Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trung-Nhật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trung-Nhật. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

Video: Cường quốc... trơ trẽn cấp trung ương

Hôm 12/6, Bộ quốc phòng Trung Quốc đã cho phát hành một đoạn video mà nội dung được họ diễn giải là hai chiếc F-15 của Nhật Bản đã bay sát một chiếc Tu-154 của Trung Quốc ở khoảng cách chỉ có 30 mét, “ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của chuyến bay”.

Thông tin trong video khẳng định vụ việc xảy ra tại nơi mà vùng nhận dạng phòng không của hai nước chồng lấn nhau ở biển Hoa Đông.

Theo Washington Post, Chánh văn phòng Nội Nhật Bản Yoshihide Suga nói hôm thứ Sáu 13/6 rằng máy bay Nhật đã tiếp cận một chiếc máy bay Su-27 của Trung Quốc và cho biết Tokyo đã phản đối việc hai chiến đấu cơ Su-27 của không quân Trung Quốc bay “sát một cách bất thường” hai máy bay của Nhật bên trên biển Hoa Đông đã tạo ra nguy hiểm cho máy bay của Nhật Bản khi bay gần chúng. Ông Suga cho biết, chiếc máy bay trong đoạn băng ghi hình mà Trung Quốc công bố không phải là máy bay của Nhật Bản. "Trung Quốc chỉ trích là không thích hợp", ông Suga nói thêm.

Trong một bản tin, The Japan Times cho biết vụ trạm trán trên diễn ra giữa các máy bay trinh sát Nhật Bản (máy bay trắc định điện tử YS-11EB và máy bay thu thập hình ảnh OP-3C của lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản) và hai chiến đấu cơ Su-27 của Trung Quốc.

Đáp lại, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói với các phóng viên, "Trung Quốc mạnh mẽ phản đối hành động phớt lờ sự kiện của Nhật Bản, đổ lỗi cho nạn nhân, vu khống tích cực và thổi phồng cái gọi là mối đe dọa Trung Quốc."

Về đoạn video nói trên (được nhúng dưới đây), một thành viên trên YouTube cho biết đó là một tác phẩm điện ảnh nói về việc các máy bay của Lực lượng không quân tự vệ Nhật Bản xuất kích chặn đuổi máy bay Trung Quốc xâm phạm không phận Nhật.


Chúng ta từng nghe nói đến Trung Quốc như là cường quốc phun vòi rồng, cường quốc ném chai lọ,... Nay lại có cường quốc trơ trẽn (nói dóc không biết ngượng)...cấp trung ương !
0

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Nhật quyết không thỏa hiệp về Senkaku

18/12/2012- Người sẽ trở thành thủ tướng sắp tới của Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố không thể có thỏa hiệp với Trung Quốc về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Thủ lĩnh đảng Dân chủ tự do (LDP) của Nhật Shinzo Abe hôm qua đã có cuộc họp báo đầu tiên sau khi LDP thắng áp đảo trong cuộc bầu cử hạ viện vào ngày 16.12. Với tư cách Chủ tịch LDP, ông Abe sẽ chính thức được đề cử làm thủ tướng thứ bảy trong vòng hơn 6 năm qua của Nhật vào ngày 26.12, theo Kyodo News. Trước đó, ông từng giữ cương vị đứng đầu chính phủ trong giai đoạn 2006-2007. Tại cuộc họp báo ngày 17.12, ông Abe đã nêu lập trường về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. “Senkaku là lãnh thổ cố hữu của Nhật Bản. Nhật sở hữu và kiểm soát quần đảo này theo luật pháp quốc tế. Không có chỗ cho thương lượng về điểm này”, AFP dẫn lời ông Abe khẳng định.


Ông Shinzo Abe quyết cứng rắn với Trung Quốc - Ảnh: AFP

Tuy nhiên, ông Abe tuyên bố vẫn muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc thông qua đối thoại nhưng nhấn mạnh: “Chúng tôi cũng cần thắt chặt quan hệ với phần còn lại của châu Á, Ấn Độ và Úc, không chỉ về ngoại giao mà còn về năng lượng và an ninh, trước khi cải thiện quan hệ với Trung Quốc”. Ông còn khẳng định Nhật không thể tăng cường sức mạnh ngoại giao nếu không đẩy mạnh quan hệ đồng minh với Mỹ, theo Đài NHK. Các lãnh đạo Mỹ, Anh và Campuchia đã lên tiếng chúc mừng chiến thắng của LDP và cá nhân ông Abe.

Với quan điểm thiên hữu và có phần cứng rắn trong các vấn đề tranh chấp, sự trở lại của ông Abe khiến một số bên trong khu vực tỏ ra lo ngại. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm qua tuyên bố Bắc Kinh “quan ngại sâu sắc” về hướng đi tương lai của Nhật, theo AFP. Tuy nhiên, bà Hoa khẳng định Trung Quốc sẵn sàng cải thiện quan hệ song phương và nhấn mạnh: “công việc hiện nay là giải quyết hợp lý vấn đề tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư”. Tờ Hoàn Cầu thời báo thì cảnh báo: “Khi ông Abe lên nắm quyền, Trung Quốc cần có hành động thực tế để ông ấy hiểu chính xác vấn đề. Nếu ông ấy cứng rắn quá mức với Trung Quốc, chúng tôi sẽ đáp trả”. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc lên tiếng kêu gọi ông Shinzo Abe nỗ lực hàn gắn quan hệ với các nước láng giềng, theo Yonhap.

Sau thất bại ngày 16.12, Thủ tướng Yoshihiko Noda của đảng cầm quyền DPJ thừa nhận thất bại và tuyên bố từ chức chủ địch đảng để nhận trách nhiệm, theo Đài NHK. Giới quan sát cho rằng DPJ bị cử tri trừng phạt do xử lý kém việc di dời căn cứ quân sự Mỹ ở Okinawa cũng như hậu quả của thảm họa động đất/sóng thần dẫn đến sự cố hạt nhân hồi tháng 3.2011. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo LDP không nên ngủ quên trong chiến thắng vì các cử tri “có thói quen thay thủ tướng”của Nhật sẽ lại đưa ra “phán quyết nghiêm khắc trong lần tới”.


Việt Nam chúc mừng

Ngày 17.12, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước kết quả bầu cử Hạ viện Nhật Bản, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nói: “Việt Nam chúc mừng thắng lợi của Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) trong cuộc bầu cử Hạ viện vừa qua. Chúng tôi tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng Dân chủ Tự do, đất nước Nhật Bản sẽ tiếp tục phát triển, quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản ngày càng được tăng cường và củng cố, phù hợp với lợi ích, nguyện vọng nhân dân hai nước, đóng góp vào hòa bình, ổn định của khu vực và trên thế giới”.  

Ng.Phong


Thanh Niên
0

Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2012

Chuyên gia Nga: Nhật có thể bán "Thần biển" cho Việt Nam

01/12/2012- Nhật Bản đang xa rời diện mạo một quốc gia "hòa bình". Trong nước nghe thấy ngày càng nhiều cuộc nói chuyện về sự cần thiết phải sửa đổi bản chất hoà bình của Hiến pháp. Tokyo bắt đầu đề xuất cung cấp viện trợ quân sự cho các quốc gia khác. Tàu chiến Nhật Bản ngày càng thường xuyên tham gia các cuộc tập trận chung với lực lượng hải quân của các nước châu Á và Thái Bình Dương. Mùa hè năm nay, Nhật Bản đã ký bản ghi nhớ về sự hợp tác quốc phòng với Philippines. Các văn kiện tương tự đã được ký kết với 8 quốc gia khác, kể cả Singapore và Việt Nam. Mới đây Tokyo đã thông qua quyết định cấp 2 triệu dollar để các chuyên gia Nhật Bản đào tạo binh sĩ ở Campuchia và Đông Timor.


Thủy phi cơ US-2 được mệnh danh là "Thần biển" của Nhật Bản


Chiến đấu cơ Nhật

Cột mốc quan trọng tiếp theo có thể là việc cung cấp vũ khí cho khu vực. Tờ báo “New York Times” viết rằng, ở đây nói trước hết về máy bay lội nước và tàu ngầm diesel là loại kỹ thuật quân sự lý tưởng để tiến hành chiến sự ở vùng nước nông của thềm lục địa. Liệu Nhật Bản sẵn sàng trở thành cầu thủ độc lập trên thị trường vũ khí hay không? Sau đây là ý kiến của chuyên viên Vasily Kashin từ Trung tâm Phân tích Chiến lược: “Nhật Bản có khả năng trở thành cầu thủ độc lập vì nước này sở hữu hàng tồn kho vũ khí các thế hệ trước với chất lượng rất cao.

Một số quốc gia châu Á-Thái Bình Dương thể hiện sự quan tâm đến điều đó. Nhật Bản sản xuất các loại kỹ thuật quân sự trong hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ và chịu ảnh hưởng lớn của Mỹ trong tất cả các vấn đề quân sự. Nếu Nhật Bản bắt đầu xuất khẩu các loại sản phẩm này thì rõ ràng là, các mặt hàng đó sẽ không đi đến những quốc gia có quan hệ phức tạp với Hoa Kỳ, cũng như các nước mà người Nhật Bản có thể cạnh tranh thành công với Mỹ. Do đó, danh sách các đối tác nhập khẩu tiềm năng là khá ngắn. Chắc là, Nhật Bản không thể trở thành nhà cung cấp vũ khí phạm vi thế giới.

Cùng với thời gian, Nhật Bản, cũng như Anh và Israel, có thể cung cấp một số cụm, tổng thành, phụ tùng điện tử cho các hệ thống vũ khí. Có lẽ, Tokyo sẽ bắt đầu với việc xuất khẩu cái gọi là “thuyền bay” (một số báo gọi là "thần biển") cho cảnh sát biển Philppines, Indonesia và Việt Nam”.

Ở đây nói về máy bay lội nước US-2, mà phía Nhật Bản gọi là loại thủy phi cơ tìm kiếm và cứu nạn. Cơ sở sản xuất – tập đoàn ShinMaywa Industries đang tiến hành cuộc đàm phán với đại diện của lực lượng vũ trang Indonesia. Trước đó, vào năm 2011, công ty này được phép tham gia cuộc đấu thầu của Không lực Hải quân Ấn Độ về mua sáu máy bay lội nước.


"Thần biển" US-2 của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản

Trong biên chế của lực lượng phòng vệ Nhật Bản thì thủy phi cơ US-2 ngoài công tác tìm kiếm còn đảm trách nhiệm vụ vận tải trên biển, đồng thời còn là một máy bay phát hiện tầm xa hiệu quả.

US-2 có khả năng hạ cánh ở khu vực biển có sóng cao 3m, và loại máy bay này ngoài khả năng áp dụng trong công tác tìm kiếm cứu nạn còn có thể được cải tiến thành thứ vũ khí đáng sợ đến từ trên không.

Đây là loại thủy phi cơ do Nhật Bản tự nghiên cứu và chế tạo. Sau khi nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu vũ khí, Nhật Bản cũng bày tỏ sự sẵn lòng cung cấp vũ khí ra nước ngoài, đặc biệt là các nước Châu Á - Thái Bình Dương. Bởi Nhật cũng đồng quan điểm với Mỹ khi nhận định rằng các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á nếu sở hữu một sức mạnh “đảm bảo” thì sẽ duy trì được sự ổn định lâu dài tại khu vực này.

Theo ý kiến của các chuyên gia, nguyên nhân của những thay đổi trong chiến lược an ninh quốc gia Nhật Bản là cuộc xung đột đang leo thang với Trung Quốc về quyền sở hữu các đảo ở biển Hoa Đông. Tuy nhiên, nếu trước đây Nhật Bản chỉ dựa vào liên minh quân sự với Mỹ, thì hiện nay có những dấu hiệu cho thấy rằng, Tokyo chủ trương hành động tự chủ hơn. Cố vấn đặc biệt về an ninh Kitagami Keiro giải thích thêm rằng, trong thời gian chiến tranh lạnh Nhật Bản chỉ phải làm theo chỉ thị của Hoa Kỳ. Còn hiện nay Nhật Bản phải đứng trên đôi chân của chính mình. Giám đốc Viện Nghiên cứu Đông Á Yoshihide Soeya nói cụ thể hơn: "Chúng tôi muốn thành lập liên minh riêng ở châu Á để ngăn cản Trung Quốc lấn át chúng ta”. Chuyên viên Nga Vasily Kashin nhật xét như sau: “Trong giới chính trị Nhật Bản thỉnh thoảng tiến hành các cuộc tranh luận về nội dung: trong các vấn đề an ninh khu vực cần phải dựa vào sức lực của mình. Nhưng, theo tôi, vấn đề này không thể được giải quyết nhanh chóng. Đây sẽ là một cuộc cách mạng trong mối quan hệ ở châu Á. Bởi vì hiện nay, toàn bộ chính sách châu Á dựa trên thực tế rằng, Nhật Bản nằm dưới sự bảo trợ của Hoa Kỳ, và bản thân Tokyo không tạo nguy cơ đe dọa ai đó. Nhưng, nếu Nhật Bản ra khỏi “cái ô Mỹ” thì điều đó sẽ gây ra phản ứng mạnh mẽ từ phía Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước khác. Thật vậy, Nhật Bản đã có một số nỗ lực để trở nên độc lập hơn, nhưng, nước này vẫn còn rất xa từ nền độc lập thực sự”.

Tất nhiên, điều vô lý nếu dự đoán rằng, trong tương lai gần Nhật Bản sẽ biến lực lượng phòng vệ dân sự thành công cụ tấn công. Mặt khác, trong khi Trung Quốc đang gia tăng sức mạnh quân sự và có tham vọng đóng vai trò chủ đạo ở vùng Biển Đông thì Nhật Bản cũng có thể thoát khỏi hình ảnh một đất nước "hòa bình".

Theo VnMedia/ Tiếng nói nước Nga
1

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Bắc Kinh kích thích sự hồi sinh của Đại binh xâm lược Trung Quốc năm xưa

30/11/2012- Peter Hartcher, The Sydney Morning Herald - Isaac Newton đã không hề đề cập đến Trung Quốc khi ông viết định luật nổi tiếng thứ ba của vật lý - Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều - nhưng nó dường như phù hợp với cục diện chính trị của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.


Trong năm 2010, một Trung Quốc trỗi dậy đã tuyên bố chủ quyền lãnh thổ tại vùng biển thuộc chủ quyền của nước khác. Và các cường quốc khác trong khu vực đang bắt đầu chống lại Bắc Kinh.

Đầu tiên là Mỹ. Tổng thống Barack Obama với chiến lược "Trục Châu Á" là một lực đẩy trực tiếp chống lại Trung Quốc. Bây giờ Nhật Bản đang chứng minh Định luật thứ ba của nhà vật lý người Anh.

Các báo cáo mới cho biết hai chính trị gia nổi tiếng nhất của Nhật Bản đang tham gia một lực lượng để tạo ra một đảng chính trị mới có tiềm năng làm hồi sinh đội đại binh thống trị châu Á trong lịch sử chiến tranh của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Shintaro Ishihara, một thống đốc Tokyo, trong bài viết của mình nói đến việc thành lập một "lực lượng thứ ba" trên chính trường Nhật Bản trong quan hệ đối tác với thị trưởng thành phố Osaka, Toru Hashimoto. Việc tạo ra đảng mới Restoration Party (tạm dịch: Đảng hồi sinh Nhật Bản) được công bố 10 ngày trước đây.

Mục đích của họ là gì? - "Nếu Nhật Bản tiếp tục như thế này, nó sẽ chìm xuống hố và chết", Ishihara nói.

Ông hứa hẹn sự hồi sinh của một nền kinh tế đã bị trì trệ trong hai thập kỷ qua và sự phục hồi của niềm tự hào dân tộc. Sự lựa chọn từ "hồi sinh" rất có chủ ý - một tham chiếu đến Minh Trị Duy Tân, đã biến đổi Nhật từ một nước lạc hậu, phong kiến thành một sức mạnh phương Tây hiện đại.

Cả hai ông đều là diều hâu của chủ nghĩa dân tộc chống Trung Quốc gây tranh cãi, những người ủng hộ Nhật Bản từ bỏ "hiến pháp hòa bình" để tiến hành một cuộc tái vũ trang lớn.

Không phải Nhật Bản tay không, mặc dù hiến pháp Nhật từ bỏ quyền duy trì bất kỳ lực lượng vũ trang nào, và mặc dù ngân sách quốc phòng tương đối nhỏ, nhưng Nhật Bản đã có lực lượng hải quân lớn thứ tư thế giới và trang bị vũ khí hàng đầu từ công nghệ quân sự của Mỹ.

Trong những năm gần đây, Ishihara và Hashimoto đã bày tỏ ủng hộ Nhật Bản phát triển vũ khí hạt nhân, một viễn cảnh đáng báo động cho người Nhật và một số nước láng giềng.

Đặc biệt, Ishihara chủ trương một cuộc chiến với Trung Quốc. Người đàn ông 80 tuổi, cựu tiểu thuyết gia, một trong những người theo chủ nghĩa dân tộc nổi tiếng nhất của Nhật bản, trong năm 2010 so sánh chiến thuật của Trung Quốc trong việc gây sức ép với Tokyo như một vụ tranh chấp lãnh địa của mafia.

Khi Bắc Kinh thắt chặt xuất khẩu kim loại đất hiếm sang Nhật Bản, rất cần thiết trong việc sản xuất các linh kiện điện tử, Ishihara cho biết: "Những gì Trung Quốc đang làm là rất tương tự như những gì các nhóm tội phạm có tổ chức làm để mở rộng lãnh địa của họ".

Ông khinh thường bất kỳ thủ tướng Nhật Bản nào đã từng thực hiện bất kỳ nhượng bộ nào đối với Bắc Kinh.

"Nhật Bản có thể trở thành ngôi sao thứ sáu trên lá cờ quốc gia của Trung Quốc", ông đã nói. Ông đã lập luận rằng Nhật Bản "không nên ngần ngại" tiến hành chiến tranh chống lại Trung Quốc.

Và năm nay, trong động thái đối kháng chống lại Trung Quốc bởi các chính trị gia trong Văn phòng nội các Nhật Bản trong thời hiện đại, Ishihara đã tìm cách mua một nhóm đảo Senkaku tranh chấp với Trung Quốc.

Quần đảo này đã từng thuộc sở hữu của một công dân Nhật Bản, Ishihara đã hành động để chính phủ mua và phát triển nhóm đảo.

Trước hành động không có mục đích hợp pháp được thiết kế nhằm mục đích khiêu khích của Bắc Kinh, Chính phủ Nhật Bản tán thành và mua lại quần đảo. Nhưng mục đích là để trung hòa Ishihara. Chính phủ của Thủ tướng Yoshihiko Noda cho biết không có kế hoạch để phát triển chúng. Ishihara đã bị cản trở.

Nhưng bằng cách quốc hữu hóa các đảo, Nhật Bản vô tình khiến chính phủ Trung Quốc nổi cơn thịnh nộ. Đây là nguồn gốc tạo ra căng thẳng leo thang gây thiệt hại cho nền kinh tế của cả hai nước.

Triển vọng của Đảng hồi sinh Nhật Bản là gì? Nhật Bản đang hướng đến bầu cử sớm vào ngày 16 Tháng Mười Hai. Một cuộc thăm dò của Kyodo News hai ngày trước tho thấy đảng này đứng sau đảng Dân chủ đối lập Tự do nhưng trước Đảng Dân chủ cầm quyền.

Chủ trương mới nhất của Ishihara trước sự khiêu khích của Trung Quốc là liên minh giữa Nhật Bản và hai nước tích cực nhất trong các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, Việt Nam và Phi-líp-pin theo đề xuất của Ishihara.

Ông đề nghị giữ liên minh với Hoa Kỳ nhưng phát biểu: "Tuy nhiên, liên quan đến sự xâm nhập của Trung Quốc trên vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, Nhật Bản chia sẻ các vấn đề với Việt Nam và Phi-líp-pin và có thể tạo thành một liên minh với các quốc gia về vấn đề này" (*).

Hashimoto và Ishihara đang tận dụng sự thất vọng ngày càng tăng của các cử tri Nhật Bản với một trong hai chính đảng đang cầm quyền. Trong khi đó, Bắc Kinh, thông qua sự quyết đoán của chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc, giúp cung cấp cho Đảng hồi sinh Nhật Bản với một mục đích và nền tảng mới.

Sẽ là một sai lầm lịch sử khi Bắc Kinh quyết định tiếp tục khiêu khích và mở rộng chủ quyền lãnh thổ hóa ra không chỉ cảnh báo các nước láng giềng và Mỹ tăng cường hiện diện trong khu vực mà còn kích thích kẻ thù lịch sử của Trung Quốc - Nhật Bản.

Người dân Nhật Bản ủng hộ hiến pháp hiện tại và phản đối vũ khí hạt nhân.

Nhưng Trung Quốc giúp tạo ra cánh cửa cho chủ nghĩa quân phiệt và họ đang mở ra.

Trong những năm 1980, thủ tướng đầu tiên của Singapore, Lý Quang Diệu, trong một lần tư vấn chống lại khiếu nại thương mại của Nhật Bản, ông nói:

"Người Nhật là những thương gia tốt nhưng họ là những chiến binh tốt hơn", ông nói.

Lý Quang Diệu nói ông không nghĩ rằng sức mạnh chiến binh cơ bản của Nhật Bản đã chết, mà chỉ không hoạt động. Trung Quốc nên cẩn thận không đẩy các nước láng giềng quá xa.

Theo The Sydney Morning Herald

(*): Chủ trương của nhà nước Việt Nam là không liên minh với nước này để chống lại nước kia.
0

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012

Trung Quốc đề xuất thành lập mặt trận thống nhất chống Nhật

15/11/2012- Chuyên gia nổi tiếng của Trung Quốc đã kêu gọi Matxcơva, Seoul, cũng như Bắc Kinh vốn có tranh chấp lãnh thổ với Tokyo, thành lập mặt trận thống nhất chống Nhật. Mặt trận được tạo lập với mục tiêu buộc chính phủ Nhật Bản chấp nhận kết quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai và từ bỏ yêu sách về chủ quyền lãnh thổ đối với các quốc gia láng giềng.


Đại quân khu Nam Kinh diễn tập đột kích đảo

--> Trung Quốc - Nhật Bản đun sôi nước biển Đông Á

Ý tưởng này được Phó chủ tịch Viện Nghiên cứu các vấn đề Quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc Go Syangan đề xuất. Phát biểu được đưa ra tại Hội nghị ba bên Nga-Hàn Quốc-Trung Quốc "An ninh và Hợp tác ở Đông Á" diễn ra vào ngày 14 tháng 11 tại Matxcơva. Cố ý khoét sâu mối tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng, Nhật Bản chứng tỏ nước này không công nhận kết quả của chiến tranh thế giới thứ II, ông Go Syangan nhấn mạnh. Ông Syangan nhắc lại, theo một loạt các tuyên bố quốc tế được thông qua bởi những thành viên trong liên minh chống Nhật gồm Mỹ, Liên Xô, Vương quốc Anh và Trung Quốc, sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc, lãnh thổ của nước Nhật Bản sẽ bị giới hạn trong 4 đảo - Hokkaido, Honshu, Kyushu và Shikoku. Dựa trên điều này, theo quan điểm của ông Syangan, Nhật Bản nên từ bỏ yêu sách chủ quyền đối với Nam Kuril, Tokto (Takeshima) và quần đảo Senkaku (Điếu Ngư), cũng như Okinawa.

Ông Syangan đề xuất thành lập mặt trận thống nhất chống Nhật với thành phần bao gồm các quốc gia Trung Quốc, Nga và Hàn Quốc. Hoa Kỳ cũng nên được đưa vào thành phần mặt trận để buộc Nhật Bản phải công nhận kết quả của chiến tranh thế giới thứ II và từ bỏ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với các nước láng giềng. Còn về mặt pháp lý, theo chuyên gia Trung Quốc, việc từ bỏ yêu sách chủ quyền lãnh thổ cần được ghi nhận trong một hiệp ước hòa bình mới ký kết với Nhật Bản, để thay thế văn bản đã lỗi thời - Hiệp ước San Francisco, được ký kết vào năm 1951, mà không có sự đồng ý của Liên Xô và Trung Quốc.

Bài phát biểu của ông Syangana được các thành viên tham dự Hội nghị đánh giá như nỗ lực đưa ra một "quả bóng thử nghiệm". Chuyên gia của Viện Nghiên cứu Quốc tế MGIMO ông Andrey Ivanov cho biết:

“Đề xuất thành lập mặt trận thống nhất chống Nhật và buộc Tokyo ký kết một hiệp ước hòa bình mới có thể được xem như một tin gây chấn động. Đề xuất này được đưa ra bởi Phó Giám đốc một viện nghiên cứu lớn vốn có liên kết với Bộ Ngoại giao Trung Quốc, và tham gia vào việc soạn thảo các chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Đề xuất này, một mặt, là ý kiến cá nhân của chuyên gia Trung Quốc, nhưng từ một khía cạnh khác, ở một mức độ nào đó, nó phản ánh được tâm tư của ban lãnh đạo Trung Quốc”.

Những phản ứng đầu tiên của các chuyên gia Nga đối với "quả bóng thử nghiệm" của ông Go Syangan được đưa ra rất thận trọng. Nga không phải là quốc gia ủng hộ việc giải quyết tranh chấp thông qua đường lối đối đầu. Matxcơva từ lâu đã thực hiện việc giảm nhiệt trong tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản và cũng không phải là không thành công, đồng thời Nga cũng đẩy mạnh hợp tác kinh tế 2 bên cùng có lợi. Phản ứng của Seoul đối với "quả bóng thử nghiệm" rất khó để đưa ra. Quan điểm của Hàn Quốc, theo ông Andrey Ivanov, phần lớn sẽ phụ thuộc vào mức độ cứng rắn trong yêu sách chủ quyền của Nhật Bản đối với đảo Tokto.

Hiện chỉ có thể chắc chắn về một điều: sáng kiến của ông Syangan chứng tỏ trong vân đề tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản, và có lẽ, không chỉ với nước này, ban lãnh đạo mới của Trung Quốc chủ trương giữ lập trường cứng rắn nhất.

Nguồn: RUVR
1

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

3 tàu tuần tra Trung Quốc tiến vào vùng biển Senkaku

24/9/12- Ba tàu tuần tra Trung Quốc đã xâm nhập vào lãnh hải của Nhật Bản gần quần đảo Senkaku ở Biển Hoa Đông.


Cảnh sát biển Nhật Bản cho biết 3 trong số 6 tàu của Trung Quốc tiến vào vùng tiếp giáp bên ngoài lãnh hải của Nhật Bản ngoài khơi quần đảo Senkaku khoảng giữa 5 giờ đến 6 giờ 30 sáng thứ Hai 24/9/2012 (giờ Tokyo). Tuy nhiên, truyền thông Trung Quốc, được báo chí Việt Nam trích dẫn, nói chỉ có 2 tàu.

Các quan chức Bảo vệ bờ biển Nhật đã xác nhận rằng các tàu Hải giám, "Haijian 46" và "Haijian 66", xâm nhập vùng lãnh hải của Nhật Bản từ phía tây tây bắc và phía tây bắc của đảo Kubashima từ 6:30 và 7 giờ sáng.

Tàu thứ ba của Trung Quốc tiến vào vùng lãnh hải ngoài khơi đảo Taishoto khoảng 10:40 sáng.

Các đảo trên thuộc Quần đảo Senkaku.

Một tàu tuần tra Cảnh sát biển Nhật Bản đã cảnh báo qua sóng vô tuyến yêu cầu các tàu Hải giám rời khỏi vùng biển Nhật Bản, nhưng các tàu này không có phản ứng. 3 tàu vẫn đang điều hướng trong vùng biển Nhật Bản.

Hôm thứ Ba tuần trước, các tàu của chính phủ Trung Quốc đã tiến vào vùng biển ngoài khơi các đảo tranh chấp.

Đây là lần thứ hai trong tuần qua rằng các tàu đã xâm nhập vào vùng biển Nhật Bản.


Nguồn: NHK, CCTV.
0

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

2 tàu hộ vệ tên lửa TQ tiến gần Senkaku/Điếu Ngư

20/9/12- Trang tin tức Fuji của Nhật Bản đưa tin, hai tàu hộ vệ của hải quân Trung Quốc đã xuất hiện tại vùng biển cách Senkaku 80 hải lý về phía Tây Bắc. Đây là lần đầu tiên tàu hải quân Trung Quốc xuất hiện tại khu vực này.

Báo chí Nhật Bản hôm nay 20/9 đều đưa tin, phía Nhật đã xác nhận có hai tàu hải quân Trung Quốc đêm hôm 19/9 đã tiến vào vùng biển cách đảo Senkaku 80 hải lý về phía Bắc Tây Bắc.


Truyền hình Nhật Bản đưa tin đêm qua hai tàu hộ vệ Trung Quốc đã đến vùng biển cách Senkaku 150km (Ảnh: ifeng.com)

Mạng tin tức truyền hình Fuji của Nhật bản (FNN) đã có bản tin xác nhận thông tin này. Hai tàu này là tàu hộ vệ tên lửa 054A, Sau khi Nhật chính thức mua Senkaku, đây là lần đầu tiên phía Nhật Bản xác nhận có tàu hải quân Trung Quốc đi lại trong vùng biển của đảo Senkaku (Điếu Ngư) đang tranh chấp gay gắt giữa hai bên Trung Nhật.
Theo thông tin trên kênh truyền hình NHK của Nhật bản, tính đến trưa 20/9, tổng cộng Nhật đã phát hiện 16 chiếc tàu công vụ Trung Quốc đang ở vùng biển gần Senkaku.

Đài Phượng Hoàng nói về việc Trung Quốc dùng vũ lực ở Senkaku, đoạn video có nhắc đến tàu chiến Trung Quốc xâm phạm vùng biển xung quanh Senkaku.
0

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

Trung-Nhật: Căng như dây đàn

Chiều ngày 18/9/2012, bản tin của NHK cho biết, Cảnh sát biển Nhật Bản đã phát hiện 10 tàu giám sát hàng hải (Hải giám) Trung Quốc ngay bên ngoài vùng biển Nhật Bản ngoài khơi quần đảo Senkaku.


Tàu Hải giám tiến vào Senkaku

--> Trung Quốc, Nhật Bản đun sôi nước biển Đông Á

Cảnh sát biển Nhật Bản cảnh báo các tàu Hải giám không được tiếp cận các vùng biển nước này.

Trước đó, một tàu tuần tra thủy sản Trung Quốc đã được nhìn thấy ở khoảng cách 43 km từ đảo Uotsuri - Đảo lớn nhất của Quần đảo Senkaku.

Đài phát thanh nhà nước Trung Quốc cho biết hôm thứ hai rằng 1.000 tàu thuyền đánh cá các tỉnh Triết Giang và Phúc Kiến chuẩn bị ồ ạt ra khơi trên biển Hoa Đông, có khả năng sẽ đánh bắt quanh vùng biển quần đảo Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật Bản.

Bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết họ đã chưa phát hiện một hạm đội lớn trong khu vực.


Lúc 14 giờ chiều 18/9/2012 (giờ Bắc Kinh), bản tin trên CCTV nói: "Tàu quản lý ngư nghiệp của Trung Quốc đã đến vùng biển xung quanh quần đảo Điếu Ngư. Những tàu này đã bắt đầu thực thi pháp luật và các hoạt động tuần tra để bảo vệ các tàu thuyền đánh cá của Trung Quốc.

Các tàu đầu tiên cách 43 km từ các đảo, và sau đó tiến thẳng vào hòn Huangwei. Tàu Trung Quốc đã cảnh báo tàu Cảnh sát biển Nhật Bản rằng quần đảo Điếu Ngư là lãnh thổ của Trung Quốc.

Thủy thủ đoàn từ các tàu Trung Quốc nói rằng họ sẽ tiến hành tuần tra thường xuyên trong khu vực. Các tàu Trung Quốc cũng cảnh báo các tàu Nhật Bản rời khỏi khu vực ngay lập tức.

Việc thi hành pháp luật và các hoạt động tuần tra nhằm chứng minh thẩm quyền của Trung Quốc trên quần đảo Điếu Ngư và đảm bảo các lợi ích hàng hải của Trung Quốc."

2.000 tàu cá Trung Quốc ồ ạt tiến vào biển Hoa Đông

Infonet.vn loan tin, Sau khi hết thời hạn nghỉ đánh bắt vào hôm qua 16/9, có hơn 2.000 tàu cá Trung Quốc tại Triết Giang và Phúc Kiến chuẩn bị ồ ạt ra khơi trên biển Hoa Đông, có khả năng sẽ đánh bắt quanh vùng biển quần đảo Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật Bản.


Các tàu ra biển Hoa Đông lần này đa số là tàu vỏ sắt, dùng để đánh bắt xa bờ. Một phần các tàu có công suất lớn này có thể sẽ tiến đến đánh bắt cá tại vùng biển gần quần đảo Điếu Ngư (Senkaku) đang tranh chấp căng thẳng với Nhật Bản.

Một quan chức Sở hải dương và ngư nghiệp tỉnh Triết Giang cho biết, họ sẽ áp dụng các biện pháp hữu hiệu để tăng cường quản lý và bảo đảm an toàn cho các tàu cá, tận dụng hợp lý nguồn tài nguyên cá tại vùng biển Hoa Đông.

Trước đó, do tranh chấp về chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư (Senkaku), Nhật Bản tuyên bố chính thức mua lại hòn đảo này, thực hiện quốc hữu hóa hòn đảo này và 3 đảo lân cận. Còn phía Trung Quốc thì lại đệ trình lên Liên Hiệp Quốc xem xét đường ranh giới thềm lục địa nước này đến tận sát bờ biển Nhật Bản.

Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc cảnh cáo Nhật Bản

Cũng theo NHK, hôm nay, Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc tuyên bố nước này có quyền “hành động xa hơn nữa” để giải quyết cuộc tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản.


Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc, Tướng Lương Quang Liệt.

Theo AFP, trong cuộc họp báo chung với Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta, Bộ trưởng quốc phòng, Tướng Lương Quang Liệt tuyên bố Bắc Kinh đã theo dõi sát sao tình hình trên biển Hoa Đông “và chúng tôi có quyền hành động xa hơn nữa”.

Khi được hỏi liệu Trung Quốc có dùng sức mạnh quân sự để giải quyết tranh chấp không, ông Lương Quang Liệt nói: “Tất nhiên, như chúng tôi vẫn nói, chúng tôi hi vọng có giải pháp hòa bình và thương lượng cho vấn đề này”.

Quần đảo mà Nhật Bản gọi là Senkaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư không có người ở nhưng nằm ở vùng biển giàu tài nguyên và hải sản. Hiện các đảo này đang được Nhật Bản kiểm soát nhưng cả Trung Quốc và Đài Loan đều tuyên bố quần đảo này thuộc chủ quyền của mình.
Tướng Lương Quang Liệt buộc tội Tokyo leo thang căng thẳng và tuyên bố quần đảo này thuộc về Trung Quốc trong nhiều thế kỷ, từ thời nhà Minh.

“Tình hình leo thang căng thẳng hiện nay hoàn toàn là lỗi của phía Nhật Bản”, ông Lương nói.

"Nhật Bản cảnh giác"

Chánh thư ký nội các Nhật Bản Osamu Fujimura cho biết nước này sẽ tiếp tục theo dõi vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku để chặn tàu Trung Quốc từ ngoài vùng biển này.

Fujimura nói với các phóng viên vào chiều thứ Ba 18/9/12 rằng một đội tàu tuần tra Trung Quốc được phát hiện trong khu vực này buổi sáng vẫn còn ngay bên ngoài vùng biển Nhật Bản.

Ông cho biết 10 tàu Hải giám đã đi vào khu vực gần vùng biển tranh chấp.

Fujimura cho biết chính phủ đã không nhận được báo cáo rằng một số lượng lớn các tàu thuyền đánh cá của Trung Quốc trong khu vực tranh chấp, nhưng chính phủ vẫn cảnh giác.

Vibay tổng hợp
0

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

Nhật "ra đòn" bất ngờ với Trung Quốc?

17/9/12- (VnMedia) - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta hôm nay (17/9) cho biết, các quan chức Mỹ và Nhật Bản đã đạt được sự nhất trí về việc thiết lập một hệ thống phòng thủ tên lửa thứ hai ở Nhật Bản.


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đang ở thăm Nhật Bản

Thoả thuận về việc thiết lập hệ thống lá chắn tên lửa mới giữa Mỹ và Nhật Bản đạt được trong chuyến thăm của Bộ trưởng Leon Panetta đến Tokyo. Ông chủ Lầu Năm Góc đang có chuyến công du kéo dài một tuần đến các nước Châu Á, trong đó có Trung Quốc và New Zealand.

"Mục đích của việc này là để nâng cao khả năng bảo vệ Nhật Bản của chúng tôi”, Bộ trưởng Panetta phát biểu tại một cuộc họp báo. "Hệ thống lá chắn đó cũng được thiết kế để giúp cho các hoạt động triển khai quân Mỹ trong khu vực. Nó còn hiệu quả trong việc bảo vệ đất nước Mỹ khỏi mối đe doạ tên lửa đạn đạo từ Triều Tiên”, ông Panetta nói thêm.

Địa điểm chính xác để dựng lá chắn tên lửa mới chưa được xác định. Tuy nhiên, hệ thống này sẽ được đặt ở phía nam nhưng không phải ở đảo Okinawa.

Việc Mỹ dựng lá chắn tên lửa mới ở Nhật Bản chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc lo ngại bởi nước này đang có cuộc đối đầu căng thẳng vì tranh chấp lãnh thổ với Tokyo. Tuy nhiên, Bộ trưởng Panetta khẳng định, hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ-Nhật không nhằm vào Trung Quốc.

Nhật Bản đã hợp tác chặt chẽ với Mỹ nhiều năm nay trong vấn đề lá chắn tên lửa. Cường quốc Châu Á này có cả các bệ phóng tên lửa trên mặt đất và trên biển.

Tên lửa đạn đạo của Triều Tiên được xem là một mối đe doạ đối với an ninh khu vực Châu Á-Thái Bình Dương bởi nguy cơ nổ ra một cuộc xung đột trên bán đảo Triều Tiên luôn hiện hữu.

Tên lửa tầm xa mà Triều Tiên đang phát triển đã từng được đem ra bắn thử và nó có tầm bắn vượt qua Nhật Bản, có thể vươn tới Mỹ.


Kiệt Linh - (theo RIA, AP)

VnMedia

0

Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2012

Học tập Hồi giáo, biểu tình chống Nhật trở thành bạo lực ở TQ

16/9/2012- Cuộc biểu tình đang tiếp tục tại ít nhất 66 thành phố ở Trung Quốc trước việc Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo Senkaku. Có những báo cáo về bạo lực ở một số khu vực.


Người biểu tình cố gắng tấn công vào Sứ quán Nhật ở Bắc Kinh hôm thứ Bảy (15/9/2012). Ảnh: AP


Người biểu tình đụng độ với cảnh sát ở Bắc Kinh hôm thức Bảy 15/9/2012. Ảnh: Globaltimes.ca


Người biểu tình xông lên phá hàng rào ở Đại sứ quán Nhật ở Bắc Kinh

Phía nam thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Ðông, hàng ngàn người biểu tình tụ tập vào ngày Chủ nhật (16/9/2012) ở phía trước cổng Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản.

Một số người biểu bất tuân lệnh yêu cầu dừng lại của cảnh sát và xông vào tòa tháp khách sạn của tổ hợp Tòa Tổng lãnh sự khoảng giữa trưa. Họ đã phá vỡ các cửa sổ trên tầng thứ nhất và thứ hai (nhìn thấy trong clip của NHK ở cuối bài này).


Người biểu tình mang theo cờ Trung Quốc xông lên tòa tháp khách sạn trong khu phức hợp Tổng lãnh sự quán Nhật ở Quảng Đông. Ảnh: Heraldextra.com

Đám đông cũng đập vỡ cửa sổ của một chiếc xe Nhật Bản khi đi qua khu vực này.

Những người biểu tình đã buộc cảnh sát phải rời khỏi Tòa Tổng lãnh sự sau khi chiếm một địa điểm gần cửa ra vào của tòa nhà. Họ vẫy cờ Trung Quốc và hô khẩu hiệu.

Các tòa tháp văn phòng trong khu phức hợp Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản không bị hư hại.

Ở Thâm Quyến, một thành phố của tỉnh Quảng Đông, hàng ngàn người đã tuần hành. Một số người biểu tình đã phá hủy một chiếc xe cảnh sát. Lực lượng an ninh đã bắn hơi cay để giải tán đám đông.

Tại Bắc Kinh, khoảng 1000 người đã tổ chức một cuộc biểu tình ở phía trước cổng Đại sứ quán Nhật Bản. Một số người trong số họ đã ném chai nhựa vào tòa nhà.

Hơn 1.000 cảnh sát vũ trang đã được huy động cùng với hàng trăm cán bộ thường trực.

Tại thành phố Thành Đô, hàng trăm người biểu tình tụ tập ở trung tâm thành phố. Một số người trong số họ đã đụng độ với lực lượng an ninh. Một siêu thị và một cửa hàng Nhật trong thành phố tạm thời đóng cửa.

Các cuộc biểu tình cũng đã được tổ chức tại Thượng Hải, tại phía đông bắc của tỉnh Liêu Ninh và ở tỉnh Hải Nam.


Cửa kính của một chiếc xe Nhật nhãn hiệu Mitsubishi bị đập vỡ tại Tây An hôm thức Bảy (15/9/2012)


Một người biểu tình Trung Quốc ném một hộp teargas vào cảnh sát chống bạo động trong một cuộc biểu tình chống Nhật Bản tại Thâm Quyến, Trung Quốc ngày Chủ nhật, 16 tháng Chín, 2012.

Đại sứ quán Nhật Bản tại Trung Quốc cho biết họ không được thông báo có bất kỳ công dân Nhật Bản nào bị thương. Nhưng có một tư vấn rằng người Nhật nên thận trọng.

Sáng chủ nhật (16/9/2012) các tờ báo Trung Quốc thực hiện các báo cáo về các cuộc biểu tình chống Nhật kèm theo hình ảnh nhưng không đề cập rằng nhiều người trong số họ đã biến thành bạo lực.


Báo cáo của NHK World
3

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012

Tàu hải giám áp sát Senkaku, Quân khu Nam Kinh tập đổ bộ lên đảo

14/9/2012- Lực lượng Phòng vệ Bờ biển của Nhật Bản cho biết 6 tàu của Trung Quốc đã tiến vào vùng biển Nhật Bản gần quần đảo Senkaku tranh chấp sáng sớm 14/9 và lực lượng này đã ra lời cảnh báo tàu phải rời khỏi đây.

Sự việc trên xảy ra chỉ vài ngày sau khi chính phủ Nhật hoàn tất việc quốc hữu hóa quần đảo Senkaku mà phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.

Video: Tàu hải giám áp sát Senkaku. Có thể mất vài gây để tải video sau khi bạn nhấp chuột vào nút play

"Các tàu tuần tra của chúng tôi đang yêu cầu họ phải rời vùng lãnh hải của Nhật Bản," tuyên bố của lực lượng phòng vệ bờ biển nói.

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã khẳng định sẽ duy trì cảnh giác ở mức độ cao nhất sau khi lực lượng phòng vệ bờ biển báo cáo rằng hai tàu hải giám của Trung Quốc xâm phạm vùng biển của Nhật vào khoảng 6 giờ 18 phút sáng nay (2118 GMT ngày 13/9).

Theo lực lượng này, tiếp theo 2 tàu trên là nhóm 4 tàu khác tiến vào vùng biển của Nhật ngay sau 7 giờ sáng. Hai tàu đầu tiên đã rời khỏi đây lúc 7 giờ 48 phút.

Trong một tin từ Bắc Kinh, Tân Hoa Xã viết: "Hai hạm đội tàu hải giám Trung Quốc đã tới vùng biển quanh quần đảo Điếu Ngư và các đảo phụ cận ngày 14/9 và bắt đầu tuần tra và thực thi luật pháp tại đây."

Hôm 11/9, Tân Hoa xã loan tin Trung Quốc đã cử hai tàu hải giám tới nhóm đảo tranh chấp với Nhật Bản, sau khi phía Nhật tuyên bố sẽ tiến hành quốc hữu hóa nhóm đảo này.

Bản tin của Tân Hoa xã cho biết hai tàu Hải giám đã khởi hành tới khu vực quanh đảo Điếu Ngư - phía Nhật gọi là Senkaku - với mục đích "khẳng định chủ quyền tổ quốc."

Trước đó một ngày, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã tuyên bố Bắc Kinh sẽ "không lùi một tấc nào" trong tranh cãi chủ quyền lãnh thổ với Nhật Bản.

Quân khu Nam kinh tập đổ bộ lên đảo

Đại quân khu Nam Kinh đã tiến hành một cuộc diễn tập đánh chiếm đảo ngày 13/9/2012. Ba tàu đổ bộ chở lực lượng xe đổ bộ bọc thép tiến vào một hòn đảo giả định, hàng chục xe tăng tiến lên đảo.

Bài diễn tập trải qua một cuộc tấn công mô phỏng, các lực lượng đổ bộ bắt đầu khai hỏa ở khoảng cách tầm 3 km từ bờ biển. Họ sử dụng các thiết bị tạo khói để che giấu các động tác tấn công, và sử dụng pháo bắn từ xa để thực hiện cuộc tấn công lên đảo.

Trước đó, Không quân Trung Quốc cũng diễn tập bắn tên lửa tiêu diệt các mục tiêu giả định trên một hòn đảo không được nêu tên.


Hai đội tàu Hải giám rời khỏi Senkaku

Đến 15 giờ chiều ngày 14/9/2012, NHK cho hay toàn bộ 6 tàu Hải giám Trung Quốc (chia làm hai đội tiến vào Senkaku) đã rời khỏi vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku.


---
0

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2012

Trung Quốc - Nhật Bản đun sôi nước biển Đông Á

13/9/12- Trong lúc căng thẳng đến mức nghẹt thở giữa Trung Quốc và Nhật Bản xung quanh Quần đảo Senkaku, Trung Quốc cho 4 đại quân khu gồm Nam Kinh, Tế Nam, Thành Đô, Quảng Châu rầm rập diễn tập đánh chiếm đảo. Đáp lại, Thủ tướng Nhật ra lệnh quân đội sẵn sàng chiến đấu.

Dưới đây là hình ảnh và video các đại quân khu Trung Quốc tập trận được loan tải trên các trang mạng Trung Quốc ngày 13/9/2012:


Các quân khu Trung Quốc diễn tập đánh chiếm đảo


Đại quân khu Nam Kinh diễn tập đột kích đảo


Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 3 tuần tra dãy núi Hy Mã Lạp Sơn


Xe tăng quân khu Nam Kinh tham gia diễn tập


Tiêm kích khai hỏa phá hủy các mục tiêu giả định trên một hòn đảo không rõ địa điểm


Hạm đội Bắc Hải bắn đạn thật trên vùng biển Hoàng Hải


Hạm đội Nam Hải (tức biển Đông) tham gia diễn tập


Hạm đội Nam Hải diễn tập: Bức ảnh cho thấy các binh lính đang thả một tàu cứu hộ xuống biển






Video: Quân đội Trung Quốc - Nhật Bản đun sôi nước biển Đông Á

----------
4

Bí đường, TQ kêu gọi Nhật đàm phán

13/9/12- Các quan chức Nhật Bản và Trung Quốc đã gặp nhau để thảo luận về vấn đề quần đảo Senkaku. Các cuộc thảo luận đã kết thúc với việc Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh sự cần thiết cho các cuộc đàm phán để tiếp tục giải quyết vấn đề.


Quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư

Thông báo được đưa ra khi kết thúc 2 ngày đàm phán tại Bắc Kinh giữa Bộ trưởng văn phòng Châu Á Nhật Bản, Shinsuke Sugiyama, và đồng nhiệm Trung Quốc, Luo Zhaohui.

Sugiyama đã đến Bắc Kinh để giải thích quyết định của chính phủ Nhât về việc mua các chuỗi đảo ở biển Hoa Đông từ chủ sở hữu của quần đảo là một gia đình người Nhật.

Thông báo này nói rằng Trung Quốc kêu gọi Nhật Bản ngay lập tức sửa chữa những sai lầm, tìm lại sự hiểu biết lẫn nhau, và giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại.

Các quan chức nói rằng Trung Quốc có thể muốn Nhật Bản thừa nhận sự tồn tại tranh chấp lãnh thổ để làm dịu tình hình (*).

Cuộc biểu tình chống Nhật tiếp tục ở Bắc Kinh và Thượng Hải. Hàng triệu người sử dụng internet cũng đã đăng ý kiến chống lại Nhật Bản.

Đại sứ quán Nhật Bản đang kêu gọi người dân và khách du lịch Nhật Bản phải tránh xa các cuộc biểu tình.


(*): Thế nhưng Trung Quốc không chấp nhận có tranh chấp chủ quyền ở Quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm từ Việt Nam Cộng Hòa trong trận Hải chiến Hoàng Sa 1974. Cả Việt Nam và Trung Quốc đều khẳng quần đảo này thuộc chủ quyền không thể tranh cải của mình.
0

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

Nhật bắt các nhà hoạt động Trung Quốc đổ bộ lên đảo tranh chấp

15/8/12- Theo tin mới nhất của báo Hong Kong Standard, chiếc tàu chở các nhà hoạt động thân Trung Quốc đã mắc cạn ở các bãi đá xung quanh quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư chiều 15-8 và 5 nhà hoạt động bị bắt.

14 nhà hoạt động thuộc Ủy ban Hành động bảo vệ đảo Điếu Ngư của Hồng Kông đã nhảy xuống bãi đá, đem theo cờ Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Hồng Kông và Macau. Trên bãi đá còn có mặt 40 lính tuần tra bờ biển của Nhật.

Tiếp đó, đài NHK của Nhật đưa tin nước này đã bắt 5 nhà hoạt động của Hồng Kông ngay sau khi họ lên bãi đá.


Tàu Hồng Kông rời cảng Tiêm Sa Chủy ngày 12-8. Ảnh: Kyodo

Trước đó, Nhật Bản đã phái nhiều tàu tuần tra ra giám sát tàu Hồng Kông khi nó cách Senkaku chừng 50 hải lý. Theo nhà hoạt động Tsang Kin-shing, khi tàu còn cách quần đảo khoảng 13 hải lý thì có đến 9 tàu Nhật bao vây. Một tàu trong số đó dùng vòi rồng dội thẳng vào mạn phải tàu Hồng Kông, đồng thời cảnh báo sẽ sử dụng các biện pháp mạnh hơn.

Tàu Hồng Kông tiếp tục đi tới bất chấp vòi rồng, khi còn cách Senkaku 10 hải lý, một tàu tuần tra của Nhật đã áp sát rồi đâm thẳng làm hư hỏng mũi tàu của các nhà hoạt động nhưng cả đoàn vẫn an toàn.

Cũng theo ông Tsang, cho dù đến được Senkaku, nhiều khả năng tàu của ông không đủ nhiên liệu để quay về Hồng Kông. Con tàu này rời Hồng Kông ngày 12-8 và kiên quyết đến Senkaku một mình dù các tàu Trung Quốc và Đài Loan đã bỏ cuộc.


Các nhà hoạt động thân Trung Quốc, xuất phát từ Hồng Kông tiến đến gần Senkaku /Điếu Ngư (REUTERS)

Phát ngôn viên cảnh sát Nhật Bản cho AFP biết « cảnh sát Okinawa bắt giữ 5 người vì đã xâm phạm luật kiểm tra nhập cảnh lên đảo Uotsurijima ». Theo đài truyền hình Nhật NHK, trước đó đưa tin một số người đã bơi vào tới đảo, bất chấp các biện pháp ngăn chặn của lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật.

Một nhóm 14 nhà hoạt động tại Hồng Kông, Macao và thành phố Hạ Môn thuộc một tổ chức thân Trung Quốc có tên gọi « Ủy ban hành động bảo vệ quần đảo Điếu Ngư », xuất phát từ Hồng Kông hôm 13/08 tiến đến khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nhằm phản đối kế hoạch thăm quần đảo của một nhóm nghị sĩ Nhật vào ngày 19/08/2012 tới đây .

Đây cũng là một hành động mang tính biểu tượng để định khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo mà Nhật Bản đang quản lý đặc biệt nó diễn ra vào ngày kỷ niệm 67 năm Nhật Bản đầu hàng quân đồng minh, kết thúc Thế chiến thứ 2, ngày 15/08/1945.

Nhóm hoạt động thân Bắc Kinh này đã nhiều lần định đổ bộ lên quần đảo nhưng bị lực lượng tuần duyên Nhật Bản chặn lại. Trước khi nhóm các nhà họat động nói trên tới khu vực quần đảo có tranh chấp Nhật Bản đã triển khai lực lượng đông đảo để ngăn chặn những người này xâm nhập lãnh hải hay tiếp cận các đảo.

Điếu Ngư / Senkaku là một chuỗi đảo không có người ở, hiện do Nhật quản lý. Trung Quốc và Đài Loan đều đòi chủ quyền đối với quần đảo nằm trên biển Hoa Đông, giữa một ngư trường cá dồi dào và dưới đáy sâu còn có khả năng chứa mỏ khí đốt lớn.

Căng thẳng xung quanh vấn đề chủ quyền biển đảo giữa Bắc Kinh và Tokyo lên cao nhất là vào thời điểm tháng 9 năm 2010, khi hai tàu tuần duyên Nhật bắt giữ một tàu cá Trung Quốc trong khu vực tiếp giáp quần đảo này. Vụ việc khi đó không chỉ gây căng thẳng ngoại giao giữa hai nước mà còn làm bùng lên tinh thần dân tộc ở cả hai bên.

Theo NLD, RFI
0

Thứ Hai, 10 tháng 10, 2011

Nhật Bản làm đục nước biển Đông

(Vibay-10/10/11) Bài đăng trên Trung Hoa Nhật báo có tiêu đề Japan muddies water in South China Sea ( Nhật Bản làm đục nước biển Hoa Nam ). Bài đăng gọi sai tên Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản là Gemba Koichiro và khẳng định Trung Quốc lập đi lập lại liên tục rằng Trung Quốc có chủ quyền trên vùng biển nước khác, trong trường hợp này là Philippine. Họ cũng từng lập đi lập lại như vậy khi Ấn Độ và Việt Nam hợp tác khai thác dầu ở lô 127 và 128 của Việt Nam. Xem tin gốc.


Ông Koichiro Gemba

Nhật Bản làm đục nước biển Đông

Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Koichiro Gemba sẽ bắt đầu chuyến thăm các nước Đông Nam Á Singapore, Malaysia và Indonesia vào ngày 11 tháng 10, nhằm thiết lập một khuôn khổ đàm phán đa phương để tăng cường hợp tác an ninh hàng hải.

Chuyến thăm diễn ra ngay trước Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) được tổ chức tại Indonesia vào tháng Mười. Hoa Kỳ sẽ tham dự Hội nghị Cấp cao Đông Á lần đầu tiên, một động thái làm choáng váng chính phủ Nhật Bản.

Trong quá trình Cấp cao Đông Á, Nhật Bản có kế hoạch kêu gọi một khuôn khổ đàm phán đa phương trong ASEAN, động thái này hy vọng sẽ được hỗ trợ của Mỹ, nhưng mà có lẽ sẽ bị từ chối, bởi vì Trung Quốc không mong đợi Mỹ can thiệp vào vấn đề biển Hoa Nam (tức biển Đông Việt Nam).

Cơ quan quân sự của Trung Quốc đã lặp đi lặp lại lập trường của mình về vấn đề Biển Hoa Nam (Biển Đông), nói rằng các nỗ lực quốc tế sẽ tiếp tục làm phức tạp vấn đề.

"Bất kỳ bước đi nhằm đa phương hóa hoặc quốc tế hóa vấn đề Biển Đông sẽ làm phức tạp hơn và nó sẽ không giúp được gì", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Geng Yansheng phát biểu tại một cuộc họp báo hàng tháng vào ngày 28 Tháng Chín.

Geng lặp đi lặp lại "liên tục" và lập trường "rõ ràng", nói rằng Trung Quốc sở hữu chủ quyền không thể chối cãi của các đảo trong Biển Đông và các vùng xung quanh.

Ngày 27 tháng 9, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã đồng ý với Tổng thống Philippines Benigno Aquino III ở Tokyo rằng hai nước sẽ nâng cấp các cuộc đối thoại song phương lên cấp Thứ trưởng chiến lược, và rằng Nhật Bản sẽ giúp Philippine tăng cường bảo vệ bờ biển của mình. Noda cũng dự kiến ​​sẽ bắt đầu cho một hội nghị quốc tế về an ninh hàng hải trong EAS.

Trung Quốc cho biết "không có vấn đề" về tự do và an toàn hàng hải ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), nhấn mạnh rằng khu vực này là an toàn để đi lại.

"Không có câu hỏi về sự tự do và an toàn hàng hải ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), các nước trong và ngoài khu vực được hưởng lợi.", Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hồngng Lỗi nói trong một cuộc họp báo hàng ngày vào 29 tháng chín.
0