Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thư viện quốc phòng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thư viện quốc phòng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 30 tháng 3, 2021

Việt Nam tăng cường hợp tác quân sự với Israel | Mp3


Israel là nhà cung cấp vũ khí thứ hai cho Việt Nam, chỉ sau Nga, vào năm 2019, theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhoml (SIPRI). Ngoài hợp tác quân sự, Israel còn là một trong những nước hiếm hoi chuyển giao công nghệ sản xuất vũ khí hiện đại cho Việt Nam, ví dụ dây chuyền sản xuất súng bộ binh Galil ACE 31/32 tại Nhà máy Z-111 thuộc Tổng Cục Công Nghiệp Quốc Phòng.
0

Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

Chùm ảnh: Tàu kiểm ngư hiện đại nhất Việt Nam


Chỉ còn ít ngày nữa, tàu KN-781 – tàu kiểm ngư hiện đại nhất Việt Nam – sẽ được đơn vị đóng tàu Hạ Long bàn giao cho Cục Kiểm ngư Việt Nam làm nhiệm vụ chấp pháp trên vùng biển chủ quyền Việt Nam tại khu vực mà giàn khoan Hải Dương 981 và các tàu của Trung Quốc đang hoạt động trái phép trong vùng biển Việt Nam.


KN-781 do Tập đoàn Damen (Hà Lan) thiết kế và chuyển giao kỹ thuật đóng mới theo tiêu chuẩn Châu Âu. Tàu có chiều dài 90,50 mét, rộng 14 mét, trang bị 4 máy công suất lớn 12.016 mã lực và có lượng choán nước lên đến 2.400 tấn. Ảnh: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm phòng điều khiển chỉ huy của tàu KN-781 với những trang thiết bị hiện đại.


Bãi đỗ cho máy bay trực thăng phía đuôi tàu.


Phòng đặt 4 động cơ với 12.016 mã lực.


Súng máy 12 ly 7 và loa phóng thanh công suất lớn LRAD trang bị trên tàu.



Một trong 2 súng phun nước có thể vươn tới 150 mét.


Cabin điều khiển tàu.


Phần đuôi tàu KN-781.


Tàu kiểm ngư KN-782




Nguồn: Lao Động/ Facebook/ Soha News
1

Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

Về chiến lược quân sự bất đối xứng của Trung Quốc

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

Thứ Sáu, ngày 22/11/2013

TTXVN (Moskva 21/11)


Trang mạng quân sự của Nga mới đây đăng bài viết bình luận, hơn 10 năm trước, Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ đã đánh giá rất cao chương trình tên lửa của Trung Quốc trên cơ sở nhìn chung ngành công nghiệp quân sự nước này có vấn đề. Năm 2010, quân đội Trung Quốc thông báo đã bắt đầu thử nghiệm chương trình tên lửa đạn đạo đối hạm Đông Phong DF-21A nhiều tham vọng nhất của nước này.

Năm 2013 xuất hiện một số thông báo rằng tên lửa này được triển khai với số lượng không lớn ở miền Nam Trung Quốc. DF- 21A được chế tạo như loại tên lửa “diệt tàu sân bay”, nhằm chế ngự các nhóm tàu sân bay Mỹ trong trường hợp xẩy ra xung đột tại Đài Loan hay vùng lãnh thổ tranh chấp trên biển Hoa Nam (Biển Đông).

Quyết định của Trung Quốc sử đụng tên lửa đạn đạo đối hạm là bất thường nếu biết rằng sử dụng tên lửa đạn đạo nhằm vào tàu đang di chuyển phức tạp hơn nhiều và đòi hỏi phải dẫn đường tinh vi hơn so với tên lửa có cánh. Quyết định của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), đặt cược vào loại vũ khí này (ASBM) cho thấy niềm tin ngày càng lớn và sự phát triển của ngành công nghiệp quân sự Trung Quốc.

Các nhà phân tích đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về tác động của hệ thống mới đối với quân đội Mỹ. Không có gì ngạc nhiên khi một số chuyên gia cho rằng đây lá yếu tố quyết định làm thay đổi cán cân quân sự và là hiểm họa với lực lượng Mỹ trong khu vực. Các chuyên gia khác thì cho rằng có một số phương án, theo đó có thể không cần sử dụng ASBM, như tạo ra các mục tiêu giả hay nhằm vào các hệ thống hỗ trợ và thông tin, Dù cả 2 trường phái đều đưa ra những lập luận có lý, song không nên xem xét ASBM một cách biệt lập mà như một phần trong tiến trình lớn hơn hiện đại hóa quân đội và thay đổi học thuyết quân sự của PLA.

Các nhà hoạch định chiến lược Trung Quốc trong nhiều thế kỷ vẫn ưa thích cách tiếp cận phương thức tiến hành chiến tranh bất đối xứng. Trung Quốc không ảo tưởng trước sự thiếu chuẩn bị của quân đội trong cuộc chiến chống lại Mỹ và hiểu rằng hiện họ còn thua kém Mỹ về quân sự ít nhất 2 thập kỷ. Chính vì thế PL A đang phát triển một loạt chiến lược bất đối xứng để răn đe cho tới khi sức mạnh quân sự của họ đủ khả năng đối đầu với Mỹ.

Xét đến sự phụ thuộc của Mỹ vào liên lạc vệ tinh và vũ trụ để tiến hành thậm chí những hoạt động chiến tranh cơ bản nhất PLA đã đầu tư đáng kể để phát triển vũ khí chống vệ tinh. Tháng 1/2007, Trung Quốc phóng tên lửa chống vệ tinh đầu tiên của nước này, phá hủy một vệ tinh cũ của mình trong vũ trụ. Tháng 5/2013, Trung Quốc phóng một tên lửa không tải vào vũ trụ. Tên lửa này bay được 10 000km và là vụ phóng tên lửa xa nhất kể từ giữa những năm 1970. Việc tên lửa không mang theo vệ tinh có thể hiểu là tên lửa này được thiết kế cho mục đích chống vệ tinh. Cùng với tên lửa Trung Quốc còn thử nghiệm vũ khí laser xanh lá cây và xanh da trời, đều trùng với những nghi ngờ của quân đội Mỹ về vụ bắn chùm tia laser vào các vệ tinh của nước này. Năng lượng laser có thể làm gián đoạn liên lạc của vệ tinh, và tùy vào sức mạnh, có thể phá hủy vệ tinh.

Chương trình tên lửa của Trung Quốc cũng phát triển ổn định và phần nào tăng tính chính xác cũng như nhanh chóng hoàn thiện tầm bắn. Tiến bộ của dự án tên lửa cũng đi kèm với tiến triển trong dự án vũ trụ, được thể hiện rõ nét qua số vệ tinh phóng đi ngày càng tăng cũng như độ phức tạp của chương trình. Chương trình Mặt Trăng là sự thể hiện rõ nét ưu tiên vũ trụ của Trung Quốc.

Chiến lược quân sự bất đối xứng của PLA không chỉ giới hạn trong lĩnh vục vũ trụ, mà còn mở rộng sang các lĩnh vực khác – trên bộ, trên biển, trên không và không gian mạng. Ví dụ trên biển, hải quân Trung Quốc không tập trung vào cách thức chống tàu sân bay Mỹ bằng tàu sân bay, hay dùng tàu chiến chống tàu chiến như tư duy của một số người. Trung Quốc triển khai số lượng ngày càng lớn các tàu ngầm tấn công trang bị vũ khí thông thường và vũ khí hạt nhân, đồng thời số lượng thủy thủ trên tàu ngầm – chiếm 45% toàn hạm đội. Đây là tỷ lệ cao nhất trong tất cả các hạm đội lớn trên thế giới.

Ngoài tàu ngầm, hải quân Trung Quốc còn đặt hàng nghìn tên lửa, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo trên đất liền. Họ cũng phát triển hàng chục tàu cao tốc bí mật trang bị tên lửa, như tàu hai thân lớp Hầu Bắc. Ở khu vực nước nông và duyên hải, các tàu này có thể tác chiến rất hiệu quả chống lại tàu cỡ lớn hơn, đặc biệt khi áp dụng chiến thuật “bầy đàn”.

Một lĩnh vực khác tạo ưu thế cho PLA là chiến tranh không gian mạng. Từ năm 2000, quân đội Trung Quốc đã thảo luận mô hình chiến tranh tổng lực hay chiến tranh không hạn chế trong đó PLA sẽ sử dụng các chiến thuật bất đối xứng trên mọi chiến trường. Công trình nổi tiếng nhất của Trung Quốc liên quan tới chiến tranh bất đối xứng do 2 đại tá của PLA viết năm 1999, với nhan đề “chiến tranh không hạn chế”, hay chiến tranh không biên giới.

Các vụ tấn công mạng gần đây cũng như các vụ thâm nhập nhậy cảm đối với Mỹ và các nước phát triển khác có mục đích nhằm thể hiện sức mạnh ngày càng tăng của vũ khí mạng Trung Quốc.

Trong những năm gần đây, các cơ sở giáo dục Trung Quốc, như Viện Khoa học quân sự, Học viện Quốc phòng và Học viện Hải quân đã dành thời gian đáng kể để nghiên cứu các chiến dịch quân sự của phương Tây. Cuộc xung đột Arập-Israel, trong đó có cuộc chiến thứ 2 tại Liban, đem lại cho Trung Quốc vô số ví dụ, theo đó việc bố trí tên lửa trên biển có thể gây thiệt hại lớn cho một hạm đội tiên tiến.

Mặc dù sự trung thành đối với chiến tranh bất đối xứng của Trung Quốc không phải là điều mới, song mô hình này đã nhanh chóng phát triển từ lý thuyết sang thực hành, và trở thành cách tiếp cận chính. Không nên cho rằng PLA sẽ chỉ trông cậy vào chiến lược bất đối xứng. Trên thực tế khi Trung Quốc thu hẹp khoảng cách về công nghệ, rất nhiều chính sách của nước này sẽ được phổ biến. Tuy nhiên tính tới sự ưa chuộng cả nghìn năm, yếu tố bất đối xứng nhiều khả năng vẫn sẽ là chiến lược chủ đạo. Ngược lại Mỹ ít quan tâm tới cuộc chiến bất đối xứng và các hình thức chiến tranh phi chuẩn mực khác. Cái gọi là hành động quân sự theo phong cách Mỹ chú trọng tới hỏa lực tấn công và xem nhẹ các yếu tố phòng thủ.

Vấn đề không phải nằm ở chỗ liệu Mỹ có thể chế ngự được một hệ thống cá biệt mà là liệu họ có thể hiểu được bản chất của các chiến lược bất đối xứng trong toàn bộ các khu vực chiến trường hay không. Hạm trưởng Scott Dzhaspar, người có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hải quân và là chuyên gia chiến tranh chống tàu ngầm cho rằng “tên lửa đạn đạo và hành trình kết hợp với tàu ngâm và tàu cao tốc mang tên lửa có thể kết liễu tàu sân bay. Một lượng lớn tên lửa. Với các biện pháp đối phó hiện đại chống nhiễu sóng vô tuyến có thể vô hiệu hóa các hệ thống tiên tiến nhất của chúng tôi như Aegis”

Trên thực tế, trong cuộc chiến năm 2006 chống Israel, Hezbollah đã phóng một loạt tên lửa do Trung Quốc chế tạo được Iran cung cấp vào tàu hộ tống lớp Eliat của Israel, khiến cho 4 thủy thủ thiệt mạng. Tàu hộ tống này được coi là tàu tiên tiến nhất trong các tàu hộ tống trên thế giới.

Mặc dù Mỹ sẽ duy trì ưu thế quân sự của mình trong tương lai gần nhưng Trung Quốc vẫn có khả năng làm suy yếu ưu thế đó. Điều này có thể có tác động tích cực cho cả hai bên, vì hai siêu cường sẽ kiềm chế lẫn nhau Trung Quốc và Mỹ ngày càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau và chia sẻ nhiều lợi ích, Các mối quan hệ có lợi đó có thể làm giảm nguy cơ xung đột. Tuy nhiên cần nhớ rằng trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới thế kỷ trước Đức đều là đối tác thương mại chính của Anh./.

Theo Ba Sàm
0

Ấn Độ giúp Việt Nam hiện đại hóa quốc phòng

New Delhi: Ấn Độ đã bắt đầu thực hiện công tác đào tạo các kíp thủy thủ vận hành tàu ngầm Lớp Kilo cho hải quân Việt Nam, bao gồm từ những thao tác cơ bản cho đến những kỹ năng chiến thuật tác chiến phức tạp của tàu ngầm, khi mà cả hai quốc gia quyết định tiếp tục mở rộng mối quan hệ quân sự song phương.

    Mô phỏng tàu ngầm Lớp Kilo 636 Việt Nam chiến đấu trên biển Đông - Trịnh Thái Bằng

Cả hai quốc gia đều có sự cảnh giác với các hành vi quyết đoán của Trung Quốc trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, mối quan hệ hợp tác quân sự giữa Ấn Độ và Việt Nam diễn ra chậm nhưng đều đặn và đều nằm trong khuôn khổ hợp tác huấn luyện và "xây dựng năng lực quốc phòng" cũng như trong khai thác dầu khí trên Biển Đông và đã gây nên sự bất mãn cho Bắc Kinh đến nay vẫn chưa nguôi.

Trong cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng hôm thứ tư, hai bên đã đồng ý rằng Ấn Độ sẽ chuyển giao bốn tàu tuần tra cho lực lượng hải quân Việt Nam theo một hạn mức tín dụng 100 triệu USD.

Ấn Độ sẽ đào tạo các kíp thủy thủ vận hành tàu ngầm Lớp Kilo 636 cho Việt Nam tại trường tàu ngầm của hải quân Ấn Độ, INS Satavahana, ở thành phố Vishakapatnam. Tại đây các học viên sẽ được đào tạo toàn diện về các kỹ năng chiến thuật chiến đấu phức tạp trên cả tàu ngầm hiện đại và thiết bị mô phỏng. Đây là một sáng kiến hợp tác song phương lớn trong mối quan hệ đối tác chiến lược đang lên giữa Việt Nam và Ấn Độ. 



Tàu chiến săn ngầm Lớp Petya được sự giúp đỡ của Ấn Độ nâng cấp đã cải thiện đáng kể khả năng săn ngầm cho lực lượng hải quân Việt Nam trên Biển Đông - Ảnh TTVNOL

Trong khi đó "Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ AK Antony đã hứa rằng sẽ giúp đỡ Việt Nam với tất cả các nỗ lực của mình trong việc củng cố và nâng cao năng lực quốc phòng. Hiện tại đã có vài trăm cán bộ và chiến sỹ Việt Nam, cùng với các phiên dịch, tại Vizag. Hơn 500 thủy thủ vận hành tàu ngầm Việt Nam sẽ được hải quân Ấn Độ đào tạo theo từng đợt," một quan chức cao cấp Bộ Quốc phòng Ấn Độ tiết lộ.

Hành vi hung hãn của Trung Quốc trên Biển Đông, cũng như những yêu sách về chủ quyền của các nước như Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Indonesia, đã khơi dậy mối quan tâm trong khu vực. Việt Nam đã thực hiện các bước để tăng cường khả năng quân sự của mình, bao gồm cả việc chuẩn bị về mọi mặt cho việc tiếp nhận, vận hành và sẵn sàng chiến đấu với sáu tàu ngầm Lớp Kilo của Nga.


       
                Clip mô phỏng tàu ngầm Kilo Hải quân Việt Nam chiến đấu - Trịnh Thái Bằng


Hải quân Ấn Độ đã được trang bị tàu ngầm Lớp Kilo của Nga trong một thời gian dài, từ những năm 1980, Ấn Độ sẽ giúp Việt Nam vận hành và xử lý các tình huống trên những chiếc tàu ngầm mới của họ. Trong những năm trước, Ấn Độ đã cung cấp các phụ tùng thay thế và sửa chữa cho loại tàu chiến săn ngầm Petya và tàu tên lửa Ong Bắp Cày OSA- II của Hải quân Việt Nam, ngoài việc tiếp tục giúp đào tạo các cán bộ quân sự trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì Ấn Độ còn giúp đào tạo về kỹ năng Anh ngữ.

"Ấn Độ sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong việc đào tạo các cán bộ lực lượng quốc phòng và an ninh cũng như trong việc hiện đại hóa quân đội Việt Nam, như việc cung cấp khoản tín dụng 100 triệu USD cho công việc mua sắm quốc phòng," Thủ tướng Manmohan Singh cho biết hôm thứ Tư.

Tàu chiến Ấn Độ cũng đã "đối mặt" với lực lượng Hải quân Trung Quốc trên biển Đông, Ấn Độ đã phải yêu cầu Trung Quốc phải tôn trọng quyền "tự do lưu thông hàng hải trong vùng biển quốc tế" và các quyền khác theo các nguyên tắc đã được quy định của luật pháp quốc tế.


TheoTimesofindia
0

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Quân sự Mỹ-Việt và chính sách "ba không"

Bài viết của GS Carlyle A. Thayer, Học viện Quốc phòng Australia, đăng trên BBC.

Phản ứng cứu trợ nhanh chóng của Hoa Kỳ trước sự tàn phá của cơn bão Haiyan ở Philippines là kết quả của sự tập luyện nhuần nhuyễn về cứu trợ nhân đạo và ứng phó thiên tai của quân đội Hoa Kỳ.


Hoa Kỳ bắt đầu chú trọng tới cứu trợ nhân đạo và ứng phó thiên tai sau Chiến tranh Lạnh khi hai hoạt động này nằm trong số các vấn đề an ninh phi truyền thống mà các quốc gia nhấn mạnh tới.

Trong bối cảnh này, chúng ta có thể nhìn lại phản ứng cả quyết của Hoa Kỳ sau khi sóng thần ập vào Indonesia hồi năm 2004.

Một năm sau đó Hoa Kỳ lại có lực lượng cứu trợ cho Myanmar sau bão Nargis nhưng không được tham gia trực tiếp do thái độ của chính quyền Myanmar.

Hoa Kỳ có thể phản ứng rất nhanh tại Philippines vì quân đội hai bên đã bao gồm cả cứu trợ nhân đạo và ứng phó thiên tai vào hàng loạt các chương trình tập trận chung thường niên.

Nói cách khác, Hoa Kỳ và Philippines đã bàn bạc từ trước về thể thức trợ giúp của nước ngoài, các thủ tục hoạt động và các hoạt động tương hỗ.

Quân đội Hoa Kỳ sẵn sàng thực hiện cứu trợ nhân đạo cho bất cứ nước nào ở Châu Á Thái Bình Dương bất chấp liên hệ quân sự của họ với nước đó ra sao, dù là đồng minh, đối tác chiến lược hay một dạng quan hệ nào khác.

Dĩ nhiên Philippines là trường hợp đặc biệt vì quan hệ lâu dài giữa hai nước từ thời thuộc địa.
Cử tri người Philippines ở Hoa Kỳ cũng có vai trò quan trọng. Và Philippines là đồng minh đã ký hiệp ước với Hoa Kỳ.

"Ba không"

Khả năng quân đội Hoa Kỳ trở lại Cảng Cam Ranh trong tương lai gần là khó xảy ra.

Việt Nam có chính sách "ba không" - không liên minh quân sự, không căn cứ quân sự và không sử dụng quan hệ song phương nhắm vào nước thứ ba.

Việt Nam cũng có khả năng tương đối tốt để ứng phó với các thảm họa tự nhiên quy mô lớn.

Dĩ nhiên bất cứ nước nào cũng có thể bị choáng ngợp bởi thảm họa tự nhiên lớn và cần sự trợ giúp của nước ngoài.

Hoa Kỳ và Việt Nam đã bao gồm cứu trợ nhân đạo và ứng phó thiên tai trong Biên bản Ghi nhớ quốc phòng.

Điều này cho phép Việt Nam nhận sự trợ giúp từ Hoa Kỳ và các nước khác trong trường hợp có tình trạng khẩn cấp quốc gia.



Khả năng ứng phó trước thảm họa tự nhiên của Hoa Kỳ sẽ được cải thiện cùng với sự hiện diện luân phiên của binh lính Hoa Kỳ ở Đông Nam Á, nhất là ở Philippines.

Hoa Kỳ cũng thúc đẩy hợp tác và hoạt động tương hỗ trong lĩnh vực tìm kiếm và cứu hộ ở cả Việt Nam và Philippines.

Hiện tại Vịnh Cam Ranh được chia ra làm ba khu vực: vùng quân sự của Việt Nam, khu vực dân sự và một khu mới phát triển dành cho sửa chữa và bảo trì tàu quân sự.

Có tin nói Nga, nước đang trợ giúp Việt Nam trong việc bảo trì tàu ngầm hạng Kilo, đang muốn có đặc quyền vào khu mới này.

Cho tới nay Việt Nam mới chỉ cho các tàu phi tác chiến của Hoa Kỳ cập cảng Cam Ranh để sửa chữa. Các tàu này thuộc Tư lệnh Hải vận của Hoa Kỳ.

Kịch bản có khả năng diễn ra nhất trong lĩnh vực cứu trợ nhân đạo và ứng phó thiên tai là Việt Nam cho phép máy bay và/hoặc các tàu hải quân Hoa Kỳ vào phi trường hay hải cảng của họ tron phòng chống thiên tai lớn ở Việt Nam hay ở quốc gia lân bang.

Và kịch bản này chỉ xảy ra trong tình huống đặc biệt.

Khi Hoa Kỳ và Philippines đồng ý được với nhau về mặt pháp lý để thực thi Tuyên bố Tầm nhìn Chung của họ, người ta sẽ thấy số quân luân phiên của Hoa Kỳ ở Philippines tăng đáng kể.

Nó cũng bao gồm dự trữ đồ tiếp tế phòng khi có thiên tai.

Như vậy Cảng Cam Ranh sẽ thành thừa.
5

‘Siêu phẩm’ xe tăng của quân đội Israel

Để đối phó với vấn đề hạt nhân Iran, Israel có thể phải huy động tới kho vũ khí hiện đại của mình, trong đó có cỗ xe tăng bất khả chiến bại Merkava Mk-4.

Xe tăng Merkava Mk-4
Merkava Mk-4

Xe tăng chiến đấu chủ lực Merkava Mk-4 được xem là niềm tự hào của công nghiệp quốc phòng Israel, xe tăng được chế tạo bởi Tập đoàn Công nghiệp quốc phòng Israel IMI cho quân đội nước này IDF.

Trong gia đình xe tăng Merkava mà IMI đã chế tạo thì Merkava Mk-4 được đánh giá là một “siêu phẩm”. Xe tăng này được thiết kế ở mức gần như hoàn hảo trong cả tấn công lẫn phòng thủ và được đánh giá là chiếc xe tăng được bảo vệ tốt nhất thế giới.


Merkava Mk4 được trang bị hệ thống giáp modun hỗn hợp bao gồm nhiều lớp gốm-thép-hợp kim niken cùng với thiết kế tháp pháo tương đối dốc để làm giảm góc chạm của vũ khí chống tăng. Hai bên hông được trang bị váy bảo vệ làm bằng vật liệu composite.

Xe tăng sử dụng pháo chính nòng trơn 120 mm, súng máy đồng trục 7.62 mm, 1 súng cối 60 mm, đại liên phòng không 12,7 mm. Mk4 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực rất tiên tiến bao gồm: Máy tính đường đạn ổn định trục có khả năng bắn trong khi xe đang di chuyển, hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu quang-hồng ngoại hoạt động bất kể ngày đêm, thiết bị đo xa kiêm chỉ thị mục tiêu laser.

Hệ thống cảnh báo chiếu laser LSW-2, hệ thống thông tin liên lạc VRC-2, hệ thống điều khiển hỏa lực này có thể tóm gọn những mục tiêu di chuyển với tốc độ cao kể cả trực thăng và khóa chúng trong tầm bắn của vũ khí để tiêu diệt.


Cỗ xe tăng bất khả chiến bại

Ngoài hệ thống giáp bảo vệ mạnh mẽ, điều làm nên danh tiếng cỗ xe tăng bất khả chiến bại chính là nhờ hệ thống phòng vệ chủ động Rafale Trophy ASPRO-A. Hệ thống được thiết kế để vô hiệu hóa các mối đe dọa từ tên lửa chống tăng, súng chống tăng cá nhân và đạn pháo.


Rafale Trophy ASPRO-A là một hệ thống phòng vệ chủ động được trang bị cho xe tăng chiến đấu chủ lực, xe bọc thép các loại để đối phó với mối nguy hiểm đến từ tên lửa chống tăng có điều khiển và súng chống tăng cá nhân.

Hệ thống bao gồm một radar EL/M 2133 băng tần F/G, phát hiện, kiểm soát, phân loại các mối đe dọa từ tên lửa chống tăng, radar có 4 ăng ten được gắn trên xe, cung cấp trường quan sát 360 độ, radar được hỗ trợ bởi các cảm biến cảnh báo laser.

Khi một tên lửa chống tăng hay đạn pháo chống tăng được bắn vào xe, máy tính trên xe dựa vào tín hiệu thu được về tên lửa thông qua radar và hệ thống cảm biến để thiết lập và tính toán quỹ đạo bay, góc độ mà tên lửa sẽ tiếp cận xe tăng, một khi mối đe dọa được xác định, máy tính sẽ tính toán thời gian và kích nổ hệ thống phóng các viên kim loại nhỏ về phía tên lửa chống tăng và vô hiệu hóa nó ở khoảng cách an toàn.


Hệ thống kích nổ này được bố trí hai bên hông của chiếc xe, nó sử dụng một cánh tay nạp từ bên trong xe tăng, nó đã được lập trình sẳn để hướng vụ nổ về phía mục tiêu. Trong trường hợp tên lửa chống tăng không bị phá hủy hoàn toàn, năng lượng từ vụ nổ cũng làm giảm đáng kể động năng của tên lửa chống tăng, khiến việc xuyên thủng võ giáp của xe tăng trở nên khó khăn hơn.

Vụ nổ được diễn ra trong một phạm vị hẹp vừa đủ để tiêu diệt tên lửa mà không gây tổn hại đến bộ binh đi kèm. Hệ thống có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, có khả năng đối phó hiệu quả với nhiều mối đe dọa từ tên lửa chống tăng cùng lúc từ mọi hướng. Hệ thống tỏ ra cực kỳ hiệu quả trong điều kiện tác chiến đô thị, nơi mà tầm nhìn của các xe tăng rất hạn chế.

Ngoài chức năng bảo vệ chủ động cho xe tăng, hệ thống còn giúp phát hiện ra chổ trú ẩn của đối phương ngay sau khi tên lửa được phóng ra, đơn vị tham chiến lập tức có thể công kích tiêu diệt đối phương, thông qua đó làm giảm hiệu quả của các loại tên lửa chống tăng có điều khiển bằng dây dẫn.

Theo các thông tin từ IDF, trong chiến tranh Lebanon năm 2006, hơn 40 xe tăng của Israel đã bị tiêu diệt bởi tên lửa chống tăng, hàng năm có rất nhiều xe tăng bị tiêu diệt khi đang làm nhiệm vụ bởi các súng chống tăng cá nhân RPG của Nga được các tay súng của phiến quân Hezbollah sử dụng. Lực lượng tăng thiết giáp của Israel cũng rất khó phát hiện ra chổ trú ẩn của đối phương dẫn đến hiệu quả phản công kém.

Điều này đã dẫn đến nỗ lực phát triển một hệ thống bảo vệ chủ động APS(Active Protection Systems) cho các xe tăng và xe thiết giáp của quân đội Israel. Rafale Trophy ASPRO-A ra đời là kết quả của nỗ lực tuyệt vời của giới khoa học quân sự nước này. Xe tăng Merkava Mk-4 vốn đã nổi tiếng bởi hệ thống giáp bảo vệ tuyệt vời, nay được trang bị thêm hệ thống bảo vệ chủ động APS biến Merkava Mk-4 thành xe tăng bất khả chiến bại

Mỹ cũng đang xúc tiến để phát triển một hệ thống tương tự để trang bị cho các xe tăng và xe thiết giáp của mình.

0