Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tuc hinh anh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tuc hinh anh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

Ảnh: Lữ đoàn tên lửa chiến lược Trung Quốc bắn đạn thật

Hình ảnh đăng trên Tân Hoa Xã ngày 23-11-2013 cho thấy Lữ đoàn tên lửa số 2 Trung Quốc đã có cuộc diễn tập bắn đạn thật.


Trang Strategy Page của Mỹ gần đây tiết lộ, lực lượng Pháo binh số 2 (tên lửa chiến lược của Trung Quốc) có khả năng vừa mới được tăng thêm 2 lữ đoàn tên lửa đạn đạo, trong đó số lượng lữ đoàn tên lửa Đông Phong 21 (DF-21) đã được nâng lên thành 10 lữ đoàn.


Trong khi đó, theo tờ Global Security, Mỹ cho rằng tên lửa DF-21D của Trung Quốc về cơ bản đều được vận hành tốt nhưng cái khó của loại tên lửa này không thể định vị được mục tiêu trong thời gian ngắn, do đó không thể triển khai chiến đấu.

Hiện nay, quân đội Trung Quốc có khả năng đang tiến hành bí mật thử nghiệm tên lửa DF-21D. Trung Quốc đưa vào biên chế lữ đoàn thên lửa DF-21D có nghĩa là "sát thủ tàu sân bay" đã hình thành lên khả năng tác chiến.


Nguồn tin này cũng cho rằng, khả năng sử dụng hệ thống thám trắc của quân đội Trung Quốc như vệ tinh, máy bay trinh sát, tàu ngầm là "ngoài sức tưởng tượng". Thông qua việc kết hợp giữa các trang thiết bị, quân đội Trung Quốc đã có thể định vị gần đúng tàu sân bay của đối phương trước khi phóng tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay.

Theo Strategy Page, trong thực tế một số thiết bị định vị của quân đội Trung Quốc đã được đưa vào sử dụng, tuy nhiên những thiết bị này không gây sự chú ý của Mỹ. Nếu như Trung Quốc phóng nhiều vệ tinh viễn thám thì sẽ hình thành lên "biên đội trinh sát vũ trụ" ở độ cao 600 km ở khu vực Thái Bình Dương.


Tờ Strategy Page đưa ra phán đoán, hàng loạt vệ tinh viễn thám sẽ hình thành lên hệ thống giám sát trên biển của lực lượng hải quân Trung Quốc và cũng có thể hình thành lên thiết bị định vị để Trung Quốc sử dụng tên lửa đạn đạo tấn công tàu sân bay của đối phương.


Theo Global Security, cùng với sự hình thành khả năng chiến đấu của tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc và trước thông tin Trung Quốc đang tiến hành đóng thêm tàu sân bay thì Mỹ cần phải có hệ thống vũ khí chống hạm đời mới. Tờ báo này tiết lộ, hiện nay Mỹ đã đưa ra một vũ khí mới "sát thủ tàu sân bay", trong đó bao gồm hệ thống vũ khí như:

Đầu tiên là Mỹ liên tưởng tới việc dùng máy bay không người lái kết hợp với máy bay tuần tra P-8A để thu thập vết tích của các tàu chiến loại lớn, sau đó dùng tên lửa để tấn công. Máy bay không người lái và máy bay tuần tra P-8A đều được trang bị hệ thống liên kết dữ liệu hai chiều, từ đó nó có thể trao đổi thông tin với nhau để tấn công chính xác các tàu sân bay.

Các vũ khí chống tàu sân bay này có thể hình thành trong thời gian ngắn để đáp ứng nhu cầu trong thời gian gần đây của hải quân Mỹ.


Theo tờ báo nhà nước China Daily, “lữ đoàn pháo binh số 2 lần đầu tiên gây được chú ý vào tháng 7/1995, khi Trung Quốc công bố PLA sẽ tiến hành các cuộc bắn thử tên lửa ở những vùng biển động. 6 tên lửa đã được bắn ra trong 1 tuần và đều bắn trúng mục tiêu”.


Việc tổ chức thăm trụ sở của lữ đoàn là nhằm “công bố với cả thế giới rằng Trung Quốc có cả tên lửa hạt nhân và thông thường và rằng hệ thống phòng thủ của quân đội Trung Quốc đã được củng cố”, tờ China Daily đánh giá.

“Trước đây, Trung Quốc chỉ có tên lửa hạt nhân. Cuộc chiến Vùng Vịnh năm 1990 đã giúp các nhà lãnh đạo quân sự của đất nước nhận ra rằng tên lửa thông thường đang đóng vai trò ngày càng lớn trong chiến tranh hiện đại”, tờ báo cho biết.


Cũng theo tờ báo, Trung Quốc đã nhiều lần nâng cấp tên lửa của mình trong vòng vài năm qua và hệ thống tên lửa của lữ đoàn pháo binh số 2 cũng đã được nâng cấp nhiều lần.






1

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

Trong ảnh: Chiến đấu cơ Nga

Xem bộ sưu tập các chiến đấu cơ T-50, Su-35, Su-30SM, Su-34 của Nga. trong đó, nguyên mẫu chiến đấu cơ tàng hình Sukhoi T-50 thứ năm của Nga vừa thực hiện chuyến bay thử nghiệm đường dài từ địa điểm sản xuất đến Viện nghiên cứu máy bay mang tên Gromov ở Zhukovsky, gần thủ đô Moscow, theo thông cáo báo chí của công ty Sukhoi.

Sukhoi Su-34
Su-34


T-50 (nguyên mẫu thứ 5)


T-50

Sukhoi T-50
T-50


Su-35


Su-35

Sukhoi Su-34
Su-34


Su-34

Sukhoi Su-30SM
Su-30SM


Su-30SM


Su-30SM


Su-30SM


Su-30SM


Su-30SM
2

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Hạm đội Nam Hải tập trận "tiêu diệt" các mục tiêu ở biển Đông

Không quân và tên lửa Đại quân khu Quảng Châu, máy bay Hạm đội Nam Hải đã tiến hành diễn tập tấn công hỏa lực không đối đất/ đối hải ở Biển Đông. Cuộc diễn tập diễn ra trong 6 ngày, khoa mục chủ yếu gồm có tấn công mang tính tiêu diệt đối với các mục tiêu trên biển của đối phương.

Hình ảnh đăng trên Tân Hoa Xã ngày 20/11/2013.






0

Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

Google Earth tiết lộ căn cứ quân sự tuyệt mật của Trung Quốc

(Soha.vn) - Trang tin tức quân sự nước Nga mới đây đưa ra các bức ảnh vệ tinh trên Google Earth tiết lộ về các căn cứ quân sự bí mật và tiềm lực quân sự của Trung Quốc.
Các căn cứ quân sự chính trên lãnh thổ Trung Quốc

Theo nguồn tin trên, hiện Trung Quốc đang lo ngại nguy cơ lộ bí mật quân sự của mình khi các nước khác dùng các phương tiện trinh sát vũ trụ thăm dò tiềm lực quân sự nước này. (Trong ảnh: Các căn cứ quân sự chính trên lãnh thổ Trung Quốc)

Ảnh chụp Trung Quốc đang xây dựng khu vực phóng cho tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31/31A ở phía Đông tỉnh Thanh Hải.

Theo ước tính, Trung Quốc hiện có gần 130 tên lửa đạn đạo chiến lược mang đầu đạn hạt nhân. (Ảnh chụp Trung Quốc đang xây dựng khu vực phóng cho tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31/31A ở phía Đông tỉnh Thanh Hải)

Trong đó, có 35 tên lửa đạn đạo chiến lược cố định Đông Phong-4/5A, 15 tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-3A, 25 tên lửa đạn đạo chiến lược cơ động loại mới Đông Phong-31A và 60 tên lửa đạn đạo tầm trung cơ động Đông Phong-21. (Trong ảnh: Tên lửa đạn đạo DF-5 bắn thử nghiệm).
Trong đó, có 35 tên lửa đạn đạo chiến lược cố định Đông Phong-4/5A, 15 tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-3A, 25 tên lửa đạn đạo chiến lược cơ động loại mới Đông Phong-31A và 60 tên lửa đạn đạo tầm trung cơ động Đông Phong-21. (Trong ảnh: Tên lửa đạn đạo DF-5 bắn thử nghiệm).
Theo tính toán của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), Trung Quốc có ít nhất 50 tên lửa đạn đạo có thể vươn tới nước Mỹ. (Trong ảnh: Tên lửa đạn đạo DF-31).

Theo tính toán của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), Trung Quốc có ít nhất 50 tên lửa đạn đạo có thể vươn tới nước Mỹ. (Trong ảnh: Tên lửa đạn đạo DF-31).

  Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang chuyển đổi các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, từ tên lửa nhiên liệu lỏng sang dùng nhiên liệu rắn và nghiên cứu hệ thống mang tên lửa có tính cơ động cao. (Trong ảnh: Một bãi phóng tên lửa có diện tích 2.800 km²).

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang chuyển đổi các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, từ tên lửa nhiên liệu lỏng sang dùng nhiên liệu rắn và nghiên cứu hệ thống mang tên lửa có tính cơ động cao. (Trong ảnh: Một bãi phóng tên lửa có diện tích 2.800 km²).

  Theo đánh giá của tình báo Mỹ, khả năng cơ động của bệ phóng tên lửa Trung Quốc có điểm vượt hơn Nga, do đặc điểm địa hình của Trung Quốc có cây cối rậm rạp, có thể di chuyển bệ phóng ngay trong ban ngày trong khi địa hình của Nga trống trải dễ bị phát hiện.

Theo đánh giá của tình báo Mỹ, khả năng cơ động của bệ phóng tên lửa Trung Quốc có điểm vượt hơn Nga, do đặc điểm địa hình của Trung Quốc có cây cối rậm rạp, có thể di chuyển bệ phóng ngay trong ban ngày trong khi địa hình của Nga trống trải dễ bị phát hiện.

Tổ hợp tên lửa phòng không ở Thanh Đảo

Ngoài tên lửa đạn đạo, trong biến chế của lực lượng tên lửa phòng không của Trung Quốc có đến 120 tổ hợp tên lửa phòng không các dạng HQ-2, HQ-61, HQ-7, HQ-9, HQ-12, HQ-16, C-300PMU, С-300 PMU -1/2, và có gần 700 bệ phóng. (Trong ảnh: Tổ hợp tên lửa phòng không ở Thanh Đảo)

Khu vực bố trí tổ hợp НQ-2

Tổ hợp tên lửa lỗi thời HQ-2 tình đến đầu năm 2013 chỉ còn 10 % so với số lượng năm 2012. (Ảnh: Khu vực bố trí tổ hợp НQ-2)

Khu vực chế tạo máy bay chiến đấu hiện đại J-11В tại Thẩm Dương

Trong không quân Trung Quốc có khoảng 4.000 máy bay chiến đấu, trong đó có từ 500-600 chiếc có thể mang vũ khí hạt nhân, khoảng 3.000 chiếc là máy báy tiêm kích và gần 200 chiếc là máy bay ném bom. (Trong ảnh: Khu vực chế tạo máy bay chiến đấu hiện đại J-11В tại Thẩm Dương)

Máy bay chiến đấu của Trung Quốc đa số là các biến thể của Mig-21, Su-27, Su-30MKK, Su-30MK2, IL-76, AN-12, MI-8. (Bức ảnh cho thấy Trung Quốc dựa trên cơ sở các máy bay vận tải IL-76, Y-7, Y-8 để chế tạo máy bay cảnh báo sớm)
Máy bay chiến đấu của Trung Quốc đa số là các biến thể của Mig-21, Su-27, Su-30MKK, Su-30MK2, IL-76, AN-12, MI-8. (Bức ảnh cho thấy Trung Quốc dựa trên cơ sở các máy bay vận tải IL-76, Y-7, Y-8 để chế tạo máy bay cảnh báo sớm)
Hiện kho hạt nhân của Trung Quốc có khoảng 180-240 đầu đạn hạt nhân, số liệu có sự chênh lệnh do Mỹ và Nga công bố về tiềm lực hạt nhân của Trung Quốc có sự khác nhau. (Trong ảnh: Khu vực chế tạo máy bay chiến đấu J-10 tại Thành Đô)
Hiện kho hạt nhân của Trung Quốc có khoảng 180-240 đầu đạn hạt nhân, số liệu có sự chênh lệnh do Mỹ và Nga công bố về tiềm lực hạt nhân của Trung Quốc có sự khác nhau. (Trong ảnh: Khu vực chế tạo máy bay chiến đấu J-10 tại Thành Đô)
Căn cứ của máy bay H-6

Lực lượng chủ chốt của không quân hạt nhân chiến lược của Trung Quốc là máy bay Н-6, được chế tạo dựa trên máy bay nén bom tầm xa Тu-16 của Nga.(Trong ảnh: Căn cứ của máy bay H-6)

Hiện, hàng chục chiếc H-6 đang được hiện đại hóa bằng việc nâng cấp hệ thống tác chiến điện tử và động cơ tuabin D-30KP-2. (Trong ảnh: Khu vực chế tạo máy bay chiến đấu hiện đại J-11В tại Thẩm Dương)
Hiện, hàng chục chiếc H-6 đang được hiện đại hóa bằng việc nâng cấp hệ thống tác chiến điện tử và động cơ tuabin D-30KP-2. (Trong ảnh: Khu vực chế tạo máy bay chiến đấu hiện đại J-11В tại Thẩm Dương)
  Trọng tải chiến đấu của H-6 được nâng lên thành 12.000 kg. Máy bay mang 6 tên lửa CJ-10A. Khu vực hoạt động của H-6 bao trùm cả vùng Đông Siberia, Baikal, Viễn Đông của Nga. Tính đến tháng 6/2013, Trung Quốc có khoảng 120 máy bay H-6 với các biến thể khác nhau.

Trọng tải chiến đấu của H-6 được nâng lên thành 12.000 kg. Máy bay mang 6 tên lửa CJ-10A. Khu vực hoạt động của H-6 bao trùm cả vùng Đông Siberia, Baikal, Viễn Đông của Nga. Tính đến tháng 6/2013, Trung Quốc có khoảng 120 máy bay H-6 với các biến thể khác nhau.

Trung Quốc vẫn duy trì số lượng lớn máy bay nén bom Н-5, có thể được sử dụng để làm máy bay huấn luyện.

Ngoài ra, trong biên chế của lực lượng không quân hải quân, Trung Quốc vẫn duy trì số lượng lớn máy bay nén bom Н-5, có thể sử dụng để làm máy bay huấn luyện.

Trung Quốc cũng phát triển và hiện đại hóa mạng lưới sân bay quân sự trên khắp đất nước, đặc biệt là vùng phía Đông.
Trung Quốc cũng phát triển và hiện đại hóa mạng lưới sân bay quân sự trên khắp đất nước, đặc biệt là vùng phía Đông.
  Xét về hải quân, lực lượng hạt nhân hải quân của Trung Quốc hiện nay chủ yếu sử dụng tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa Type 092 (lớp Hạ).

Xét về hải quân, lực lượng hạt nhân hải quân của Trung Quốc hiện nay chủ yếu sử dụng tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa Type 092. (Ảnh tàu ngầm Type 092 chụp tháng 9/2011)

Hai tàu Type 094 đang được hoàn thành

Bên cạnh đó, Trung Quốc đang đóng và sẽ đưa vào biên chế 4 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo Type 094. (Ảnh: Hai tàu Type 094 đang được hoàn thành)

Lực lượng hải quân của Trung Quốc hiện nay đã có hơn 200 tàu ngầm và tàu chiến mặt nước.

Lực lượng hải quân Trung Quốc hiện nay đã có hơn 200 tàu ngầm và tàu chiến mặt nước.


Theo Soha News
0

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Hình ảnh thủy phi cơ DHC-6 ở Cam Ranh

Chiều 29/10, tại sân bay Cam Ranh, Quân chủng Hải quân Việt Nam vừa tiếp nhận chiếc thủy phi cơ DHC-6. (Ảnh Infonet)

Chiếc thủy phi cơ đầu tiên của Không quân Hải quân Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Cam Ranh. (Ảnh: Infonet)

Chuẩn đô đốc Lê Minh Thành, Phó Tư lệnh Hải quân; đại diện các cơ quan chức năng Quân chủng Hải quân và cán bộ, phi công, nhân viên Phi đội DHC-6 đã ra tận sân bay đón. Trong ảnh: Thủ tưởng Bộ Tư lệnh Hải quân tặng hoa cho kíp lái Việt Nam và chuyên gia Canada. (Ảnh: Infonet)

Thủy phi cơ DHC-6 mang số hiệu VNT-777 VIP được trang bị cho lực lượng Không quân Hải quân nhân dân Việt Nam, có tốc độ bay tối đa trên 300km/h; tầm hoạt động xa nhất có thể lên tới 1.832km. (Trong ảnh: Phi đội và kíp bảo dưỡng, quản lý thủy phi cơ DHC-6. Ảnh Infonet)

Thời gian bay lâu nhất là 8,76 giờ. Để làm được điều đó, DHC-6 được trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt PT6A-34 hoặc PT6A-35. Máy bay có thể cất và hạ cánh trên đường băng ngắn, ở cả những đường băng cỏ, đất, cát và trên mặt nước. (Ảnh Infonet)

DHC-6 được trang bị cho lực lượng Không quân Hải quân nhân dân Việt Nam để thực hiện việc tuần tra, tuần thám, bảo vệ chủ quyền trên các vùng biển, đảo Việt Nam; tham gia chở khách, cứu hộ, cứu nạn trên biển, sẵn sàng giúp đỡ các lực lượng đi biển khi gặp nạn. (Ảnh: Infonet)

Máy bay có trọng lượng tối đa 5.670 kg, chở được 19 người. (Ảnh: Infonet)

Buồng lái của Thủy phi cơ DHC-6. (Ảnh: Infonet)

Việc tiếp nhận và đưa vào sử dụng chính thức thủy phi cơ DHC-6 nằm trong lộ trình xây dựng lực lượng Không quân Hải quân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong tình hình mới.

Nhà sản xuất Viking đã nhận được hợp đồng từ Việt Nam sản xuất 6 máy bay DHC-6 vào tháng 5/2010.

Ba trong số 6 chiếc này được thiết kế đặc biệt cho các nhiệm vụ tuần tra, giám sát trên biển và duyên hải, chuyên chở quân và hàng hóa, thực hiện các hoạt động tìm kiếm cứu nạn. (Nguồn Infonet)


3