decatur, một tàu khu trục lớp Arleigh Burke, và Lan Châu, một tàu khu trục tên lửa Luyang-II của Trung Quốc, gần rạn san hô Gaven ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong FONOP, tàu khu trục Trung Quốc đã được thông báo trong khoảng cách khoảng 45 thước Anh (40 mét) của tàu khu trục Mỹ, khiến tàu chiến của Hoa Kỳ thay đổi hướng đi của mình để tránh va chạm. Năm nay, Hoa Kỳ đã tiến hành bốn FONOP ở Biển Đông cho đến nay, so với bốn FONOP trong năm 2017, ba vào năm 2016 và một vào năm 2015.

Theo Schriver, các FONOP của Hoa Kỳ đang phản ứng việc xây dựng đảo nhân tạo của Bắc Kinh - được xây dựng xung quanh các rạn san hô và mỏm đá để tạo ra "sự kiện trên mặt đất" trong nỗ lực tiếp tục tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Một số những mỏm đá và rạn san hô mà Trung Quốc tuyên bố (chẳng hạn như Gaven Reef) thường bị ngập trong triều cường. Schriver đề nghị hành động tiếp theo có thể được thực hiện bởi chính quyền Trump nhằm chống lại các công ty Trung Quốc tham gia vào việc xây dựng các đảo nhân tạo này - có lẽ là thông qua việc thực hiện các biện pháp trừng phạt kinh tế.

Trong không phận trên vùng biển tranh chấp, Schriver đã đề cập đến chính sách FOIP cũng sẽ chống lại bất kỳ tuyên bố hiện tại hoặc mới nào của Bắc Kinh về Khu vực nhận diện phòng không (ADIZ), một trong những cách mà Trung Quốc cố gắng khẳng định chủ quyền của nó trong khu vực. Schriver nói rằng dưới một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở "Hoa Kỳ sẽ bay, chạy tàu và hoạt động bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép", phù hợp với chính sách trước đây của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter dưới chính quyền Obama "chuyển trục sang châu Á" và tiết lộ sự ủng hộ ngầm đối với các tuyên bố lãnh thổ của các quốc gia ven biển như Việt Nam.

Với sự giúp đỡ từ những người bạn

Trong khi Chiến lược quốc phòng mới của Hoa Kỳ kêu gọi sự phát triển và nuôi dưỡng các đối tác quốc phòng như Việt Nam, Hà Nội sẽ không quá thân thiện bởi chính sách đối ngoại của mình là “Ba Không”: không có căn cứ nước ngoài trên lãnh thổ của mình, không có liên minh quân sự, và không liên quan đến bên thứ ba trong các tranh chấp.

Trong khi Hà Nội không chính thức liên quan đến các bên thứ ba trong tranh chấp về Biển Đông, Việt Nam sẽ đứng lên để đạt được sự gia tăng FONOP và các thách thức khác đối với việc xác nhận quyền lực của Bắc Kinh theo chiến lược Ấn-Thái Bình Dương tự do và mở của chính quyền Hoa Kỳ. Một số tàu hải quân tiến hành FONOP sẽ tiếp tục ghé cảng tại Vịnh Cam Ranh, tăng cường phát triển và nuôi dưỡng quan hệ đối tác quốc phòng giữa Hà Nội - Washington và các tay chơi hải quân lớn khác trong khu vực.

Nguồn: The Diplomat
0

Việt Nam đang trở thành lựa chọn thân thiện hơn trong kỹ nguyên của Trump

Đó là kết luận trong một bài viết của tờ Forein Policy hôm nay khi viết về những tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đối với Việt Nam.

Bài báo viết: “Trên hành trình lái xe 2,5 giờ đồng hồ giữa Hà Nội và vịnh Hạ Long, du khách hầu như không nhìn thấy vùng nông thôn. Những khu công nghiệp nằm đầy bên đường trên hầu như cả hành trình. Và đó chỉ là một phần trong hành lang công nghiệp đang bùng nổ ở miền đông bắc Việt Nam với các nhà máy sản xuất mọi thứ từ Ford Focuses đến máy ảnh iPhone.


Nằm ở khu công nghiệp Yên Bình thuộc tỉnh Thái Nguyên phía Bắc Hà Nội là khu phức hợp khổng lồ Samsung trải rộng 100 hecta. Cơ sở ở Thái Nguyên, cùng với 7 nhà máy khác ở Việt Nam, đã sản xuất hầu hết điện thoại thông minh tiêu thụ trên thế giới của Samsung và chiếm khoảng 25% hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Nhà cung cấp Apple cũng đang tiến bước trong cuộc chơi với LG Innotek của Hàn Quốc - một nhà sản xuất linh kiện máy ảnh cho Iphones, gần đây đã mở một nhà máy ở Hải Phòng - thành phố ven biển có cảng nước sâu cho phép đưa hàng hóa nhanh chóng và dễ dàng ra thị trường toàn cầu. LG Display, đơn vị cung cấp màn hình cảm ứng OLED cho Apple cũng hoạt động tại Hải Phòng.

Thực tế trên mặt đất là rõ ràng: Việt Nam - một nước từng phụ thuộc vào quần áo và các hàng xuất khẩu giá rẻ, đã bắt đầu trở thành đối thủ của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ. Và với làn sóng doanh nhân châu Á tái cơ cấu để tránh chiến tranh thương mại giữa Washington và Bắc Kinh, các hãng đang háo hức hơn bao giờ hết với việc di chuyển sản xuất đến người láng giềng phương Nam nhỏ hơn của Trung Quốc để né thuế.

Đáng nói nhất là quyết định của Goertek - công ty Trung Quốc lắp ráp Airpods của Apple, đã di chuyển mọi hoạt động sản xuất các thiết bị tai nghe đến Việt Nam. Chủ tịch công ty này là Jiang Bin tính trước về xem xét địa chính trị này: “Vì các yếu tố kinh tế vĩ mô - như biến động thị trường bên ngoài và tranh chấp thương mại Mỹ - Trung, hoạt động và quản lý của công ty đã trở nên khó khăn hơn” - ông nói trong báo cáo thường niên 6 tháng 1 lần của công ty năm 2018.

Lợi thế sản xuất ở Việt Nam so với hàng xóm phương Bắc đã nổi lên trước cả khi Tổng thống Trump vào Nhà Trắng. Ở Thâm Quyến - Trung Quốc, quê hương của nhà cung cấp cho Apple là Foxconn ở khu công nghiệp Longhua, mức lương tháng tối thiểu hiện nay là 2200 tệ (tương đương 315 USD). Ngược lại, mức lương cao nhất ở Việt Nam (Chính phủ đặt nhiều mức lương tối thiểu dựa trên chi phí sinh hoạt của các vùng) hầu như chỉ bằng một nửa ở mức 3,98 triệu đồng Việt Nam (tương đương 170 USD). Lương thậm chí còn thấp hơn khi ở xa các thành phố lớn, chẳng hạn ở huyện Phổ Yên - Thái Nguyên, nơi có nhà máy Samsung, lương tối thiểu là 3,09 triệu (130 USD).

Việt Nam cũng là nước đã ký rất nhiều thỏa thuận tự do thương mại, là nước đã ký đầu tiên vào hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương khi Hoa Kỳ vẫn còn tham gia dưới thời Tổng thống Obama và sau đó lại tiếp tục thương lượng lại một thỏa thuận mới không có Mỹ. Châu Âu cũng đang nằm trong chương trình của họ với dự thảo cuối cùng về thỏa thuận tự do thương mại Việt Nam - EU đã được thông qua hồi tháng 7.

Ký những thỏa thuận này với yêu cầu thiết lập kinh tế thị trường ở mức độ tự do chưa từng thấy ở Trung Quốc, Việt Nam đứng ở vị trí 68 trên bảng xếp hạng các nước thuận tiện kinh doanh trong khi Trung Quốc đứng thứ 78. Trung Quốc và Việt Nam cũng có thỏa thuận tự do thương mại riêng giữa hai nước, cho phép các hãng ở Việt Nam nhập khẩu rẻ hơn các nguyên vật liệu thô từ Trung Quốc để sản xuất và xuất khẩu.


Một chợ biên giới ở Hà Giang

Và mặc dù có những lo ngại kéo dài rằng Việt Nam cũng sẽ ở trong tầm ngắm của Trump khi ông này đã công khai càu nhàu về 38,35 tỷ USD thâm hụt thương mại với Việt Nam, các lãnh đạo ở Hà Nội có vẻ đã nhận được mặt tốt của Tổng thống Mỹ. Khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Nhà Trắng năm 2017, ông đã mang đến món quà trị giá 8 tỷ USD gồm các hợp đồng với các công ty Mỹ, một động thái đã được Trump công khai khen ngợi.

Có lẽ quan trọng hơn là sự hội tụ của khát vọng quốc phòng của Việt Nam và con người kinh tế của Trump. Hà Nội trong thời gian dài là khách hàng công nghiệp vũ khí Nga và cũng đã từ lâu muốn mua vũ khí công nghệ cao của Mỹ để bảo vệ lợi ích ở Biển đông trước Bắc Kinh. Cánh cửa cuối cùng đã mở ra năm 2016 khi Obama gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí từ thời chiến tranh Việt Nam cho cựu thù của Mỹ. Thay vào đó họ cho phép bán vũ khí trong từng trường hợp.

Mặc dù các nhà phân tích địa chính trị tập trung vào những gì có thể bán cho Việt Nam trong khi cân bằng quan hệ với Trung Quốc, Trump lại thấy rõ ràng tiềm năng bán hàng như một cơ hội kinh doanh.

Trong cuộc gặp Nguyễn Xuân Phúc tháng 11/2017 khi thăm Hà Nội, Trump gần như chào hàng người đồng nhiệm mua vũ khí Mỹ. Ông nói với ông Phúc trong Phủ Chủ tịch của Việt Nam “Chúng tôi làm ra những thiết bị tốt nhất, chúng tôi tạo ra những máy bay và thiết bị quân sự tốt nhất và bất kỳ thứ gì mà các bạn có thể chỉ định. Những tên lửa ở trong danh mục mà không ai có thể tới gần”.

Mặc dù không có bằng chứng nào cho thấy các tên lửa sắp được bán vì có vẻ nó là một cây cầu quá xa cho cả Washington và Bắc Kinh, việc bán vũ khí đang diễn ra chậm nhưng chắc. Công ty Metal Shark Boats có trụ ở ở Louisiana đã bán hàng chục xuồng tuần tra quân sự cho Việt Nam từ 2017 trong khi Boeing đã được báo cáo bán UAV trinh sát cho Việt Nam.

Công nghiệp hàng không Việt Nam cũng lựa chọn mua hàng Mỹ. Trong một động thái cực kỳ lạ lùng, Tập đoàn FLC, một đơn vị có trụ sở tại Hà Nội tập trung chủ yếu vào bất động sản đã ký thỏa thuận mua 20 chiếc Boeing 787 Dreamliners với giá 5,6 tỷ USD cho kế hoạch Bamboo Airways - một số lượng máy bay gây sửng sốt cho một sự khởi đầu.

Và Vietjet, hãng hàng không tư nhân lớn nhất quốc gia đã ký thỏa thuận hồi tháng 7 mua 100 chiếc Boeing 737 với giá 12,7 tỷ USD. Mặc dù thâm hụt thương mại hầu như chắc chắn sẽ không bị loại trừ, Việt Nam thực sự đã đáp ứng lại ý kiến của Trump ở mức cao nhất.

Là một quốc gia đông dân nhất thế giới. Trung Quốc vẫn có một số lợi thế hơn Việt Nam. Lực lượng lao động Trung Quốc, mặc dù già hơn Việt Nam và không được đặc biệt đào tạo tốt hơn nhưng vẫn có nhiều lao động lành nghề hơn dựa vào quy mô tuyệt đối. Sản xuất ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng có những lợi ích khi các hãng có thể tiếp cận khách hàng Trung Quốc mà không phải thông qua biên giới. Việt Nam sẽ phải đào tạo lực lượng lao động nhanh hơn và chất lượng hơn để cạnh tranh. Một vài quá trình đã đang được thực hiện - sinh viên đại học Việt Nam ở Mỹ đã đông thứ 6, chỉ ít hơn sinh viên các nước hàng xóm của Mỹ là Canada và Mexico.

Nhưng với việc Trung Quốc có vẻ còn là đối thủ của phương Tây trong tương lai có thể thấy được, sự sẵn sàng hợp tác với các trung tâm quyền lực ở Bắc Mỹ và châu Âu cung cấp cho Việt Nam một lợi thế chính trị không dễ mất và quan hệ đối tác chiến lược đang lớn lên với Lầu Năm Góc kết nối quan hệ kinh tế và quốc phòng song phương hai nước. Đã leo lên nấc thang của chuỗi cung ứng toàn cầu và sẵn sàng cải cách để thích nghi với các thỏa thuận tự do thương mại, Việt Nam đã không chỉ là lựa chọn rẻ hơn mà còn là lựa chọn thân thiện hơn Trung Quốc trong kỷ nguyên Trump.

Theo Forein Policy
0

Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2018

Những "giới hạn đỏ" ở Biển Đông

Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại vẫn rất căng thẳng, quân đội Mỹ và Trung Quốc gần đây liên tục có các hành động "ăn miếng trả miếng" tại Biển Đông.


Gần đây, tàu khu trục USS Decatur của Mỹ đã đi vào vùng 12 hải lý của thực thể Trung Quốc chiếm đóng để thực hiện chiến dịch tuần tra bảo vệ tự do hàng hải. Tàu khu trục Trung Quốc đã áp sát USS Decatur, hành động bị giới chức Hải quân Mỹ cho là “thiếu an toàn và thiếu chuyên nghiệp”. Trao đổi với hãng tin Reuters hôm 30/9, một ngày sau khi Trung Quốc hủy cuộc đối thoại cấp bộ trưởng quốc phòng với Mỹ - cuộc họp cấp cao thứ hai bị hủy chỉ trong 1 tuần - một quan chức tại Washington nói: “Căng thẳng đang leo thang và có thể gây nguy hiểm cho cả hai phía”.

Vụ va chạm giữa tàu Mỹ và tàu Trung Quốc diễn ra gần quần đảo Trường Sa, cực Nam Biển Đông. Trong khi đó, ở phía Bắc, tại Bãi cạn Scarborough, Mỹ, Philippines, và Trung Quốc cũng đang trong tình trạng căng thẳng và những tranh cãi âm ỉ giữa họ có thể nhanh chóng leo thang nghiêm trọng.

Philippines nắm quyền kiểm soát Bãi cạn Scaborough sau khi giành độc lập vào năm 1946. Tới năm 2012, sau một vụ đối đầu với Philippines, Trung Quốc đã chiếm bãi cạn này và ngăn các ngư dân Philippines tiến vào đầm pá phía trong. Việc Trung Quốc kiểm soát Bãi cạn Scaborough, chỉ cách đảo Luzon của Philippines 130 dặm (hơn 200 km) và cách đảo Hải Nam 400 dặm (gần 650 km), là mối lo ngại thường trực của cả Manila và Washington.

Theo Bryan Clark, nhà nghiên cứu làm việc tại Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách, với khoảng cách gần với đảo Luzon, “nếu Trung Quốc thiết lập hệ thống tên lửa phòng không và tên lửa đất đối đất tại đây (Bãi cạn Scaborough) như họ đã làm ở nhiều hòn đảo khác tại Biển Đông, họ hoàn toàn có thể tấn công Philippines”. Cựu sỹ quan Hải quân Mỹ này cho rằng đây sẽ là cản trở lớn đối với nỗ lực giành lại quyền kiểm soát Bãi cạn Scaborough của Philippines.

Hơn thế nữa, sự hiện diện về mặt quân sự tại Bãi cạn Scaborough còn cho phép Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng tại Biển Đông. Bãi cạn này sẽ trở thành một góc trong tam giác quyền lực với 2 đỉnh còn lại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, những nơi Trung Quốc đều đã thiết lập các tiền đồn quân sự. Ông Clark cho rằng Trung Quốc có thể dùng các khí tài quân sự trên đất liên để thiết lập một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) như họ đã làm ở Biển Hoa Đông vào năm 2013, song rìa phía Đông của Biển Đông lại nằm ngoài phạm vi các khí tài này. Ông nói: “Vì vậy, Trung Quốc sẽ xây dựng hạ tầng tại Bãi cạn Scaborough và đặt hệ thống rađa tại đây để thiết lập một ADIZ, từ đó củng cố hơn tuyên bố rằng họ có quyền kiểm soát và giám sát toàn bộ Biển Đông”.

Greg Poling, Giám đốc chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, lại cho rằng với khoảng cách khá gần từ Bãi cạn Scaborough tới các căn cứ quân sự tại Philippines cũng như thủ đô Manila hay Đài Loan, sự hiện diện về mặt quân sự tại đây sẽ giúp ích rất nhiều cho các hoạt động thu thập thông tin tình báo và giám sát hàng hải của Trung Quốc. Ông nói: “Bên cạnh các mục tiêu quân sự... Trung Quốc có lợi ích chính trị khi thiết lập quyền kiểm soát cả vùng trời và vùng biển trong phạm vi đường 9 đoạn, cả trong thời bình và thời chiến”.

Năm 2012, Manila đã đệ đơn kiện Bắc Kinh lên Tòa Trọng tài, và phán quyết được tuyên vào tháng 7/2016 phủ nhận các tuyên bố và yêu sách về chủ quyền, cũng như quyền lịch sử của Trung Quốc, khẳng định Trung Quốc đã xâm phạm quyền của Philippines tại vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia này, bao gồm cả khu vực Bãi cạn Scaborough. Trước khi phán quyết được Tòa Trọng tài tuyên bố, Mỹ phát hiện rằng Trung Quốc đã sẵn sàng cho các hoạt động cải tạo trong khu vực, và Tổng thống Barack Obama từng cảnh báo Chủ tịch Tập Cận Bình về những hậu quả có thể xảy ra nếu nước này tiếp tục tham vọng của mình. Lầu Năm Góc đã gia tăng các hoạt động trong khu vực để răn đe Trung Quốc.

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines sau phán quyết đã hạ nhiệt. Tổng thống Rodrigo Duterte, người lên nắm quyền vào tháng 7/2016, theo đuổi chính sách hòa giải trong quan hệ với Bắc Kinh. Tuy nhiên, vào tháng 2/2017, Manila cho biết Trung Quốc đang tìm cách xây dựng tại bãi cạn này, hành động mà Philippines cho là “không thể chấp nhận được”. Một tháng sau, giới chức Trung Quốc vội vã tìm cách phủ nhận những bình luận của một quan chức về hoạt động xây dựng ở Bãi cạn Scaborough, làm dấy lên nhiều câu hỏi về kế hoạch của Bắc Kinh.

Gần đây, giới chức Philippines đã cảnh báo Trung Quốc về những giới hạn ở Scarborough. Ngoại trưởng Alan Peter Cayetano phát biểu hồi tháng 5/2018: "Giới hạn đỏ của chúng tôi là họ không thể xây dựng ở Scaborough”. Theo nhà ngoại giao này, hai giới hạn đỏ khác mà Manila đặt ra là những hành vi của Trung Quốc nhằm vào lực lượng quân đội Philippines tại Bãi Cỏ Mây (Second Thomas) ở quần đảo Trường Sa và các hành vi đơn phương khai thác khoáng sản trong khu vực. Ông cho biết Trung Quốc đã nắm được lập trường của Philippines và thực tế Bắc Kinh cũng có những “giới hạn đỏ” trong khu vực.

Tháng 7 vừa qua, quyền Chánh án Tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio cho rằng Manila cần yêu cầu Mỹ coi Scarborough là khu vục “giới hạn đỏ chính thức”, thừa nhận đây là lãnh thổ hợp pháp của Philippines theo Hiệp ước Phòng thủ chung, với điều kiện ràng buộc là phải hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp bị tấn công. Nhà nghiên cứu Poling bình luận: “Có tin cho rằng đích thân Tổng thống Duterte từng nói rằng việc Trung Quốc xây dựng một hạ tầng kiên cố ở Bãi cạn Scaborough sẽ bị xem là vượt qua giới hạn đỏ của Philippines”. Theo ông, “lựa chọn thực tế duy nhất” mà Philippines có để ngăn Trung Quốc hiện thực hóa mục tiêu này là tận dụng hiệp ước quốc phòng với Mỹ. Ông cho rằng không rõ những điều khoản của hiệp ước có thể được áp dụng với Bãi cạn Scaborough hay không, song “hiệp ước rõ ràng có hiệu lực trong trường hợp lực lượng vũ trang hay tàu của Philippines bị tấn công ở bất cứ đâu tại Thái Bình Dương. Vì vậy Manila có thể đưa tàu Hải quân hoặc của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển tới đối phó với các hoạt động của Trung Quốc ở Scarborough … và sau đó đề nghị Mỹ can thiệp nếu Trung Quốc dùng vũ lực”. Ông cho rằng điều này có thể buộc Trung Quốc phải lùi bước.

Cuối tháng 8/2018, cựu sỹ quan Hải quân Mỹ Clark từng nhận định rằng dù Trung Quốc đã kiềm chế các kế hoạch xây dựng tại Bãi cạn, “song họ vẫn duy trì tàu quanh khu vực và chờ thời cơ… Tôi cũng không ngạc nhiên nếu Trung Quốc tái khởi động dự án này vào năm tới… để thăm dò phản ứng của Mỹ và xem xem liệu Washington đã từ bỏ (những đe dọa) hay chưa”. Diễn biến này chắc chắn sẽ buộc Mỹ và Philippines phải hành động. Ông Clark nói: “Nếu Trung Quốc có thể bắt đầu xây dựng một hòn đảo nhân tạo tại đây và lắp đặt các hệ thống vũ khí trên đó mà không vấp phải sự phản đối của Philippines … thì mọi chuyện sẽ kết thúc. Trung Quốc sẽ càng phấn khích với tuyên bố rằng Biển Đông là thuộc về họ”.

Theo “Business insider
Vũ Hiền (gt)

Nguồn: http://nghiencuubiendong.vn/tin-ncbd/7093-nhung-gioi-han-do-o-bien-dong
0

Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2018

Tại sao Mỹ thất bại ở Việt Nam? Một Câu Hỏi Chưa Có Lời Giải Đáp

(Trương Quang Đệ/ Viet_Studies) - Theo VOA hội thảo lần này gần như đạt đến một nhận xét chung: Lợi thế của Miền Bắc là có chính nghĩa và chính nghĩa này do bộ máy tuyên truyền của Miền Bắc hoạt động hiệu quả. Một mặt đối với nhân dân trong nước, cuộc chiến được xem là chiến đấu chống xâm lược, giải phóng dân tộc. Mặt khác trên trường quốc tế, Mỹ không thể tránh được việc bị coi là xâm lược vì Mỹ đã giúp Pháp tái chiếm Đông Dương nhưng không thành công. Phía VNCH thì không thoát được cảnh lệ thuộc hoàn toàn vào ngoại bang, lại mất lòng dân vì các chính sách bạo lực trong một đường lối chống cộng cực đoan.


Mấy ngày gần đây ở Washington diễn ra một cuộc hội thảo khá đồ sộ, thu hút đông đảo chuyên gia, học giả, chính khách quốc tế và hiển nhiên có nhiều người Mỹ, người Việt tham gia. Chủ đề hội thảo là "Nhìn lại cuộc chiến tranh Việt Nam sau 43 năm". Chủ đề rộng như vậy nhưng thực tế những người tham gia hội thảo đều cố gắng hạn chế vào khuôn khổ tìm kiếm một lời giải đáp mà họ hy vọng là thỏa đáng cho câu hỏi: Tại sao Mỹ thất bại ở Việt Nam?

Ai cũng biết từ 1975 đến nay đã có hàng núi văn kiện, bài báo, hồi ký của các chính khách và các tướng lĩnh Nỹ, Pháp, Việt Nam (bên thắng cuộc cũng như bên thua cuộc) nói về cuộc chiến Việt Nam và sự thất bại của Mỹ. Bên cạnh đó, nhiều hội thảo đã được tổ chức ở nhiều nơi trên thế giới về chủ đề này, đặc biệt hội thảo giữa những năm 90 của thế kỷ trước ở Hà Nội với sự tham gia của Tướng Giáp và cựu Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ McNamara.

Hầu như những kết luận của các hội thảo, những nhận xét của các nhà báo, chính khách, học giả.. vẫn chưa thuyết phục được hết thảy mọi người. Phía thắng cuộc không phải ai cũng thỏa mãn với những kết luận chính thức trong các văn kiện của Đảng Cộng Sản cầm quyền hay những gì được ghi trong các sách giáo khoa lịch sử. Phía thua cuộc, Mỹ và nhiều giới quân sự, dân sự VNCH cũ có vẻ ấm ức không hiểu tại sao lại thua và muốn biết đâu là lời giải đích thực thay vì những nhận xét không mấy thuyết phục của mỗi bên từng thấy trên báo chí và trong các hồi ký, bút ký. Do vậy câu hỏi trên gây ra tranh cãi liên miên và chắc sẽ không bao giờ dứt.

Linh tính báo cho tôi hay là phải nhiều thập kỷ nữa họa chăng mới có lời giải đáp thuyết phục được mọi người. Việc phía Mỹ cũng như những người thuộc chính quyền Sài Gòn cũ băn khoăn trăn trở là điều dễ hiểu vì trước đây họ tin chắc rằng không có lí do gì để thất bại cả, Họ có nhiều lợi thế hơn Miền Bắc.

Thực vậy, về mặt vật chất VNCH và Mỹ có một đội quân trội hơn nhiều so với Miền Bắc: quân số, vũ khí, phương tiện hậu cần vv... Họ luôn làm chủ bầu trời, mặt biển và đường sông. Họ hành quân bằng trực thăng và các phương tiện cơ giới linh hoạt, trong lúc đó quân đội Miền Bắc và quân Giải phóng Miền Nam chủ yếu dùng đôi chân. Về tinh thần, họ được nhiều quốc gia Phương Tây và Đông Nam Á ủng hộ và các đồng minh này luôn phối hợp chặt chẽ với nhau. Trong lúc đó Miền Bắc dựa vào Trung Quốc và Liên xô trong hoàn cảnh hai nước này thù hằn không đội trời chung, xung đột gay gắt. Trong nước thì Miền Nam có nền kinh tế phát triển theo hướng thị trường tự do khiến cho dân chúng có đời sống không chỉ no đủ mà còn khá tiện nghi. Trong lúc đó ở Miền Bắc với nền kinh tế kế hoạch hóa bao cấp, cuộc sống đa số dân chúng hết sức khó khăn gian khổ.

Theo VOA hội thảo lần này gần như đạt đến một nhận xét chung: Lợi thế của Miền Bắc là có chính nghĩa và chính nghĩa này do bộ máy tuyên truyền của Miền Bắc hoạt động hiệu quả. Một mặt đối với nhân dân trong nước, cuộc chiến được xem là chiến đấu chống xâm lược, giải phóng dân tộc. Mặt khác trên trường quốc tế, Mỹ không thể tránh được việc bị coi là xâm lược vì Mỹ đã giúp Pháp tái chiếm Đông Dương nhưng không thành công. Phía VNCH thì không thoát được cảnh lệ thuộc hoàn toàn vào ngoại bang, lại mất lòng dân vì các chính sách bạo lực trong một đường lối chống cộng cực đoan.

Không biết những nhận định trên đây của hội thảo vừa qua ở Mỹ có sức thuyết phục đến mức nào, nhưng tôi tin rằng sự tranh cãi đôi khi lại bùng nổ dữ dội hơn. Bởi lẽ phía thua cuộc luôn dị ứng với khái niệm "chính nghĩa". Họ nhìn sự vật theo nhãn quan đồng đại, nghĩa là lấy cái hiện nay để suy xét cái đã qua. Lập luận của họ là "Đã là cộng sản thì làm sao có chính nghĩa với những vụ như cải cách ruộng đất, cải tạo công thương...ở trong nước và Thiên An Môn, Khơ Me đỏ... ở bên ngoài".

Thực ra muốn xem xét sự vật một cách khách quan thì phải đặt mình vào hoàn cảnh đất nước năm 1945. Hội thảo Washington vừa qua cho rằng Miền Bắc có được chính nghĩa nhờ khéo tuyên truyền, vận động quần chúng. Sự thực không hẳn như vậy. Chính nghĩa của Miền Bắc do Trời cho khi họ duy nhất huy động dân chúng chống lại việc tái chiếm thuộc địa của Pháp. Chỉ cần so sánh bản chất Quân đội Nhân dân và Quân đội Cộng hòa thì thấy chính nghĩa thuộc về ai. Quân đội Nhân dân có nguồn gốc lịch sử từ Đội tuyên truyền giải phóng quân do Võ Nuyên Giáp chỉ huy và điều nực cười là do Cơ quan tình báo chiến lược Mỹ OSS ở Côn Minh huấn luỵện.


Ngày 22 tháng 12 năm 1944, Đội VNTTGPQ (tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam) được thành lập tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo, thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Ảnh baotanglichsu.vn

Trên thực tế Quân đội Nhân dân được tạo ra từ nhiều nguồn tự phát của từng địa phương, từng bộ phận dân chúng gần như không có sự lãnh đạo của Đảng như sách vở chính thức gán ghép về sau. Công lao của Bộ Thanh niên trong Chính phủ Trần Trọng Kim rất lớn: lực lượng thanh niên của Bộ này chuyển sang phục vụ Việt Minh ngay sau khi VNDCCH chưa thành lập, hầu hết nhân sự từ bộ trưởng trở xuống đều tham gia Việt Minh. Từ ngày Pháp chiếm lại Nam Bộ và ba bốn năm sau đó, việc liên lạc từ Trung Ương xuống địa phương rất khó, vì vậy các địa phương tổ chức lấy lực lượng vũ trang cấp trung đội hay đại đội. Các chỉ huy đến từ hàng ngũ binh lính cũ của Pháp, các nhóm vũ trang Bình Xuyên vv.

Nên nhớ rằng trước năm 1950, khi Mao chưa giành được chính quyền, Quân đội Nhân dân không có nước ngoài nào giúp đỡ, trừ Mỹ đối với đội du kích tướng Giáp những năm 1944-1945. Mọi người hiểu ngay rằng Quân đội Nhân dân đúng là do dân lập ra theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Quân đội Nhân dân chỉ được trang bị bằng vũ khí thô sơ (giáo, mác, gậy...) và súng đạn lấy được từ những trận phục kích lẻ tẻ. Không chỉ quân đội, các chính quyền địa phương của VNDCCH đều do dân tự phát bầu ra, đa số cán bộ chủ chốt ban đầu là những nhân sĩ, người có trình độ học vấn khá, những bộ mặt văn hóa địa phương. Sau này khi thực thi đường lối tả khuynh, người ta mới lần lượt thay thế những loại cán bộ như thế, kể cả trong quân đội, bằng những tầng lớp công nông ít văn hóa.

Còn Quân đội Cộng Hòa thì sao? Các ông Diệm, Nhu, những người có thể được coi là quốc gia đích thực vì không dính gì đến quân viễn chinh Pháp, khi lật đổ Bảo Đại để lập nên VNCH đã mắc sai lầm là giữ nguyên quân đội của Bảo Đại do Pháp dựng nên để chiến đấu cùng họ trong việc tái chiếm thuộc địa.


Ảnh bienxua.wordpress.com

Chính phủ của ông Diệm chỉ xua được tướng Hinh về Pháp mà thôi. Khi Pháp rút đi thì Mỹ thay thế Pháp để trang bị, huấn luyện quân đội này và như vậy quân đội đó luôn nằm dưới sự thao túng của ngoại bang, nhiều lần trở thành công cụ của Mỹ để lật đổ các chính quyền VNCH. Đó là nguyên do tại sao nó tan rã nhanh chóng khi không còn sự hỗ trợ trực tiếp của ngoại bang nữa.

Có thể góp với hội thảo ở Mỹ vừa qua một vài suy nghĩ cá nhân có tính tư biện, mong được lắng nghe và bàn thảo thêm cho rõ. Mỹ thất bại ở Việt Nam cách đây 43 năm là do, như các cụ ngày xưa nói, không có "thiên thời, địa lợi, nhân hòa". Về thiên thời, dầu mục tiêu của Mỹ là ngăn cộng sản từ phía Trung Quốc tràn xuống Đông Nam Á theo hiệu ứng domino (thuyết Eisenhower), nhưng thời điểm Mỹ can thiệp vào Việt Nam trùng với trào lưu phi thực dân hóa rầm rộ toàn cầu. Vô hình trung, cuộc chiến do Mỹ chủ xướng biến thành cái đuôi của cuộc chiến tranh thực dân đang hết thời. McNamara cũng nhận là Mỹ gặp phải sự kháng cự của toàn thể một dân tộc chứ không riêng gì lực lượng cộng sản. Về địa lợi, lực lượng miền Bắc và quân giải phóng miền Nam là những lực lượng tại chỗ (quân miền Bắc cư trú ở dãy Trường Sơn, quân giải phóng sống ngay ở Sài gòn và khắp nơi miền Nam), họ bám trụ vào dân, thông thạo địa hình, khi ẩn khi hiện làm Mỹ nản lòng trong việc săn bắt. Về nhân hòa thì như trên đã nói, việc cộng sản đe dọa thì chưa thấy mà chỉ thấy Mỹ thực hiện một cuộc phiêu lưu quân sự nhằm duy trì việc chia cắt vĩnh viễn Việt Nam, việc chia cắt không một người Việt nào tán thành, các nước trên thế giới thì dè dặt không ai muốn công khai ủng hộ Mỹ.

Tướng Mỹ Omar Bradley (1893-1981), trong phiên điều trần trước Ủy Ban Quốc phòng và Đối ngoại Thượng Viện Mỹ ngày 15/5/1951 về việc có nên mở rộng chiến tranh Triều Tiên sang lãnh thổ Trung Quốc không, đã nói một câu chí lý: Đó sẽ là một cuộc chiến sai lầm, sai địa điểm, sai thời gian, sai địch thủ (the wrong war at the wrong place, at the wrong time and with the wrong enemy ). Câu nói ấy vận dụng vào trường hợp Việt Nam thì quá thích hợp. Quả vậy, ngoài đặc thù về nơi chốn, thời điểm bất lợi đã phân tích trên đây, cái sai về địch thủ lần này rõ rệt hơn nhiều so với năm 1951 ở Triều Tiên. Mỹ cứ tưởng vào Việt Nam để tiêu diệt một toán quân cộng sản chân tay của Nga và Trung Quốc. Thực tế Mỹ phải chống lại hầu như toàn bộ người Việt đã biết thế nào là độc lập khi Nhật lật đổ Pháp trao lại cho họ rồi ít tháng sau, khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, họ tự vũ trang một cách tự phát để chống lai quân viễn chinh Pháp đang ra sức tái chiếm thuộc địa.

Trương Quang Đệ
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 26-9-18

Nguồn: http://www.viet-studies.net/kinhte/TruongQuangDe_CauHoiChuaGiaiDap.html
0

Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2018

Toàn cảnh Tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson thăm Việt Nam

Sáng 9/3, đội tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson đã rời cảng Tiên Sa, khép lại chuyến thăm lịch sử bốn ngày đến Việt Nam nhưng mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới giữa hải quân hai nước.

Nhiều quan chức ngoại giao Việt Nam và thành phố Đà Nẵng đã ra bắt tay, tiễn Đoàn hải quân Mỹ ở cầu cảng Tiên Sa.

Trưa 9/3, tàu sân bay USS Carl Vinson của Hải quân Mỹ đã nhổ neo rời cảng Tiên Sa, kết thúc chuyến thăm hữu nghị 4 ngày tại TP Đà Nẵng. Do điều kiện thời tiết bất lợi, trên biển có sóng và gió lớn nên nghi thức tiễn đoàn phải cắt giảm.


Tàu sân bay USS Carl Vinson nhổ neo rời Đà Nẵng trưa ngày 9/3. Ảnh: Nguyễn Đông.
0

Thứ Bảy, 24 tháng 2, 2018

Đà Nẵng và các bước ngoặt chiến lược của Mỹ

Khi nghe tin hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson sẽ vào Đà Nẵng, tôi tự hỏi: tại sao không phải Cam Ranh mà là Đà Nẵng, và tại sao lại tháng Ba?


USS Sacramento bên cạnh tàu mẹ, hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson năm 2001
0

Thứ Hai, 19 tháng 2, 2018

Chính sách ngoại giao pháo hạm mới của Việt Nam

Tháng Ba năm 2018, tàu sân bay USS Carl Vinson của Hoa Kỳ sẽ cặp cảng Đà Nẵng. Đây là lần đầu tiên một tàu sân bay của Mỹ cặp cảng Việt Nam kể từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc vào năm 1975.

Chuyến viếng thăm này đã được nói đến khi các vị lãnh đạo Việt Nam thăm Hoa Kỳ vào năm 2017, và được xác nhận một cách chắc chắn trong chuyến thăm Việt Nam của ông Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis vào đầu năm 2018.


Tàu sân bay USS Carl Vinson và các tàu hộ tống, máy bay chiến đấu của Hoa Kỳ. Tàu này sẽ đến cảng Đà Nẵng vào tháng 3/2018. Ảnh chụp 16/6/2017. Không rõ nơi chụp.
0

Chủ Nhật, 11 tháng 2, 2018

Tại sao Mỹ tìm cách "kết bạn" với Việt Nam ?

Tài liệu tham khảo

Hoa Kỳ đang tìm kiếm tình hữu nghị với Việt Nam. Và tích cực đến nỗi thậm chí còn cố gắng thuyết phục Hà Nội từ bỏ mua vũ khí Nga và chuyển sang mua của Mỹ. Báo "Defense News" vài ngày trước đưa tin, dẫn từ một nguồn tin ẩn danh trong Bộ Ngoại giao Mỹ.

0

Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018

Uy lực của tàu sân bay Mỹ sắp thăm Việt Nam


Tàu sân bay Mỹ dự kiến thăm Đà Nẵng vào tháng 3 năm nay là USS Carl Vinson, hàng không mẫu hạm lớp Nimitz thứ ba của Mỹ, có thể chở tới 90 máy bay, được xem là đã hội tụ sức mạnh lớn hơn hầu hết sức mạnh không quân của đa số các quốc gia trên thế giới.


Tàu sân bay USS Carl Vinson

Trong chuyến thăm Việt Nam cuối tháng 1-2018 của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis, hai bên nhất trí trình lãnh đạo cấp cao phê duyệt để tàu sân bay Mỹ thăm Đà Nẵng, Việt Nam, dự kiến vào tháng 3-2018. Thông tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết tàu sân bay sẽ cập cảng Đà Nẵng là tàu USS Carl Vinson.


Đại tướng Ngô Xuân Lịch và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis

USS Carl Vinson là siêu hàng không mẫu hạm lớp Nimitz thứ ba của Mỹ, là 1 trong 10 tàu sân bay năng lượng hạt nhân lớp Nimitz, thuộc biên chế của Hạm đội 7, Hải quân Mỹ. Đóng vai trò là kỳ hạm của Nhóm tác chiến tàu sân bay số 1 (CSG-1), tàu USS Carl Vinson đang hoạt động ở khu vực Tây Thái Bình Dương.


USS Carl Vinson được đặt theo tên nghị sĩ Carl Vinson (bang Georgia) để ghi nhận những đóng góp của ông cho hải quân Mỹ. Tàu được được đặt hàng vào năm 1974, hạ thủy năm 1980 và chính thức phiên chế năm 1982.

Các tàu sân bay hạt nhân luôn là biểu tượng sức mạnh của siêu cường Mỹ ở ngoài lãnh thổ. Riêng tàu sân bay USS Carl Vinson (chưa tính đến các tàu hộ tống, tàu ngầm đi kèm trong một nhóm tấn công) được xem là đã hội tụ sức mạnh lớn hơn hầu hết sức mạnh không quân của đa số các quốc gia trên thế giới.

Theo Military Factory, tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN 70) có 2 lò phản ứng năng lượng hạt nhân Westinghouse-brand A4W cùng 4 tua-bin hơi, cho phép tàu đạt vận tốc 55 km/giờ với lượng giãn nước 97.000 tấn.

Để vận hành hết công năng của con tàu dài 332,84 m, rộng 76,81 m, cao 12,5 m, USS Carl Vinson có lực lượng thủy thủ đoàn hùng hậu lên tới 5.680 người.

Tàu USS Carl Vinson được trang bị khoảng 90 máy bay nhiều loại, bao gồm tiêm kích hạm F/A-18F Super Hornet, máy bay cảnh báo sớm E-2C Hawkeye và máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler.

Khả năng tấn công của USS Carl Vinson được bổ trợ bằng năng lực phòng thủ gồm: 2 bệ phóng tên lửa đối không Sea Sparrow, 2 bệ phóng tên lửa đối không tầm gần RIM. Ngoài ra, 3 hệ thống vũ khí CIWS cung cấp năng lực chống tên lửa tầm gần/máy bay trong trường hợp các vật thể này có cơ may vượt qua hệ thống máy bay và năng lực phòng thủ của tàu sân bay USS Carl Vinson.


Mặt khác, USS Carl Vinson không hoạt động riêng rẽ mà nằm trong cụm tàu chiến đấu tàu sân bay Carl Vinson, được hộ tống bởi các tàu khu trục tên lửa USS Wayne E. Meyer (DDG-108) và USS Michael Murphy (DDG-112) đều thuộc lớp Arleigh Burke, cùng với tuần dương hạm USS Lake Champlain (CG-57) lớp Ticonderoga.

Trong đó, 2 tàu khu trục Mỹ có thể mang tới 128 quả tên lửa Tomahawk, còn tuần dương hạm lớp Ticonderoga được trang bị tới 122 quả tên lửa Tomahawk.

USS Carl Vinson đã từng được điều động tuần tra ở Biển Đông, được điều tới khu vực Bán đảo Triều Tiên…

Thông tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết trong chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis, hai Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã thảo luận về môi trường an ninh khu vực và cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng dựa trên kế hoạch hành động kéo dài 3 năm được thông qua hồi tháng 10 năm 2017, tập trung vào an ninh hàng hải, trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thiên tai và các hoạt động gìn giữ hòa bình.

Bộ trưởng Mattis nêu bật Chiến lược Quốc phòng 2018, tái khẳng định cam kết của Mỹ hợp tác với các đối tác như Việt Nam để duy trì trật tự dựa trên luật pháp trong một khu vực Ấn Độ Dương —Thái Bình Dương tự do và cởi mở. Bộ trưởng Mattis cho biết ông đã thảo luận với người đồng cấp, Đại tướng Ngô Xuân Lịch về nhiều vấn đề như một trật tự thế giới tự do và mở, dựa trên pháp quyền, luật pháp quốc tế, tự do đi lại ở Biển Đông, đưa tàu sân bay đến thăm Việt Nam…

Hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng một mối quan hệ quốc phòng Mỹ và Việt Nam vững mạnh giúp tăng cường an ninh khu vực và toàn cầu. Mối quan hệ này dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và các lợi ích chung, bao gồm tự do hàng hải, tôn trọng pháp luật quốc tế và công nhận chủ quyền quốc gia.

Nguồn: NLĐ
0

Thứ Bảy, 4 tháng 11, 2017

Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương đặt cược vào Việt Nam để đối trọng Trung Quốc

Hợp tác khu vực nên cởi mở và toàn diện, giúp ích cho việc thúc đẩy sự hợp tác cùng thắng của tất cả các bên, và tránh những sự dàn xếp bị chính trị hóa hoặc bị loại trừ.


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã nói như vậy khi trả lời câu hỏi về thái độ của Trung Quốc đối với chiến lược Ấn Độ —Thái Bình Dương.

Đây là phản ứng đầu tiên của Bắc Kinh đối với dự án mới của Mỹ ở Châu Á được giới thiệu vào ngày Chủ nhật ở Manila bên lề Hội nghị ASEAN với sự tham gia của các nhà ngoại giao cao cấp từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc. Về mặt chính thức, hội nghị đã xem xét đề xuất của Nhật Bản về việc tổ chức một cuộc đối thoại chiến lược 4 bên. Trong khi đó, chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương và sáng kiến "đối thoại an ninh 4 bên" nhanh chóng trở thành hai cụm từ đồng nghĩa. Không có gì đáng ngạc nhiên bởi vì hai khái niệm này bổ sung cho nhau. Ví dụ, các nhà quan sát cho rằng, Hoa Kỳ đã thay đổi chiến lược ở châu Á — thay cho chiến lược châu Á-Thái Bình Dương họ sử dụng cụm từ Ấn Độ-Thái Bình Dương — để làm xói mòn sự thống trị của Trung Quốc trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương bằng cách tăng cường vị thế của Ấn Độ như một đối trọng với Trung Quốc. Nói về "đối thoại chiến lược 4 bên" — một dự án mà Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono đã công bố vào tháng 10, thì Tokyo đề xuất thiết lập cuộc đối thoại giữa các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc nhằm chống lại Trung Quốc. Tờ Nikkei trích dẫn lời tuyên bố của Bộ trưởng Taro Kono.

Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, ông Piotr Topychkanov, chuyên viên khoa học cao cấp của Trung tâm an ninh quốc tế thuộc Viện Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế IMEMO (Viện Hàn lâm khoa học Nga), nhận định rằng, vì những lý do chính trị, quân sự Ấn Độ thể hiện sự quan tâm đến các sáng kiến ​​của Hoa Kỳ và Nhật Bản:

"Không còn nghi ngờ gì rằng, cuộc đối thoại chiến lược nhằm chống lại Trung Quốc. Đồng thời, sáng kiến này ảnh hưởng không chỉ đến Trung Quốc. Trong một số vấn đề Trung Quốc không phải là chủ đề chính, nhưng, các vấn đề đó vẫn mang yếu tố Trung Quốc, ví dụ, cơ sở hạ tầng giao thông, an toàn hàng hải và tự do hàng hải. Nếu trên cơ sở cuộc đối thoại 4 bên sẽ thành lập một cơ chế đầy đủ giá trị thì chắc là sẽ sử dụng những kinh nghiệm của tập trận chung Malabar của lực lượng hải quân Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản. Đồng thời, theo tôi, không nên nói về những cố gắng tạo ra một liên minh quân sự.

Theo tôi, vẫn còn sớm để nói rằng, "đối thoại 4 bên" là một phương án thay thế dự án thương mại "Con đường tơ lụa". Mọi người đều hiểu rằng, trong số 4 nước này không quốc gia nào có thể một mình cung cấp cho khu vực những khoản đầu tư, những dự án lớn và tầm nhìn toàn diện sánh được với Trung Quốc. Nhưng, nếu 4 nước này hoạt động cùng nhau thì có thể thay thế dự án của Trung Quốc ở một số vùng trong khu vực. Nhưng, ở mỗi giai đoạn có thể xuất hiện những mâu thuẫn. Ví dụ, các nước này có thái độ khác nhau với Trung Quốc, nhưng, tất cả đều không muốn chứng kiến các mối quan hệ với Trung Quốc xấu đi. Đồng thời, trong cuộc đối đầu với Trung Quốc, Ấn Độ dễ bị tổn thương hơn so với Mỹ, Úc và thậm chí cả Nhật Bản. Vì vậy, cuộc đối thoại là rất quan trọng đối với New Delhi. Nhưng, theo tôi, từ cuộc đối thoại này đến hiệp ước an ninh tập thể khi các bên đưa ra cam kết bảo vệ an ninh cho tất cả các thành viên, tham gia vào hoạt động chiến sự trong trường hợp một nước thành viên có xung đột vũ trang với Trung Quốc là một chặng đường dài. Rõ ràng là hiện nay Hoa Kỳ có cam kết bảo vệ Nhật Bản và Úc, nhưng, Ấn Độ không ấp ủ ảo tưởng nào về mặt này".

Cả Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ đều không tham gia sáng kiến "Con đường tơ lụa" ​​của Trung Quốc. Do đó, theo ý kiến của chuyên gia Valery Kistanov từ Viện Viễn Đông, sáng kiến ​​của Nhật Bản "chỉ là phản ứng của Nhật với dự án "Con đường tơ lụa" ​​của Trung Quốc. Đồng thời, vào ngày thứ hai tuần này, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết rằng, nếu chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương nhận được sự ủng hộ rộng rãi hơn, Nhật Bản muốn hợp tác với Trung Quốc trong khuôn khổ sáng kiến này. Chuyên gia Valery Kistanov nhắc nhở rằng, nói chung, chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương đã được tạo ra như một phương pháp kiềm chế Trung Quốc:

"Vấn đề là ở chỗ: Tokyo muốn "bắt cá hai tay". Nhật Bản coi Trung Quốc là mối nguy cơ lớn nhất đe dọa họ. Tuy nhiên, bây giờ, mối đe dọa từ phía Bắc Triều Tiên đã nổi lên hàng đầu. Nhưng, đây là chỉ là một tình huống tạm thời. Bắc Triều Tiên với tiềm năng quân sự và kinh tế khiêm tốn, đặc biệt là đang bị cô lập, không thể tạo ra mối nguy cơ nghiêm trọng đe dọa Nhật Bản trong thời gian dài. Đồng thời, những mâu thuẫn với Trung Quốc, cường quốc đang nổi lên, sẽ gia tăng.

Trung Quốc đang trên đà tăng trưởng, cải thiện lĩnh vực quân sự. Chiến lược tấn công của Bắc Kinh ở biển Hoa Đông và Biển Đông gây sự lo ngại của Nhật Bản.Tokyo hiểu rằng, Trung Quốc có thể thống trị khu vực này. Chính bởi vậy Nhật Bản đưa ra sáng kiến ​​ "đối thoại 4 bên" như sự đối trọng với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc. Tokyo giải thích rằng, đây không phải là một khối quân sự, nhưng, mọi người hiểu rõ lý do tại sao họ muốn thành lập cơ chế này. Mặt khác, Nhật Bản hiểu rõ Trung Quốc là quốc gia quan trọng nhất từ ​​quan điểm đảm bảo an ninh và phát triển kinh tế, cần phải tìm ra ngôn ngữ chung với Bắc Kinh để giải quyết các vấn đề gây tranh cãi. Vì vậy, ông Shinzo Abe tìm kiếm sự cân bằng: ông muốn tăng cường quan hệ đối tác với Hoa Kỳ, Ấn Độ và Úc đồng thời đang tìm cách cải thiện quan hệ với Trung Quốc".

Theo ý kiến của các nhà phân tích, các tác giả của chiến lược Ấn Độ — Thái Bình Dương và "đối thoại 4 bên" đang đặt cược vào Việt Nam — đất nước có thể đối trọng với Trung Quốc tại khu vực. Cần lưu ý rằng sau cuộc đàm phán giữa Tổng thống Hoa Kỳ và Chủ tịch nước Việt Nam tại Hà Nội, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam.

Nguồn: Sputniknews
0

Thứ Tư, 4 tháng 10, 2017

Phim Chiến tranh Việt Nam | The Vietnam War - Tập 1 (1858-1961)


Tập 1 | Tập 2 | Tập 3 | Tập 4 | Tập 5 | Tập 6 | Tập 7 | Tập 8 | Tập 9 | Tập 10 - Hết

Bộ phim tài liệu "The Vietnam War" của Ken Burns và Lynn Novick làm trong hơn 10 năm ròng rã vừa qua, dài hơn 18 tiếng đồng hồ, chia thành 10 tập,đã được công chiếu trên kênh truyền hình đại chúng PBS khắp nước Mỹ năm 2017.
0

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ đẩy mạnh hợp tác quốc phòng

Đại sứ Hoa Kỳ cho biết: hợp tác quốc phòng sẽ là một nội dung thảo luận tại vòng đối thoại chính sách quốc phòng giữa 2 nước diễn ra vào tháng 9 năm nay.


Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius trả lời phỏng vấn báo chí bên lề hội thảo (Ảnh: Nguyên Nhung)

Sáng 27/7, bên lề phiên khai mạc Hội thảo quốc tế về công tác triển khai lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc diễn ra tại Hà Nội, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo giới. Đại sứ Hoa Kỳ cho biết: hợp tác quốc phòng sẽ là một nội dung thảo luận tại vòng đối thoại chính sách quốc phòng giữa 2 nước diễn ra vào tháng 9 năm nay.

Đại sứ Ted Osius cho biết, với biên bản ghi nhớ hợp tác giữa hai nước trong các hoạt động giữ gìn hòa bình được ký trong thời gian Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm Hoa Kỳ, sự hợp tác của Việt Nam và Hoa Kỳ đã vượt quá khuôn khổ song phương từ trước đến nay, trở thành hợp tác trong vấn đề khu vực và toàn cầu. Đây cũng là nội dung được thể hiện trong bản Tuyên bố tầm nhìn chung được ký kết trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 6 vừa qua.

Đại sứ Ted Osius cũng cho biết, trước phiên khai mạc hội thảo quốc tế về công tác triển khai lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc hôm nay, ông và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh đã có cuộc trao đổi về việc thực hiện các nội dung của Tuyên bố tầm nhìn chung cũng như những lĩnh vực hợp tác khác.

Đại sứ Ted Osius cũng cho biết, dự kiến tháng 9 tới, Tư lệnh lực lượng bảo vệ bờ biển Hoa Kỳ sẽ tới thăm Việt Nam: “Hai nước chúng ta trong thời gian qua đã có hợp tác tốt đẹp giữa lực lượng cảnh sát biển Việt Nam và lực lượng bảo vệ bờ biển Hoa Kỳ, thực tế là trong chuyến thăm Việt Nam cuối tháng 5, đầu tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Cater có tới thăm một sở chỉ huy của cảnh sát biển tại khu vực Hải Phòng. Giờ đây khi lực lượng bảo vệ bờ biển Hoa Kỳ có vị tư lệnh mới, chúng tôi cũng muốn vị tư lệnh mới của lực lượng bảo vệ bờ biển Hoa Kỳ tới Việt Nam để tìm hiểu các hoạt động hợp tác giữa hai lực lượng”.

Về việc phối hợp tìm kiếm những quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong thời gian chiến tranh tại Việt Nam, Đại sứ Ted Osius đánh giá cao sự hợp tác, ủng hộ của Việt Nam và nhân dân Hoa Kỳ rất biết ơn sự ủng hộ to lớn đó. Hoa Kỳ cũng sẵn sàng chia sẻ với Việt Nam những thông tin, dữ liệu về những người Việt Nam mất tích trong chiến tranh.

Cũng trong cuộc gặp sáng 27/7 giữa Đại sứ Ted Osius và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh, hai bên đã thảo luận về việc xử lý ô nhiễm dioxil tại Đà Nẵng, tiến tới xử lý ô nhiễm tại sân bay Biên Hòa và thảo luận về các hoạt động rà phá bom mìn giữa hai nước.

Nguyên Nhung - VOV
0