Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Datamultimedia. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Datamultimedia. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

Kíp chiến đấu giỏi bảo vệ bầu trời

QĐND - Cuối tháng Tư (2012), bầu trời miền Đông Nam Bộ nắng cháy da, nhưng công tác huấn luyện, SSCĐ tại các đơn vị của Sư đoàn Phòng không 367 vẫn diễn ra với cường độ cao. Đại tá Bùi Văn Tiệp – Sư đoàn trưởng nói:

- Nếu một phút không được tiếp xúc với bầu trời, bộ đội phòng không không còn là mình nữa.

Câu nói ấy đã thôi thúc tôi đội nắng đến với các trận địa tên lửa, pháo phòng không - nơi đang diễn ra các hoạt động thi đua sôi nổi trong huấn luyện, SSCĐ bảo vệ bầu trời.

Đã đọc nhiều sách, xem nhiều phim về những chiến công của bộ đội tên lửa trong các trận đánh không quân Mỹ trên bầu trời miền Trung, miền Bắc trước đây, nhưng tôi vẫn bị bất ngờ khi đến thăm Trung đoàn 263. Trong những năm cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, đây là đơn vị tiên phong, có nhiệm vụ cơ động vào miền Trung, cùng đơn vị bạn phục kích, bắn rơi pháo đài bay B-52 và nghiên cứu cách đánh B-52 rất hiệu quả.

Hơn 30 năm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bầu trời TP Hồ Chí Minh, cán bộ, chiến sĩ trung đoàn luôn tập trung vào nhiệm vụ xây dựng các kíp chiến đấu giỏi, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cơ động huấn luyện, SSCĐ và tham gia các đợt diễn tập, bắn đạn thật do Quân chủng PK-KQ và Bộ Quốc phòng tổ chức.

Thượng tá Bùi Quang Vinh, Chính ủy Trung đoàn 263 cho biết: “Chúng tôi đã quán triệt sâu sắc mệnh lệnh huấn luyện, SSCĐ của cấp trên, nhiệm vụ, chỉ tiêu huấn luyện của trung đoàn cho cán bộ, chiến sĩ. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch huấn luyện cụ thể cho từng đối tượng. Tập trung huấn luyện các kíp chiến đấu giỏi”.

Không khí huấn luyện ở các tiểu đoàn 41, 43 diễn ra rất sôi động. Tại các bệ phóng tên lửa, xe điều khiển, đài ra-đa hay trong sở chỉ huy, chiến sĩ ta miệt mài luyện tập các khoa mục: Tháo lắp tên lửa, tìm và bám mục tiêu, chọn thời cơ tiêu diệt máy bay địch hiệu quả, khắc phục các sự cố trong chiến đấu… Nghe tiếng khẩu lệnh hô dõng dạc, nhìn chiến sĩ ta thuần thục các động tác huấn luyện, kỹ năng và bản lĩnh chiến đấu, tôi cũng vui lây với những người lính canh trời.


Chiến sĩ Trung đoàn 261 tên lửa vào trận địa.

Có lẽ khi đang ngồi trong các xe điều khiển tên lửa, các chiến sĩ Trung đoàn 261 không nghĩ bầu trời thành phố Vũng Tàu đang nóng hừng hực đến gần 40 độ C. Vì thế, giờ huấn luyện kíp chiến đấu sở chỉ huy, kíp chiến đấu phân đội cứ cuốn hút, nhịp nhàng theo từng khẩu lệnh của người chỉ huy. Cường độ huấn luyện được đẩy lên cao, nên tôi không có thời gian để hỏi chuyện Thượng tá, Trung đoàn trưởng Vũ Điện Biên. Trận địa của Phân đội 57 nóng như cái chảo rang. Ấy vậy mà cán bộ, chiến sĩ nơi đây vẫn hào hứng với các khoa mục huấn luyện.

Hơn 10 năm qua, đơn vị thực hiện 75 tháng trực ban chiến đấu, thì 75 tháng đều được cấp trên cho điểm giỏi. Từ năm 2000 đến nay, năm nào đơn vị cũng đạt danh hiệu phân đội huấn luyện giỏi. Ấn tượng lớn nhất đối với tôi ở Phân đội 57 là từ đầu năm đến nay, chất lượng huấn luyện kíp chiến đấu luôn đạt 100% yêu cầu, trong đó tỷ lệ khá giỏi chiếm từ 80% - 87%.

Để có được kết quả trên, cán bộ, chiến sĩ nơi đây đã đổ rất nhiều mồ hôi, công sức và trí tuệ trong huấn luyện. Kết thúc giờ huấn luyện, Thượng tá Vũ Điện Biên mới chia vui: “Đơn vị luôn lấy huấn luyện đội ngũ kỹ thuật viên làm then chốt, đi sâu vào việc nâng cao kỹ năng thao tác và bản lĩnh chiến đấu cho các đối tượng”.

Không chỉ Trung đoàn 261, 263, mà các Trung đoàn 276, Trung đoàn 230, Trung đoàn 294 và Đoàn 3 cũng đang tạo ra một thế trận phòng không vững chắc trong nhiệm vụ bảo vệ bầu trời phương Nam. Họ đang tăng cường huấn luyện đội ngũ chiến thuật, diễn tập chiến thuật thu hồi, cơ động, triển khai nhanh, phòng tránh đánh trả có hiệu quả, tổ chức huấn luyện ngày đêm đạt kết quả tốt.

Từ đầu năm đến nay, 100% các phân đội trực ban của Sư đoàn 367 đều được cấp trên chấm điểm đạt loại giỏi. Trong các lần kiểm tra, báo động SSCĐ của Quân chủng, của Bộ Tổng tham mưu, các phân đội trực ban chiến đấu của đơn vị đều hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đại tá Chu Xuân Cư – Chính ủy Sư đoàn 367 cho rằng: “Chúng tôi huấn luyện, tổ chức SSCĐ không phụ thuộc vào hoàn cảnh, thời tiết, hay thời gian. Khi đã có nhiều kíp chiến đấu giỏi, phân đội chiến đấu giỏi, thì hoàn toàn yên tâm vào nhiệm vụ bảo vệ bầu trời”.

Bài và ảnh: Lê Phi Hùng

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/188749/print/Default.aspx
0

Báo mạng TQ: Khối bốc lên ở Việt Nam trong tranh chấp biển Đông

19/05/12- Bài đăng trên The Atlantic ngày 17-05-2012. Vui lòng cân nhắc khi xem!


Tàu cá của ngư dân đảo Lý Sơn

Theo phản ánh của bạn đọc, bài này có nội dung nhảm nhí. Dưới đây là lựa chọn của bạn:

Đến trang chủ .... Tôi vẫn muốn đọc bài này

-------------
3

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

Dầu hỏa, yêu sách chủ quyền, và cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung trên biển Đông

03/4/12-Leszek Buszynski - Mùa Xuân, 2012 - Bài lên mạng ngày 19-03-2012


Nguy cơ xung đột leo thang từ những sự kiện tương đối nhỏ đã tăng lên trên Biển Đông trong hai năm qua, với những tranh chấp mà giờ đây ít được để mở cho đàm phán hoặc giải pháp. Ban đầu, tranh chấp nổi lên sau Thế chiến II, khi các quốc gia ven biển – Trung Quốc và ba nước khác trong Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là Indonesia, Malaysia và Philippines, cũng như Việt Nam sau đó có tham gia ASEAN – tranh nhau chiếm hữu các hòn đảo ở đó. Nếu vấn đề này tiếp tục là một vấn đề về chủ quyền thì nó đã có thể được giải quyết thông qua các nỗ lực của Trung Quốc nhằm vươn tới ASEAN và thắt chặt hơn quan hệ với khu vực này.

Khoảng những năm 1990, con đường vào mỏ dầu và khí của Biển Đông cũng như các nguồn cá và tài nguyên biển bắt đầu làm phức tạp hóa các yêu sách. Khi nhu cầu năng lượng trên toàn cầu gia tăng, các bên có yêu sách đã thiết lập những kế hoạch nhằm khai thác trữ lượng hydrocarbon của biển, và các tranh chấp, không có gì đáng ngạc nhiên, sinh ra từ đó, đặc biệt là giữa Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, những tranh chấp năng lượng này không nhất thiết đưa đến xung đột, bởi vì chúng đã và đã có thể được tiếp tục kiểm soát thông qua cơ chế hợp tác chung hoặc hợp tác đa phương, và đã có những tiền lệ khác nhau về việc này mặc dù không trường hợp nào phức tạp như Biển Đông.

Tuy nhiên, giờ đây, vấn đề đã đi quá xa, vượt ra khỏi phạm vi các yêu sách về chủ quyền và quyền tiếp cận các nguồn năng lượng, khi mà Biển Đông đã trở thành trọng tâm chú ý của mối quan hệ cạnh tranh Mỹ-Trung trên vùng biển phía Thái Bình Dương. Kể từ khoảng năm 2010, Biển Đông đã bắt đầu được gắn với những vấn đề chiến lược to lớn hơn có liên quan đến chiến lược hải quân của Trung Quốc và sự hiện diện chủ động hơn của Mỹ trong khu vực. Điều này khiến cho tranh chấp trở nên nguy hiểm và là một lý do để lo ngại, nhất là khi Mỹ đã tái khẳng định lợi ích của họ ở châu Á-Thái Bình Dương và thúc đẩy quan hệ an ninh với các nước ASEAN có yêu sách trong tranh chấp.

Nguồn gốc chủ quyền

Trung Quốc và Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông và các đảo nằm trong đó, trong khi Malaysia, Philippines, Indonesia, và Brunei đã đưa ra yêu sách đối với những vùng tiếp giáp nau. Có hai nguyên tắc chi phối các yêu sách, mà cả hai đều đi ngược lại với yêu sách đòi chủ quyền toàn bộ biển của Trung Quốc. Nguyên tắc thứ nhất là “chiếm hữu thực tế”, một tiền lệ được xác lập bởi Tòa Trọng tài Vĩnh viễn của Đảo Palmas, tháng 4-1928. Chiếm hữu thực tế kéo theo khả năng và ý định thực hành quyền tài phán liên tục, không bị gián đoạn – phân biệt với chinh phục. Mặc dù Trung Quốc đã chiếm hữu quần đảo Hoàng Sa – một quần đảo bao gồm khoảng 30 đảo nằm cách đều bờ biển Trung Quốc và Việt Nam – nhưng học thuyết chiếm hữu thực tế lại chống lại quan điểm của Trung Quốc đối với Trường Sa – một quần đảo nằm ngoài khơi Philippines và Malaysia, nơi mà, ngoại trừ 9 đảo Trung Quốc chiếm được từ năm 1988 tới năm 1992, quần đảo do các nước ASEAN có yêu sách liên quan chiếm hữu.

Nguyên tắc thứ hai là Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS), đặt ra quy định quyết định các yêu sách chủ quyền đối với nguồn tài nguyên phải dựa trên cơ sở vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa (EEZ là một vùng biển trải dài tới 320 km tính từ bờ biển, nó hỗ trợ cho yêu sách của quốc gia ven biển đó đối với tài nguyên ở đó). UNCLOS không bổ trợ cho các yêu sách vượt ra ngoài phạm vi EEZ hoặc các thềm lục địa được công bố. Tuy nhiên, yêu sách của Trung Quốc vượt xa khỏi phạm vi EEZ của họ và chồng lấn với những yêu sách hợp pháp của các nước ASEAN.

Yêu sách của Trung Quốc dựa vào lịch sử, nhưng những yêu sách đó không mang nhiều sức nặng, chiểu theo luật quốc tế – là cái mà theo quan điểm của người Trung Quốc là đánh giá thấp di sản của tổ tiên của họ và là nguồn gây thù oán. Thái độ của Trung Quốc là các yêu sách của họ có trước UNCLOS (được nhất trí vào năm 1982 và có hiệu lực vào năm 1994 sau khi quốc gia thứ 60 phê chuẩn nó), và UNCLOS nên được điều chỉnh để có thể đề cập cả tới các quyền trong lịch sử. Để khẳng định các yêu sách đó trong một tình huống mà sự phức tạp của luật quốc tế có thể không ủng hộ họ, Trung Quốc đã phải dùng đến áp lực ngoại giao liên miên để hoặc là xem xét lại luật quốc tế, hoặc là giành được một quyền miễn trừ đặc biệt cho mình, theo đó các yêu sách của tổ tieenngwowif Trung Quốc có thể được tất cả các nước công nhận. Là một tranh chấp chủ quyền, Biển Đông có thể đã tiếp tục là cái đầm lầy mà không có nhu cầu cấp thiết nào về việc phải tìm ra giải pháp. Tuy vậy, sự hiện hữu của dự trữ năng lượng lớn trong khu vực ngăn chặn một giải pháp như thế. Với việc nhu cầu năng lượng toàn cầu gia tăng, những nước tiêu thụ nhiều như Trung Quốc đang phải tìm kiếm các nguồn mới để thỏa mãn nền kinh tế phình to của mình. Vào năm 2009, Trung Quốc trở thành nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ, và lượng tiêu thụ của họ chắc chắn sẽ tăng gấp đôi trước thời điểm năm 2030, để trở thành nước tiêu thụ dầu nhiều nhất thế giới. Vào năm 2010, họ nhập khẩu 52% lượng dầu của mình từ Trung Đông, và cả Ả-rập Xê-út và Angola cộng lại sẽ chiếm 66% lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc. Trung Quốc đã và đang đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng để giảm sự phụ thuộc vào dầu nhập khẩu; họ cũng tìm cách gia tăng việc sản xuất ngoài khơi, xung quanh khu vực lòng chảo Châu Giang (Pearl River) và Biển Đông.

Các yêu sách chủ quyền mâu thuẫn

Việt Nam là nước sản xuất dầu lớn trong khu vực, với công ty quốc doanh Petro Vietnam sản xuất 24,4 triệu tấn, tức là 26% tổng sản lượng của Việt Nam, vào năm 2010, từ ba mỏ trên Biển Đông. Với việc sản xuất ở các mỏ đã xây dựng rồi đang bị suy giảm, Petro Vietnam đã ký 60 hợp đồng thăm dò và khai thác dầu khí với các công ty ngoại quốc khác nhau, nhằm khai thác nguồn năng lượng mới. Tuy nhiên, các mỏ mới này không được kỳ vọng là sẽ đền bù được cho thiệt hại. Khi Việt Nam cố gắng khai thác mỏ mới, có khả năng sẽ xảy ra xung đột mới với Trung Quốc – nước đã liên tục, nhất quán phản đối nỗ lực của Việt Nam nhằm ký hợp đồng khai thác với các công ty dầu quốc tế trên Biển Đông.

Trung Quốc chỉ trích các nước ASEAN có yêu sách chủ quyền đã xâm phạm vào vùng biển của họ và Trung Quốc có quyền thực thi yêu sách chống lại các nước này. Chẳng hạn vào ngày 26-5-2011, hai tàu hải giám Trung Quốc đã cắt cáp thăm dò dầu khí của một tàu khảo sát Việt Nam, đang đi tìm mỏ dầu và khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cách bờ biển phía nam Việt Nam khoảng 120 km. Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố những đoạn băng cho thấy một con tàu Trung Quốc quả thật đã cắt đứt cáp nối với tàu Việt Nam – Bình Minh. Bà Khương Du, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tuyên bố rằng tàu Trung Quốc đang tham gia “các hoạt động khảo sát và thực thi quyền trên biển hoàn toàn bình thường trong khu vực thuộc quyền tài phán của Trung Quốc”. Tới ngày 9-6, một tàu cá Trung Quốc, tương tự, đã làm rối cáp khảo sát của một con tàu khảo sát khác của Việt Nam.

Philippines cũng đã có nhiều rắc rối với Trung Quốc. Manila đã cố gắng thúc đẩy tính hiệu quả trong sản xuất dầu, đặt mục tiêu sản xuất tăng 60% cho đến cuối năm 2011, một điều mà họ không chắc đáp ứng được. Họ dự định mời chào 15 hợp đồng khai thác trong vài năm tới, khai thác ngoài khơi đảo Palawan, trong một khu vực mà Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền. Năm 2011, Philippines báo cáo rằng có tới 7 vụ việc liên quan tới hành vi quấy rối của Trung Quốc. Trong một trường hợp như vậy, vào ngày 2-3, hai tàu tuần tra Trung Quốc đã gây sự với một tàu thăm dò dầu ở khu vực Philippines tuyên bố chủ quyền, cách Palawan 250 km về phía tây. Họ rời khỏi khu vực sau khi lực lượng không quân Philippines được điều đến. Ngày 5-4, Manila đệ trình thư phản đối chính thức tại LHQ và vận động ASEAN ủng hộ để cùng có một lập trường chung về vấn đề này. Vài ngày sau, Trung Quốc có phản ứng đáp trả, chính thức buộc tội Philippines “xâm nhập” vùng biển của họ.

Sau khi Trung Quốc triển khai một con tàu tuần tra đường biển trọng tải 3.000 tấn, gọi là tàu Haixun-31, cùng một trực thăng tới khu vực, thì vào tháng 6, Philippines phái tàu hải quân cổ kính từ thời Thế chiến II, Rajah Humabon, tới khu vực mà họ tuyên bố chủ quyền. Tàu này xóa hết các mốc mà người Trung Quốc để lại trên các đảo khác nhau trong khu vực Philippines tuyên bố chủ quyền. Cũng hồi tháng 6, văn phòng tổng thống Philippines tuyên bố họ đổi tên Biển Đông thành “Biển Tây Philippines”, và công bố một chương trình phát triển hải quân, tăng cường sự hiện diện của hải quân trong khu vực. Bất chấp sự phản đối từ phía Trung Quốc, cả Việt Nam và Philippines đều có kế hoạch xúc tiến các dự án thăm dò khai thác khí đốt, hợp tác với các công ty nước ngoài. Petro Vietnam sẽ hợp tác cùng Talisman Energy và sẽ bắt đầu khoan tại khu vực mà vào năm 1992, Trung Quốc tuyên bố dành cho công ty Crestone, hiện giờ khu vực này đang do Harvest Natural Resources vận hành. ExxonMobil cũng lên kế hoạch hoan thăm dò ngoài khơi Việt Nam, còn Philippines dự định khoan tại mỏ mà các tàu Trung Quốc đã quấy phá tàu khảo sát của họ hồi tháng 3-2011.

Trong khi đó, Ấn Độ đã tham gia nhiều hơn như một nhân vật ở bên ngoài, việc này càng làm phức tạp thêm tình hình. Trung Quốc có thể có lợi thế so với các nước ASEAN do họ là nước lớn và ở gần ASEAN, nhưng Ấn Độ lại có địa vị và sức mạnh để đối kháng với Trung Quốc. Hơn thế nữa, Ấn Độ vẫn ngấm ngầm căm ghét Trung Quốc vì Trung Quốc đã ủng hộ Pakistan và đã tuyên bố chủ quyền dọc khu vực biên giới chung giữa hai nước Trung-Ấn. Quan hệ giữa Ấn Độ với Việt Nam đã bắt đầu từ thời Indira Gandhi, từ năm 1984 chính phủ Indira Gandhi đã công nhận chính quyền Campuchia do Việt Nam hậu thuẫn. Nhiều người Ấn Độ coi Việt Nam là đồng minh chống Trung Quốc.

Tàu hải quân Ấn Độ, INS Airavat, trên đường đến Nha Trang vào ngày 22-7-2011, đã nhận cảnh báo bằng tín hiệu radio từ phía Trung Quốc rằng, hãy ra khỏi “vùng biển của Trung Quốc”. Bộ Ngoại giao Ấn Độ đáp: “Ấn Độ ủng hộ quyền tự do hàng hải trên các vùng biển quốc tế, kể cả Biển Đông, và quyền tự do đi lại phù hợp với các nguyên tắc luật pháp quốc tế đã được công nhận”. Trong khi đó, Trung Quốc phản đối các hoạt động thăm dò khai thác của Tập đoàn Dầu lửa và Khí Tự nhiên Ấn Độ (ONGC) xung quanh quần đảo Hoàng Sa, khu vực mà Trung Quốc đặc biệt thấy nhạy cảm. Quan điểm của ONGC là các yêu sách của Việt Nam phù hợp với luật quốc tế, và họ sẽ tiếp tục các dự án thăm dò khai thác tại hai lô gần quần đảo Hoàng Sa.

Sau đó, vào tháng 10, khi Chủ tịch Trương Tấn Sang sang thăm New Delhi, ONGC và Petro Vietnam đã ký một hợp đồng ba năm hợp tác về thăm dò và khai thác dầu khí, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc. Đáng chú ý là, hợp đồng này được ký trong khi Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đang đi thăm Bắc Kinh và bày tỏ tình hữu nghị với Trung Quốc. Việt Nam lại dùng đến cách thức truyền thống của họ để ứng xử với Trung Quốc – tức là nhấn mạnh những điểm chung và tình hữu nghị, vốn là công việc của tổng bí thư đảng, trong khi đó, tìm kiếm ở nơi Ấn Độ một đối trọng hiệu quả để cân bằng quyền lực. Quả thực, sự tham gia của Ấn Độ vào khu vực và mối quan hệ ngày càng nồng ấm của họ với Việt Nam sẽ làm cho tình hình trên Biển Đông càng thêm phức tạp. Có thể dự đoán là sẽ xảy ra nhiều chuyện nữa, khi mà Trung Quốc quyết liệt chống lại đối thủ cạnh tranh quyền lực với họ ở châu Á.

Cuộc chiến tranh giành cá

Chừng như tranh chấp về năng lượng chưa đủ, các nước còn mâu thuẫn với nhau về cá và các nguồn lợi từ Biển Đông. Điều này cũng góp thêm dầu vào căng thẳng đang gia tăng trong khu vực. Trong quá khứ, tàu cá thường xuyên đi ra đi vào các vùng chồng lấn, nhưng mật độ ngày càng tăng những vụ việc như vậy đã gây lo ngại. Việt Nam tuyên bố, 63 tàu cá cùng 725 ngư dân đã bị phía Trung Quốc bắt trên Biển Đông kể từ năm 2005 đến nay; sau đó tất cả họ đều bị đòi tiền phạt với mức cắt cổ thì mới được thả. Trong một vụ việc gây sự chú ý lớn của dư luận Việt Nam, một tàu tuần tra Trung Quốc đã bắt tàu cá Việt Nam cùng 12 ngư dân khi họ đang hoạt động quanh khu vực quần đảo Hoàng Sa, tháng 3-2010. Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc làm điều này và Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối ầm ĩ.

Trung Quốc áp đặt một lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm trên Biển Đông, họ coi đó là một cách bảo tồn đàn cá của mình. Lần đầu tiên Trung Quốc ban lệnh cấm đó là vào năm 1999, từ tháng 6 tới tháng 7 hàng năm, và tới năm 2009 thì họ mở rộng lệnh cấm thành ra từ ngày 16-5 đến ngày 1-8 mỗi năm. Mức độ cấm rất mơ hồ – họ chủ ý giữ sự mơ hồ như vậy – mặc dù lệnh cấm trùm lên một khu vực bao quanh quần đảo Hoàng Sa, nhưng lại không vươn xa xuống phía nam tới quần đảo Trường Sa. Việt Nam phản đối kịch liệt, bởi lẽ lệnh cấm ảnh hưởng tới sinh kế của các ngư dân Việt. Để thực thi lệnh cấm và bảo vệ các tàu cá của mình, Trung Quốc phái đến khu vực cái mà họ gọi là “tàu ngư chính” (tuần tra nghề cá), nhưng thực chất đó chính là những tàu hải quân bí mật. Trung Quốc cũng đã tuyên bố kế hoạch tăng cường sức mạnh của lực lượng hải giám, lên 16 máy bay và 350 tàu biển, từ nay tới năm 2015, số máy bay và tàu này sẽ được sử dụng để giám sát hoạt động tàu bè trên biển, thực hiện các nhiệm vụ khảo sát, “bảo vệ an ninh hàng hải”, và thanh kiểm tra các tàu nước ngoài hoạt động “trên vùng biển của Trung Quốc”. Một vấn đề khác là tàu Việt Nam đi vào vùng mà các nước ASEAN khác cũng tuyên bố chủ quyền. Hai tàu Việt Nam mang tên Indonesia đã bị tàu tuần tra Indonesia bắt hồi tháng 2-2011 gần quần đảo Natuna. Phía Indonesia nói rằng vào năm 2009, khoảng 180 tàu (không phải tất cả đều là của Việt Nam, một số là của Malaysia chẳng hạn) đã bị bắt giữ vì đánh cá bất hợp pháp trong vùng biển của Indonesia. Khi nhu cầu thì tăng lên mà dự trữ thì cạn kiệt, tranh chấp về cá chắc chắn sẽ gia tăng trên Biển Đông, đặc biệt khi các nước có yêu sách đều nâng cấp hải quân và lực lượng tuần tra bờ biển.

Cuộc cạnh tranh giành địa vị siêu cường

Năng lượng và cá không phải là yếu tố duy nhất trong tranh chấp. Biển Đông đang hội nhập dần vào lĩnh vực cạnh tranh chiến lược của Trung Quốc với Hoa Kỳ, khi mà Trung Quốc triển khai chiến lược tăng cường hải quân và mở rộng năng lực hải quân. ASEAN cho rằng yêu sách quá đáng của Trung Quốc – đòi toàn bộ biển – có thể đàm phán được, họ nghĩ Trung Quốc sẽ chịu ngồi xuống để ký kết một điều ước khu vực trong đó các yêu sách về chủ quyền sẽ đều được điều chỉnh, và dự trữ dầu khí cũng như cá sẽ được chia sẻ. Trên cơ sở đó, ASEAN đưa Trung Quốc vào đối thoại hàng năm, hy vọng rằng lãnh đạo Trung Quốc sẽ được thuyết phục để tin vào giá trị của một quy chế hoạt động bình thường nhằm điều chỉnh hành vi của các bên trên Biển Đông. ASEAN thường xuyên thận trọng để tránh khiêu khích Trung Quốc dưới bất kỳ hình thức nào, họ kỳ vọng là Trung Quốc sẽ đền đáp lại việc đó và Bắc Kinh sẽ áp dụng cách ASEAN khuyến khích đàm phán, ký kết trên cơ sở đồng thuận.

Giá như vấn đề chỉ liên quan tới các yêu sách mâu thuẫn nhau trong lĩnh vực năng lượng và nghề cá không thôi thì một hiệp định cụ thể hóa các quy tắc trao đổi và xử lý tranh chấp (hoặc có thể gọi là một quy chế về hàng hải) sẽ có thể được ký kết theo cái cách mà các nhà hoạch định chính sách của ASEAN đã lập luận. Tuy nhiên, cạnh tranh chiến lược với Mỹ đã tái định hình tranh chấp theo một cách làm giảm vai trò của ASEAN cũng như khả năng của họ trong việc đàm phán với Trung Quốc nhằm tìm ra một giải pháp cho vấn đề. Cạnh tranh chiến lược với Mỹ làm cho Trung Quốc không đáp lại ASEAN và càng ngày càng lo ngại về những động thái của Mỹ bên ngoài khu vực cũng như các hoạt động của hải quân Mỹ. Nó khiến Trung Quốc ứng xử một cách đặc biệt hung hăng, bởi lẽ kiểm soát nhiều Biển Đông hơn là một việc làm cần thiết phải đi đôi với việc triển khai chiến lược tăng cường hải quân.

Chiến lược tăng cường hải quân của Trung Quốc đã diễn ra nhiều năm kể từ khi tướng Lưu Hoa Thanh, tư lệnh hải quân Trung Quốc (1982-1988) kêu gọi phát triển hải quân viễn dương để bảo vệ các lợi ích trên biển của Trung Quốc. Trong hai thập niên qua, Trung Quốc đã tăng cường sức mạnh hải quân của mình một cách đều đặn, coi đó là thuộc tính cần thiết cho địa vị của một siêu cường. Cùng với quá trình Trung Quốc phát triển sức mạnh kinh tế, các lợi ích hàng hải của họ mở rộng ra tương ứng (và cả sức mạnh hải quân nữa), đưa họ vào xung đột với cường quốc hải quân đang thống trị khu vực tây Thái Bình Dương: Hoa Kỳ.

Trung Quốc tăng cường hải quân

Chiến lược hải quân Trung Quốc có ba nhiệm vụ mang tính chất hướng dẫn sự phát triển năng lực hải quân. Thứ nhất là ngăn chặn Đài Loan tuyên bố độc lập, ngăn Mỹ ủng hộ Đài Loan bằng cách triển khai hải quân mỗi khi có xung đột. Nhiệm vụ này đã trở thành đặc điểm quan trọng nhất của chiến lược hải quân Trung Quốc sau khi Mỹ triển khai hai hàng không mẫu hạm tới khu vực trong giai đoạn khủng hoảng Đài Loan 1995-1996. Đó là hai tàu Nimitz (tháng 12-1995) và Independence (tháng 3-19996). Hai hàng không mẫu hạm này được Mỹ phái tới trong một cuộc biểu dương sức mạnh hải quân mà Trung Quốc không thể quên được. Nhiệm vụ thứ hai là bảo vệ các tuyến giao thương và nguồn cung cấp năng lượng của Trung Quốc, vốn dĩ chạy qua Ấn Độ Dương và Eo biển Malacca, những tuyến đường biển mà 80% lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc được vận chuyển qua đó. Nhiệm vụ này trở nên rất đỗi quan trọng sau khi Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu dầu ròng vào năm 1993, và vào cuối thập niên 1990 khi Bắc Kinh nhận ra nền kinh tế của họ phụ thuộc tới mức nào vào dầu nhập khẩu. Nhiệm vụ thứ ba là phát triển năng lực hạt nhân để phản ứng trên biển (khả năng phản công hạt nhân), trong khu vực tây Thái Bình Dương – việc này cũng là hậu quả của khủng hoảng Đài Loan 1995-1996. Bắc Kinh hiểu rằng năng lực phản ứng bằng hạt nhân đó sẽ là vật cản cuối cùng đối với Mỹ trong cuộc khủng hoảng này và các cuộc khủng hoảng khác.

Để thực hiện ba nhiệm vụ trên, trong hai thập niên qua, Trung Quốc đã phát triển bốn lớp tàu ngầm mới và sáu lớp tàu khu trục mới. Họ đặt ra cho mình mục tiêu phát triển hải quân viễn dương, và như Tư lệnh, Đô đốc Vũ Thắng Lợi đã tuyên bố vào tháng 4-2009, Trung Quốc sẽ thiết lập một “hệ thống phòng thủ trên biển” để bảo vệ “an ninh hàng hải và công cuộc phát triển kinh tế”. Hải quân viễn dương cần phải có tàu sân bay (hàng không mẫu hạm), và tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc – Thi Lang – thiết kế lại tàu sân bay Varyag trọng tải 32.000 tấn của Xô Viết – đã được đưa vào thử nghiệm trên biển từ ngày 10 đến 14 tháng 8 năm 2011. Họ kỳ vọng tàu này sẽ đi vào hoạt động năm 2012 và sẽ mang được 48 máy bay chiến đấu trên biển Su-33 cùng máy bay chiến đấu Jian-10 của Trung Quốc. Dự kiến Trung Quốc sẽ thiết kế được hàng không mẫu hạm 50.000-60.000 tấn trước năm 2015 và tàu sân bay năng lượng hạt nhân trước năm 2020. Các tàu sân bay đều đòi hỏi phải có lực lượng hộ tống để bảo vệ trên đường không cũng như ngăn chặn nguy cơ bị tấn công bằng tàu ngầm – điều này cho thấy là Trung Quốc đã có kế hoạch mở rộng hơn nữa năng lực hải quân.

Về các lực lượng hạt nhân trên biển, Trung Quốc có bốn tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo, SSBN. SSBN đầu tiên của Trung Quốc là chiếc Xia hiện giờ đã lạc hậu, được thiết kế năm 1981 và mang được 12 tên lửa đạn đạo JL-1 (SLBM) với tầm bắn 2.700 km, không đủ để tấn công lục địa Hoa Kỳ. Hai SSBN lớp Jin hiện đại hơn và đáng tin cậy hơn đã được triển khai từ năm 2004 – mỗi tàu mang 12 SLBM JL-2 với tầm bắn 8.400 km, tạo cho nó khả năng vận hành liên lục địa. Dự kiến trong những năm tới Trung Quốc sẽ phát triển ít nhất 5 tàu lớp Jin nữa. Trung Quốc cần nơi trú ẩn cho hải quân để ngăn ngừa các cuộc tấn công trên biển và trên không. Tàu sân bay và SSBN cũng cần phải có biển rộng để hoạt động; nếu không, chúng có thể bị nhốt vào một khu vực giới hạn và trở thành gần như vô dụng. Chỉ có vài nơi dọc bờ biển Trung Quốc là có thể làm nơi trú ẩn cho hải quân của họ, ở đó có thể tổ chức hoạt động phòng thủ và cũng có thể tiếp cận với biển rộng. Một nơi là ở Hoàng Hải (Biển Vàng), có một căn cứ tàu ngầm ở Xiaopingdao, gần Đại Liên. Một vị trí hợp lý khác là đảo Hải Nam và khu vực biển nửa khép kín ở phía bắc Biển Đông, có lợi thế nằm gần Eo Malacca và các tuyến đường biển nối sang Ấn Độ Dương. Bất kỳ vị trí nào khác xa hơn về phía bắc đều rất dễ bị Mỹ đánh phá từ biển xa vào.

Vì lý do đó, Trung Quốc đã và đang xây dựng căn cứ ngầm ở Sanya trên đảo Hải Nam, nơi sẽ chứa không chỉ SSBNs mà cả tàu sân bay và tàu hộ tống khi chúng được triển khai. Năm 2008, một chiếc SSBN đã được triển khai ở đó, và tới tháng 10-2010, hai tàu ngầm hạt nhân Shang đã vào bến ở Sanya. Tàu sân bay Thi Lan chắc chắn cũng sẽ đậu ở đó. Khi mà Hải Nam phát triển căn cứ hải quân thì quần đảo Hoàng Sa ở phía nam được cho là sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đường hàng không và đường biển cho Hải Nam. Điều đó giải thích vì sao Bắc Kinh rất nhạy cảm với các tàu khảo sát của Mỹ và tại sao 5 tàu hải quân Trung Quốc đã đụng độ với tàu Impeccable của Mỹ khi Impeccable đi vào vùng biển 121 km tính từ đảo Hải Nam vào ngày 9-3-2009.

Bảo vệ Hải Nam là một chuyện, nhưng bảo vệ đường đi của tàu sân bay và SSBN vào biển lớn là một chuyện khác. Vì việc này, Trung Quốc cần phải tuần tra xung quanh quần đảo Trường Sa, hoặc ít nhất họ cũng cần khả năng ngăn chặn các cường quốc bên ngoài can thiệp vào những hoạt động của hải quân Trung Quốc trong một khu vực sẽ mở rộng tới tận Eo Malacca. Năm 2009, nguyên Phó Tổng Tư lệnh Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Tướng Trương Lý (Zhang Li) đã kêu gọi xây một sân bay và một cảng biển tại bãi đá Vành Khăn (Mischief Reef) trong khu vực Philippines tuyên bố chủ quyền ở quần đảo Trường Sa, mà hiện giờ do Trung Quốc chiếm. Ý định của họ là thực hiện các cuộc tuần tra trên không tại khu vực, để yểm trợ các tàu cá Trung Quốc, và để thể hiện chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.

Chính Lưu Hoa Thanh là người đưa ra khái niệm phòng thủ khu vực cho Trung Quốc, khái niệm này tạo ra không gian hàng hải cần bảo vệ, để từ đó Trung Quốc phát triển hải quân. Lưu học được khái niệm phòng thủ khu vực từ Sergei Gorshkov, chỉ huy hải quân Xô Viết, là người hướng dẫn Lưu tại Học viện Hải quân Xô Viết khi ông ta du học ở đó những năm 1950. Dưới trướng Lưu, chiến lược hải quân của Trung Quốc chuyển từ phòng thủ ven bờ sang “phòng thủ gần bờ”, bao trùm lên một khu vực rộng tới “chuỗi đảo đầu tiên”. Vùng biển này trải dài suốt từ Nhật Bản đến quần đảo Ryukyu, đến Philippines rồi đến Biển Đông; chuỗi đảo thứ hai vươn xa hơn ra bên ngoài, vào Thái Bình Dương, và trải dài từ Nhật Bản, bao trọn cả Guam. Kể từ khi hai chuỗi đảo này được hình thành cách đây hai thập niên, khái niệm chuỗi đảo tiếp tục định hình tư duy hàng hải Trung Quốc, coi đó như một cách để xác định và phân ranh giới các khu vực lợi ích. Chuỗi đảo đầu tiên bao gồm cả Đài Loan, như tâm điểm chú ý, và cả không gian biển bao quanh nó, tạo thành bức chướng ngại ngăn chặn tàu ngầm trong trường hợp Đài Loan tuyên bố độc lập. Nó cũng bao gồm những vùng biển đủ để có thể cho SSBN thường xuyên tuần tra và triển khai hoạt động ở những vùng biển giữa (không gần bờ nhưng cũng không quá xa ngoài khơi).

Là phòng thủ khu vực, nó bao gồm cả Hoàng Hải lẫn Biển Đông, như là những vị trí trú ẩn an toàn để đặt các căn cứ hải quân cũng như mở đường tiến ra biển an toàn. Tuy nhiên, phòng thủ khu vực đòi hỏi Hải quân Mỹ phải bị giữ chân ở ngoài vịnh và ở một khoảng cách vừa đủ để không can thiệp vào việc Trung Quốc triển khai hải quân trong khu vực. Để đạt mục tiêu này, Trung Quốc đã triển khai DF-21D, được mô tả là một Tên lửa Đạn đạo Chống Tàu biển (ASBM) có khả năng ngắm bắn các tàu sân bay Mỹ và các tàu bề mặt lớn khác. Đô đốc hải quân Mỹ Robert F. Willard, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, nói rằng cùng tàu ngầm Trung Quốc, tên lửa này có thể là một nguy cơ nghiêm trọng đối với hải quân Mỹ, và cuối cùng có thể sẽ “trung lập hóa” năng lực phóng chiếu sức mạnh của Mỹ. Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố rằng với việc định vị và truy đuổi mục tiêu hiệu quả, tên lửa có thể đặt tàu hải quân Mỹ vào vòng nguy hiểm trong khoảng từ 1.500 đến 2.100 km.

Cùng với khái niệm phòng thủ khu vực, Trung Quốc kỳ vọng Mỹ công nhận các vùng ảnh hưởng riêng rẽ trên tây Thái Bình Dương, trong đó, Đài Loan và Biển Đông bị giữ trong vùng ảnh hưởng của Trung Quốc. Từ quan điểm của Trung Quốc, sự hiện diện của hải quân Mỹ trong vùng biển tây Thái Bình Dương ngăn chặn việc Đài Loan hợp nhất với lục địa và làm cho các nước ASEAN ở Biển Đông trở nên liều lĩnh, dám phản đối các yêu sách của Trung Quốc. Nếu có thể đạt tới một thỏa thuận nào đó theo cách này, với một nước Mỹ suy yếu về kinh tế, thì nghĩa là Trung Quốc quả thật sẽ trở thành siêu cường thống trị tây Thái Bình Dương.

Phản ứng của Mỹ

Ý tưởng dung hợp một quyền lực đang nổi lên và xoa dịu thù hận và xung đột đã thu hút sự chú ý trong các cuộc thảo luận về sự chuyển giao bá quyền và về việc tạo ra một sự hòa hợp về quyền lực ở châu Á. Tuy nhiên, quan điểm của Trung Quốc về “tầm ảnh hưởng” đã vượt ra ngoài giới hạn có thể dung hợp, đó là lý do tại sao chính quyền Obama phản đối. Sự tham gia của Mỹ và lợi ích của họ trên vùng biển phía tây Thái Bình Dương vượt ra khỏi sự phân chia đó, nếu chấp nhận sự phân chia đó là phá hoại liên minh với Nhật Bản và Hàn Quốc. Chiến lược của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương sẽ bị vở từng mảng, và Mỹ sẽ bị gán một vai trò ít có ảnh hưởng ở khu vực. Để tránh đi cái nguy cơ này, chính quyền Obama đã đối đầu với áp lực của Trung Quốc ở tây Thái Bình Dương bằng cách đưa ra những tín hiệu rõ ràng về lợi ích của họ trên Biển Đông và xúc tiến quan hệ an ninh với các đồng minh và những nước ủng hộ họ.

Có thể thấy lợi ích của Trung Quốc tại những vùng ảnh hưởng riêng rẽ trong sự chuẩn bị cho Diễn đàn Khu vực ASEAN ở Hà Nội vào tháng 7-2010. Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington, kỳ vọng rằng Mỹ sẽ đồng ý, đã đề nghị Bộ Ngoại giao Mỹ không đưa vấn đề Biển Đông ra. Trước đó, Mỹ ít thể hiện quan tâm trong vấn đề này ngoài việc cho rằng phải duy trì quyền tự do hàng hải, và với Trung Quốc thì dường như sự không quan tâm đó sẽ còn tiếp tục. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Hillary Clinton cuối cùng đã đưa ra một lập trường tại diễn đàn, tập hợp lại các nước ASEAN có yêu sách chủ quyền và đã từng bị cảnh báo dưới sức ép của Trung Quốc. Trong một động thái làm Trung Quốc ngỡ ngàng, bà khẳng định lợi ích của Mỹ trên Biển Đông và nhấn mạnh rằng các quốc gia có yêu sách đều nên theo đuổi yêu sách chủ quyền của mình phù hợp với UNCLOS và phù hợp các cấu trúc địa lý trên biển. Việc này thách thức các yêu sách của Trung Quốc, vốn dựa trên lịch sử và quyền của người phát hiện đầu tiên hơn là dựa vào việc mở rộng các cấu trúc địa lý trên cơ sở pháp lý. Bà Clinton cũng ủng hộ một “tiến trình ngoại giao hợp tác giữa tất cả các nước có yêu sách liên quan”, trong khi Trung Quốc trước nay vẫn khẳng định rằng đàm phán về vấn đề Biển Đông cần phải được tiến hành song phương với từng nước ASEAN, bên thứ ba không nên dính líu vào. Kể từ cuộc họp đó, Mỹ đã xúc tiến đẩy mạnh quan hệ quốc phòng với các nước ASEAN có cùng mối lo ngại về Trung Quốc. Ngày 23-7-2010, Washington chấm dứt lệnh cấm quan hệ với Lực lượng Đặc nhiệm Indonesia, tên là Kopassus. Lệnh cấm này được đưa ra hồi năm 1997, cấm Hoa Kỳ có quan hệ với những đơn vị quân sự nước ngoài có tiền sử vi phạm nhân quyền. Một cách rất có ý nghĩa, tháng 9-2010, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natelagawa bác bỏ quan điểm của Trung Quốc cho rằng Mỹ không nên tham gia vào tranh chấp Biển Đông. Tuyên bố đó của Marty Natelagawa là một sự thể hiện tâm lý thận trọng vốn có của Indonesia đối với Trung Quốc.

Philippines cũng đẩy mạnh quan hệ với Mỹ như một cách phản ứng trước áp lực của Trung Quốc, bất chấp mối quan hệ phức tạp của họ với ông chủ cũ thời thực dân. Ngoại trưởng Albert del Rosario nói tới “hành động hung hăng của Trung Quốc”, và vào tháng 6-2011, đã đi thăm Washington để nhận được từ phía Mỹ lời đảm bảo sẽ ủng hộ. Trong thời gian ở đó, ông thúc ép Mỹ làm rõ lập trường về Hiệp ước Phòng thủ Tương hỗ (MDT) năm 1951. Manila trước đó luôn khẳng định rằng MDT bao trùm lên toàn bộ Biển Đông, nhưng Mỹ bác bỏ. Mỹ lập luận, yêu sách của Philippines được đưa ra sau khi Hiệp ước được ký xong xuoi, và Mỹ chỉ có cam kết về mặt pháp lý với việc bảo vệ Philippines như đã xác định trong Công ước Paris 1898, theo đó Mỹ nhận Philippines từ tay Tây Ban Nha. Tuy nhiên, Mỹ đã thường xuyên hỗ trợ về vật chất, trước cảnh Philippines hướng về Mỹ để tìm chỗ dựa cho năng lực hải quân yếu kém của họ. Del Rosario kêu gọi xây dựng một hệ thống cho thuê vũ khí, theo đó họ có thể thuê thiết bị mới từ Mỹ. Mỹ cũng nhất trí mở rộng việc chia sẻ thông tin tình báo với Philippines để tăng cường hiểu biết về hàng hải của họ cũng như năng lực khảo sát.

Với Việt Nam, quan hệ của Mỹ đã cải thiện trong cái mà bây giờ là một mối hợp tác về an ninh ngày càng phát triển, được xúc tiến bởi quân đội của cả hai bên. Việt Nam coi Mỹ là một đối trọng quan trọng trước Trung Quốc, nhưng sự gần gũi về mặt địa lý của họ với người láng giềng khổng lồ ở phương Bắc cho thấy là họ sẽ phải thận trọng. Quan hệ đó không thể đi xa hơn ra ngoài các hạn chế do sự lo ngại phản ứng của phía Trung Quốc đặt ra, và do chính Quốc hội Mỹ đặt ra nữa (do thất bại trong Chiến tranh Việt Nam, Quốc hội Mỹ đã ngăn chặn nỗ lực của bên hành pháp nhằm thiết lập quan hệ gần gũi hơn với Việt Nam). Dù vậy, một loạt chuyến thăm có ý nghĩa đã diễn ra, gồm chuyến thăm nổi tiếng của Tổng thống Bill Clinton sang Việt Nam hồi tháng 11-2000, là chuyến thăm đầu tiên của một tổng thống Hoa Kỳ tới một nước Việt Nam thống nhất. Tháng 8-2010, tàu sân bay mang tên George Washington đã đi dọc bờ biển Việt Nam và đón một số quan chức quân sự cấp cao của Việt Nam lên thăm. Hải quân Mỹ tìm kiếm dịch vụ và cơ sở tiếp viện cho tàu của họ ở Việt Nam, với việc ba tàu hải quân như thế đã được sửa chữa tại Việt Nam trong hai năm qua – tàu thứ ba là USNS Richard E. Byrd, hoạt động ở cảng Cam Ranh tháng 8-2011. Vào ngày 1-8-2011, Mỹ và Việt Nam ký một thỏa thuận được coi như hiệp định quân sự đầu tiên kể từ thời chiến tranh Việt Nam, dù thỏa thuận này chỉ giới hạn ở hợp tác về y tế và hợp tác nghiên cứu quân y, nhưng chắc chắn nó sẽ mở ra cánh cửa cho các hiệp định khác lớn hơn.

Kể từ đó, Tổng thống Obama nhấn mạnh tầm quan trọng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và phản đối các ý kiến cho rằng Mỹ sẽ thu nhỏ vai trò của mình để điều chỉnh ch phù hợp với sự nổi lên của Trung Quốc. Trong một chuyến thăm tới Australia tháng 11-2011, ông tuyên bố rằng Mỹ sẽ triển khai luân phiên 2.500 lính thủy đến vùng phía bắc Australia; ông cũng tiết lộ rằng tàu hải quân và máy bay Mỹ sẽ tăng cường sử dụng các căn cứ ở Australia. Sự gần gũi về địa lý của Australia với Biển Đông và các khu vực xung quanh, cũng như địa vị của họ với tư cách một đồng minh tin cậy cùng một chính phủ ổn định khiến họ trở thành một lựa chọn hấp dẫn đối với Mỹ – quốc gia đã và đang tìm kiếm các vị trí để từ đó có thể triển khai quân đội vào những vùng tranh chấp ở tây Thái Bình Dương. Trong một diễn văn trước hội nghị thượng đỉnh ASEAN cũng tháng đó, Obama tuyên bố Mỹ đang trở lại khu vực một cách mạnh mẽ, giảm dần sự tham gia ở Iraq và Afghanistan. Khi Mỹ tăng cường vai trò trong khu vực, các nước ASEAN sẽ trở nên cứng cỏi hơn khi đối đầu với áp lực từ Trung Quốc, vốn tăng lên trong hai năm qua. Nếu các xu hướng này tiếp tục thì khu vực sẽ bị phân cực giữa Mỹ và Trung Quốc, và căng thẳng sẽ đặc biệt gia tăng trên Biển Đông.

Sự đảm bảo từ phía Trung Quốc

Nhận thức được các biến cố đã thay đổi theo hướng bất lợi cho Trung Quốc ít nhất từ Diễn đàn Khu vực ASEAN tháng 7-2010, ban lãnh đạo của Hồ Cẩm Đào đã nỗ lực xoa dịu căng thẳng trên Biển Đông. Lập trường hung hăng của một số vị đại diện quân đội Trung Quốc cũng như việc thúc đẩy cực kỳ mãnh liệt sự ra đời một vùng ảnh hưởng ở tây Thái Bình Dương đã đe dọa gây ra phản ứng dữ dội với Trung Quốc và thậm chí còn đẩy ASEAN đến gần Mỹ hơn.

Trong khi đó, người điều phối chính sách ngoại giao của Hồ Cẩm Đào, Quốc vụ khanh (và cố vấn an ninh quốc gia trên thực tế) Đới Bỉnh Quốc đã có hành động kiểm soát tình hình, ngăn chặn việc chính sách của Trung Quốc bị chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa ngày càng hung hăng một cách rõ rệt kia khống chế. Trong một diễn văn trước ban thư ký ASEAN vào ngày 22-1-2010, Đới tuyên bố Trung Quốc không định làm “bá quyền”, không muốn “tống cổ Mỹ khỏi châu Á”, và rằng vấn đề Biển Đông sẽ dành cho các thế hệ tương lai giải quyết. Trong một bài báo trên tờ Wall Street Journal, Đới nói với các độc giả Mỹ rằng “Trung Quốc không bao giờ nghĩ tới việc cạnh tranh để giành vị trí lãnh đạo thế giới”, Trung Quốc đã hợp tác với Hoa Kỳ về nhiều vấn đề phức tạp khác nhau, và là “một đối tác mà Hoa Kỳ có thể tin cậy”.

Trung Quốc cũng đã xúc tiến làm dịu căng thẳng với Việt Nam – đối thủ chính của họ trên Biển Đông. Đới thăm Hà Nội từ ngày 5 đến 9 tháng 9 năm 2011, để dự hội nghị lần thứ năm của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Trung-Việt. Trong thời gian ở đó, ông ra tuyên bố nói rằng “hai bên nhất trí đẩy mạnh hợp tác trong các vấn đề khu vực và tăng cường quan hệ Trung Quốc-ASEAN. Hai bên cũng nhất trí sẽ xử lý thích hợp tranh chấp Biển Đông thông qua tham vấn sâu sắc để duy trì quan hệ hữu nghị giữa hai nước”. Chẳng bao lâu sau đó, Ngô Bang Quốc, Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc, gặp Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ở Bắc Kinh và tuyên bố rằng Trung Quốc muốn đẩy mạnh lòng tin chính trị đối với Việt Nam và giải quyết các vấn đề hiện tồn trong quan hệ song phương. Vào ngày 15-10, cả Trung Quốc và Việt Nam đã nhất trí đẩy mạnh hợp tác quân sự bằng cách tăng cường liên lạc giữa các quan chức cấp cao, và thiết lập một đường dây nóng giữa bộ quốc phòng hai nước. Họ cũng nhất trí tuần tra chung dọc biên giới trên bộ và trong Vịnh Bắc Bộ, cho tàu hải quân hai nước tăng cường thăm lẫn nhau, và thảo luận việc cùng khai thác biển. Ở Việt Nam, những cuộc tuần hành phản đối Trung Quốc đã diễn ra tại Hà Nội và TP.HCM suốt từ tháng 6-2011, nhưng cho đến tháng 10 những người biểu tình đã bị sàng lọc và các cuộc biểu tình chấm dứt.

Tương lai

Cái mà một thời là tranh chấp chủ quyền biển, liên quan đến Trung Quốc, Việt Nam, và các nước ASEAN ven biển đã trở thành một thứ gây ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định ở tây Thái Bình Dương. Trung Quốc là nước duy nhất viện đến vũ lực trong tranh chấp – khi họ đánh đuổi quân đội miền Nam Việt Nam khỏi Tây Hoàng Sa vào tháng 1-1974 và khi họ đánh chìm ba tàu Việt Nam năm 1988. Các tranh chấp này bị kiềm chế vì chúng không liên quan tới các siêu cường bên ngoài; mặc dù ASEAN có được cảnh báo sau vụ giao chiến năm 1988 nhưng sự cố đó không làm Mỹ lo ngại. Khi các nước ASEAN tham gia vào thăm dò khai thác năng lượng trong thập niên 1990, có những sự cố khác nhau dính tới Trung Quốc, vài sự cố giữa chính các nước ASEAN với nhau, nhưng ít có nguy cơ toàn diện. Thời đó giờ đã qua, khi mà các chương trình tăng cường hải quân khiến cho Biển Đông trở nên quan trọng hơn đối với Trung Quốc. Hải quân Trung Quốc cần những căn cứ an toàn ở Hải Nam, những vị trí có thể được bảo vệ chống tàu ngầm và tấn công từ trên không, và cần đảm bảo đường đi lối lại trên Biển Đông, ra vùng biển xa hơn, để thực hiện các nhiệm vụ mà Trung Quốc tự trao cho mình. Vì các lý do đó, Trung Quốc bắt buộc phải tìm cách kiểm soát nhiều hơn cả khu vực và giữ hải quân Mỹ ở một khoảng cách an toàn. Thái độ hung hăng của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông cũng đã thúc đẩy các nước ASEAN phải tìm đến với Mỹ và phải thực hiện các chương trình hiện đại hóa hải quân của chính họ. Chẳng hạn, Việt Nam đã mua của Nga 6 tầm ngầm lớp Kilo và 8 máy bay chiến đâu đa nhiệm Su-30MK2V, còn Indonesia thì ký hợp đồng mua ba tàu ngầm Hàn Quốc. Việc Hồ Cẩm Đào phái Đới Bỉnh Quốc sang Việt Nam trong một nỗ lực làm dịu căng thẳng trên biển cho thấy Trung Quốc nhận ra được độ nguy hiểm trong những khuynh hướng trên đây.

Việc chính quyền Hồ Cẩm Đào tìm cách làm giảm căng thẳng quả thật được rất nhiều người hoan nghênh, nhưng đã qua rồi thời kỳ mà Mao Trạch Đông hoặc Chu Ân Lai có thể kiểm soát chính sách của Trung Quốc chỉ đơn giản bằng các nghị định. Việc hoạch định chính sách ở Trung Quốc đã trở nên khó khăn hơn nhiều, vì quyền lực phân tán hơn và ít cởi mở hơn cho những can thiệp trực tiếp từ bên trên. Trung Quốc có thể tuyên bố hữu nghị với thế giới bên ngoài, nhưng các năng lực hải quân của họ vẫn tiếp tục mở rộng ra theo những kế hoạch phát triển kéo dài hàng thập kỷ. Sau đó các kế hoạch ấy sẽ tự phát triển, tự sống riêng, một khi có ngân sách và tham vọng dân tộc được đánh thức. Họ tích lũy những thể chế hùng mạnh trong PLA và lực lượng an ninh, coi đó như phương tiện để thực hiện các tham vọng riêng của họ và phục hồi địa vị vĩ đại của nước Trung Hoa. Khi các tàu sân bay xuất hiện cùng tàu hộ tống, cùng thêm nhiều SSBN lớp Jin và tàu ngầm hạt nhân, áp lực đè lên các nước ASEAN ở Biển Đông sẽ dâng cao, và cạnh tranh với Mỹ càng quyết liệt.

Mỹ có thể phải đối diện với nguy cơ bị gạt ra khỏi tây Thái Bình Dương, đó là lý do vì sao chính quyền Obama không có mấy lựa chọn ngoài việc khẳng định lợi ích của mình trên Biển Đông. Trong kịch bản xấu nhất, chiến lược hải quân Trung Quốc sẽ bộc lộ chính sách của Bắc Kinh đối với Biển Đông, và khi đó Trung Quốc sẽ rơi vào con đường đối đầu với Mỹ và cả khu vực. Quả thật, có nguy cơ là một quân đội nặng đầu óc dân tộc chủ nghĩa sẽ thách thức quyền lãnh đạo của đảng trong quá trình chuyển giao từ chính quyền Hồ Cẩm Đào (mùa hè này) và dẫn đến một lập trường cứng rắn hơn trong các vấn đề như Biển Đông.

Kịch bản bi quan này không nhất thiết là chắc chắn sẽ xảy ra, bởi lẽ giới lãnh đạo chính trị ở Trung Quốc là những người theo chủ nghĩa can thiệp rất mạnh và chắc chắn sẽ hành động để ngăn ngừa kết cục đó. Nếu lãnh đạo chính trị kiềm chế sự hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông, nếu họ kiềm chế được nhu cầu phải độc quyền kiểm soát toàn bộ khu vực, nếu họ duy trì được tự do hàng hải cho các nước khác cũng như cho mình, và nếu lãnh đạo mới thực hiện được lời đảm bảo của Đới Bỉnh Quốc rằng vấn đề Biển Đông quả thật sẽ được để lại cho các thế hệ sau giải quyết, thì Bắc Kinh có thể khiến cho việc họ phát triển hải quân Trung Quốc trở thành một việc khả dĩ chấp nhận được đối với khu vực. Theo cách đó, Trung Quốc cũng sẽ tránh được đối đầu trực tiếp với Mỹ.

Nguồn: CSIS

Người dịch: Khuyết danh
0

Hình ảnh Việt Nam Cộng Hòa thời Nguyễn Văn Thiệu


01 Sep 1969, Saigon, Vietnam --- Saigon: President Nguyen Van Thieu (third from left, front row) introduces his new 31-member cabinet on the steps of the Presidential Palace here. Thieu said the membership was selected with an eye to broadening the government's popularity with the nation's 17,500,000 people. Flanking Thieu are Vice President Nguyen Cao Ky (left) and new Premier, Gen. Tran Thien Khiem. --- Image by © Bettmann/CORBIS


02 Jan 1969, Dong Ha, South Vietnam --- Special Delivery. Dong Ha, South Vietnam: Men in a U.S. 3rd Marine Division contingent fire howitzers near the Laotian border as a massive offensive is launched by some 5,000 U.S. and South Vietnamese troops. The troops were staging a drive against the are near the abandoned allied fortress of Khe Sanh. They were searching for North Vietnamese regulars. --- Image by © Bettmann/CORBIS


08 Jun 1969, Midway Islands --- President Richard Nixon of the U.S. and President Ngygen Van Thieu of South Vietnam make joint statement to press on Midway Island June 8th. --- Image by © Bettmann/CORBIS


08 Nov 1969, Bien Hoa, South Vietnam --- Bien Hoa, S. Vietnam: South Vietnamese President Nguyen Van Thieu attends National Day ceremonies at a military cemetery near Bien Hoa. In most photos Thieu (wearing dark grey suit) is accompanied by Vice President Cao Ky, who is wearing a Nehru jacket. --- Image by © Bettmann/CORBIS


08 Nov 1969, Bien Hoa, South Vietnam --- Bien Hoa, S. Vietnam: South Vietnamese President Nguyen Van Thieu attends National Day ceremonies at a military cemetery near Bien Hoa. In most photos Thieu (wearing dark grey suit) is accompanied by Vice President Cao Ky, who is wearing a Nehru jacket. --- Image by © Bettmann/CORBIS


17 Oct 1969, Saigon, Vietnam --- Saigon: The 11th Armored Cavalry armored personnel carriers and tanks sweep into rubber plantation area at Loc Ninh and Quan Loi October 17th. --- Image by © Bettmann/CORBIS


14 Dec 1969, Nha Trang, South Vietnam --- Nha Trang, South Vietnam: In an open air classroom, a student is instructed in the firing of a machine gun at the NCO Combat School at Nha Trang, 250 miles northeast of Saigon. Up to 4,000 students undergo a nine week course to become noncommissioned officers. --- Image by © Bettmann/CORBIS


14 Dec 1969, South Vietnam --- A karate (or judo) class at South Vietnam Military Academy, a new four year school instituted by a decree from then President Ky in 1966. The school is run along the lines of West Point, and places much emphasis on moral leadership and education as military training. The school motto is "To master oneself for leadership." --- Image by © Bettmann/CORBIS


15 Oct 1969, Hue, South Vietnam --- Hue, South Vietnam: South Vietnamese president Nguyen Van Thieu speaks at a mass funeral for 250 people killed by the Viet Cong in the 1968 Tet offensive. Their bodies were found only a few days ago. --- Image by © Bettmann/CORBIS



30 Jul 1969, Saigon, S. Vietnam --- Saigon, S. Vietnam: President Richard Nixon and South Vietnamese President Hguyen Van Thieu give speeches during Presidential Palace welcome for the visiting U.S. Chief Executive. --- Image by © Bettmann/CORBIS


30 Jul 1969, Saigon, S. Vietnam --- Saigon, S. Vietnam: President Richard Nixon and South Vietnamese President Hguyen Van Thieu give speeches during Presidential Palace welcome for the visiting U.S. Chief Executive. --- Image by © Bettmann/CORBIS

Xem tiếp: http://dalanphim.com/tintuc/hinhtailieulichsu.html
1

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2012

Phim tài liệu: Một đời nghiên cứu Hoàng Sa - Trường Sa



Đăng ngày 22/03/2012 | Lưu trữ trong kênh của Vibay trên Youtube.

Năm 1966, Sài Gòn chứng kiến sự ra đời của tập san Sử Địa mà người chủ trương là một chàng thanh niên 26 tuổi vừa tốt nghiệp hai trường đại học: sư phạm và văn khoa. Chín năm sau (20-1-1975), cũng chính người thanh niên ấy tổ chức một triển lãm tại Thư viện quốc gia kỷ niệm một năm ngày biến cố Hoàng Sa, trưng bày tất cả tài liệu, hình ảnh thể hiện chủ quyền Hoàng Sa là của VN.
Và đến 18-1-2003, 29 năm ngày biến cố Hoàng Sa, chàng thanh niên ngày xưa trình trước hội đồng bảo vệ luận án tiến sĩ tại Trường đại học KHXH&NV đề tài "Quá trình xác lập chủ quyền của VN tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa". "Với luận án tiến sĩ này, tôi thách thức các nhà nghiên cứu các nước, kể cả Trung Quốc (TQ), có một đề tài xác lập chủ quyền Hoàng Sa mang tính khoa học được như tôi", người đó là Nguyễn Nhã.

Lý luận của TS Nhã trong luận án của mình chặt chẽ đến mức TS Trần Đức Cường trong bài nhận xét của mình đã viết: "Tác giả đã sử dụng thành công phương pháp lịch sử và logic để nêu lên các luận điểm, luận cứ nhằm chứng minh chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Cách lập luận của tác giả rất có sức thuyết phục. Việc sử dụng nhiều tài liệu của TQ để nêu rõ về chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa là của VN chứ không phải của Trung Quốc tỏ ra có hiệu quả...".

Đối với nghề, ông nhấn mạnh: "Lịch sử rất công minh và nghiêm khắc đối với bất cứ ai, kể cả người viết sử. Người viết sử mà viết sai thì hậu thế sẽ phê phán. Phương pháp của tôi là phê khảo tài liệu. Đây là một bước quan trọng. Phải áp dụng một số phương pháp nghiên cứu sử học để phê khảo tài liệu. Ngay cả những tài liệu của chính sử cũng phải tìm tài liệu cấp I. Người nghiên cứu phải khách quan, không thiên lệch".
0

Thứ Ba, 13 tháng 3, 2012

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đánh giá về chiến lược và sức mạnh quân sự của Việt Nam

13/3/2012- LTS: Theo Tạp chí “Tri thức thế giới” của Bộ Ngoại giao Trung Quốc số 15 (Tháng 8 năm 2011), trong những năm gần đây thực lực quân sự của Việt Nam đã được nâng lên một cách vững chắc, quân số đông và tác phong ngoan cường, xét về sức chiến đấu và sức mạnh tổng hợp đều đứng đầu các nước Đông Nam Á

Thời gian gần đây, Việt Nam có rất nhiều động thái ở Biển Đông: Vào cuối tháng 5 Việt Nam chỉ trích tàu cá Trung Quốc cắt cáp của tàu thăm dò dầu khí của họ ở Biển Đông, dân chúng Việt Nam liên tục trong nhiều tuần biểu tình chống Trung Quốc.

Ngày 9/6, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố phải bảo vệ vùng biển và các đảo của Việt Nam bằng sức mạnh của toàn đảng, toàn quân và toàn dân. Ngày 13/6, Hải quân Việt Nam hai lần tổ chức diễn tập bắn đạn thật ở vùng Biển Đông. Sau đó, lại công bố lệnh huy động nhập ngũ.

Ngày 15/7, Việt Nam và Mỹ bắt đầu tổ chức diễn tập liên hợp trong một tuần ở vùng biển gần Đà Nẵng. Để củng cố lợi ích đã có của mình ở Biển Đông, Việt Nam một mặt dựa vào sức mạnh của ASEAN và cơ hội thuận lợi Mỹ “trở lại Đông Nam Á” để đẩy mạnh ASEAN hóa và quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, mặt khác cũng thiết thực tăng cường bố trí quân sự và hiện đại hóa quân đội ở Biển Đông.


Tên lửa Shddock

I, Thực lực quân sự đứng đầu Đông Nam Á

Những năm gần đây, thực lực quân sự của Việt Nam được nâng lên một cách vững chắc, quân số đông và tác phong ngoan cường, xét về sức chiến đấu và sức mạnh tổng hợp đều đứng đầu các nước Đông Nam Á.

Lực lượng vũ trang của Việt Nam chủ yếu bao gồm quân đội nhân dân và dân quân tự vệ, còn có cả cảnh sát biển và công an nhân dân. Quân đội nhân dân Việt Nam thành lập năm 1944, lúc đầu chỉ có 34 người, gọi là “Đội tuyên truyền giải phóng quân” Việt Nam, trải qua các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và giải phóng miền Nam, đến nay quy mô và sức mạnh chiến đấu không ngừng lớn mạnh.

Theo “Sách Trắng Quốc phòng” công bố năm 2009 của Việt Nam, hiện nay lực lượng thường trực của quân đội Việt Nam (bao gồm cả bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương) có tổng cộng 450 nghìn người, lực lượng dự bị khoảng 5 triệu người. Bộ đội chủ lực là thành phần cốt cán của quân đội nhân dân Việt Nam , bao gồm lục quân, hải quân, phòng không không quân, bộ đội biên phòng.

Lục quân Việt Nam hiện chia thành 8 Quân khu, một số Quân đoàn, Sư đoàn bộ binh, Lữ đoàn tăng thiết giáp, Lữ đoàn tác chiến đặc chủng, Lữ đoàn pháo binh dã chiến, Sư đoàn công binh, Sư đoàn xây dựng kinh tế.

Trang bị vũ khí chủ yếu gồm có 850 xe tăng chiến đấu chủ lực T-54/55, 300 xe tăng hạng nhẹ PT-76, 100 xe trinh sát thiết giáp BRDM-1/2, 300 xe chiến đấu bộ binh BMP-1/2, 1.100 xe thiết giáp chở quân BTR-40/50/60/152, khoảng 2.300 cỗ pháo kéo xe và một số dàn phóng tên lửa, pháo cao xạ, pháo tự hành, tên lửa chống tăng và tên lửa đất đối không.

Hải quân Việt Nam thành lập năm 1955, hiện biên chế thành 4 vùng hải quân ven biển, trang bị chủ yếu gồm hai tàu ngầm mini mua của Bắc Triều Tiên năm 1977, 6 tàu hộ vệ, 2 tàu hộ vệ hạng nhẹ “Cheetah”, 37 tàu tuần tra và một số tàu rà quét thủy lôi, tàu đổ bộ và tàu tiếp tế hậu cần.

Phòng không không quân Việt Nam thành lập năm 1963, được sáp nhập từ Bộ Tư lệnh phòng không và Cục không quân, hiện được biên chế thành một số Sư đoàn phòng không và Sư đoàn không quân, bên dưới có Trung đoàn máy bay tấn công, Trung đoàn máy bay tiêm kích, Trung đoàn máy bay vận tải, Trung đoàn pháo cao xạ, Trung đoàn rađa. Trang bị chủ yếu gồm có 140 máy bay MiG-21, 7 máy bay SU-27SK, 4 máy bay SU-30MKK, 53 máy bay SU-22, 4 máy bay chống tàu ngầm Be –12, 26 trực thăng chống tăng MiG-24, 10 trực thăng chống tàu ngầm Ka-28 và một số máy bay huấn luyện, tên lửa không đối không, không đối đất, đất đối không.

Bộ đội biên phòng Việt Nam thành lập năm 1959, có chức năng cơ bản là thực hiện quản lý biên giới quốc gia, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo vệ biên giới trên bộ, hải đảo, vùng biển và trật tự an ninh ở khu vực cửa khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Ngoài quân đội nhân dân, dân quân tự vệ Việt Nam cũng là bộ phận cấu thành chủ yếu của lực lượng vũ trang Việt Nam. Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng vẫn ở vị trí sản xuất và công tác, thời bình là lực lượng lao động sản xuất chính, thời chiến là lực lượng chiến lược của chiến tranh nhân dân. Dân quân tự vệ chủ yếu thuộc các loại hình bộ binh, phòng không, pháo binh, công binh, trinh sát, giao thông, phòng chống hóa học, điều trị y tế và dân quân tự vệ trên biển, trong đó dân quân tự vệ trên biển mới được thành lập từ năm 2009 nhằm đối phó với những đe dọa an ninh trên biển.

Việt Nam còn có lực lượng cảnh sát biển, thành lập năm 1998. Vì thế, Việt Nam hiện nay có ba bộ phận lực lượng vũ trang trên biển là hải quân, cảnh sát biển và dân quân tự vệ biển, cho thấy Việt Nam hết sức coi trọng an ninh trên biển.

II, Chú trọng Biển Đông, đẩy nhanh hiện đại hóa hải quân không quân

Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Việt Nam đã bắt đầu tiến trình hiện đại hóa quân đội. Sau sự kiện khủng bố ngày 11/9, nhất là từ khi Mỹ phát động cuộc chiến tranh cục bộ kỹ thuật cao đối với Irắc, Việt Nam đã ý thức được rằng hình thái chiến tranh trong tương lai sẽ có thay đổi to lớn, vũ khí trang bị truyền thống và dạng thức tác chiến truyền thống đã không thể thích hợp với yêu cầu chiến tranh trong tương lai.

Mục tiêu tổng thể trong xây dựng quân đội của Việt Nam là “Cách mạng hóa, chính quy hóa, tinh nhuệ hóa và từng bước hiện đại hóa”. Vì thế Việt Nam đã mở rộng chi phí quốc phòng, từ chỗ chú trọng xây dựng quy mô chuyển sang xây dựng chất lượng quân đội, chú trọng nguyên tắc phát triển phối hợp giữa các quân binh chủng và ưu tiên phát triển hải quân – không quân, đồng thời tiếp tục tăng cường xây dựng lực lượng dự bị như dân quân tự vệ.

Bước vào thế kỷ mới, Việt Nam đặc biệt chú trọng ảnh hưởng của tranh chấp chủ quyền và lợi ích biển ở Biển Đông đối với an ninh quốc gia. Sau Đại hội lần thứ 9 Đảng Cộng sản Việt Nam, Việt Nam bắt đầu thực hiện phương châm chiến lược “thu hẹp lục quân mở rộng hải quân”, coi việc bảo vệ lãnh thổ trên biển và tài nguyên biển là trọng tâm của chiến lược quân sự mới, tăng cường một cách có trọng điểm khu vực ven biển miền Trung Nam Bộ và bố trí binh lực ở các đảo mà Việt Nam đã chiếm, làm nổi bật nhiệm vụ xây dựng hải quân và không quân.

Năm 2001, Việt Nam đã cho ra đời “Kế hoạch hiện đại hóa lực lượng vũ trang thế kỷ mới”, đề xuất thay đổi toàn diện vũ khí trang thiết bị của ba quân chủng lục quân, hải quân và không quân, trọng tâm là ưu tiên đảm bảo hiện đại hóa phòng không không quân và hải quân, đồng thời lắp đặt các loại trang thiết bị cảnh báo, trinh sát, chỉ huy, cơ động và đảm bảo cung cấp hậu cần.

“Sách Trắng Quốc phòng” năm 2009 của Việt Nam cũng nhiều lần nhấn mạnh phải xây dựng quân đội hiện đại hóa có trang bị vũ khí tiên tiến, trong khi tự nghiên cứu chế tạo, liên hợp sản xuất trang thiết bị, đồng thời mua sắm khối lượng lớn vũ khí trang thiết bị tiên tiến của nước ngoài, nâng cao tính năng vũ khí trang thiết bị của bản thân, trong đó mua sắm vũ khí trang thiết bị cho hải quân và phòng không không quân đã chiếm tỉ lệ rất lớn.

Cuối năm 2003, Việt Nam đã đặt mua của Nga 4 máy bay chiến đấu SU-30MK đa tính năng. Đồng thời không quân Việt Nam đã hợp tác với Ixraen và Nga cải tiến hệ thống rađa của máy bay MiG-21, lắp đặt trên máy bay thiết bị trinh sát chụp ảnh ban đêm.

Năm 2005, Việt Nam lại đặt mua hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1 trang bị cho một số đại đội pháo binh. Không quân Việt Nam còn mua máy phản lực huấn luyện L-39C/máy bay tấn công hạng nhẹ của Séc, nhập khẩu một bộ phận máy bay luấn luyện KT-1, T-50 của Hàn Quốc và Ba Lan. Tháng 3/2005, Việt Nam và Ba Lan đã ký Hiệp định mua vũ khí trị giá 150 triệu USD, mua 12 chiếc máy bay tuần tra trên biển M-28, 4 máy bay trực thăng cứu hộ trên biển W-3RM và 8 hệ thống trinh sát trên biển MSC-400 của Ba Lan. Năm 2009, Việt Nam lại ký hiệp định với Nga, mua của Nga 12 máy bay chiến đấu đa chức năng SU-30MK2.

Để thích ứng với yêu cầu đặt ra trong tương lai, Hải quân Việt Nam đã có kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, hy vọng đến trước năm 2015 sẽ hoàn thành đổi mới trang thiết bị, để hải quân Việt Nam trở thành một lực lượng hải quân trên biển hiện đại có đầy đủ các binh chủng, có khả năng tác chiến cơ động và khả năng tấn công hỏa lực tầm xa tương đối mạnh, đến trước năm 2050 sẽ hình thành một lực lượng tác chiến đa chiều độc lập ở biển xa.

Từ năm 1995 đến nay, Hải quân Việt Nam đã lần lượt đặt mua hơn 10 chiếc tàu chiến mang tên lửa có tên “Poisonous spider” của Nga, 12 chiếc tàu tuần tra của Thụy Điển, 2 tàu ngầm mini của Bắc Triều Tiên. Sau năm 2000, Việt Nam bắt đầu mua tàu mặt nước cỡ lớn của nước ngoài. Năm 2003, Việt Nam đã ký hiệp định trị giá 120 triệu USD với Nga, có kế hoạch mua của Nga 12 chiếc tàu chiến tốc độ cao mang tên lửa có tên “Lightning”.

Việt Nam còn mua các loại tàu tấn công/tuần tra tốc độ cao của Hàn Quốc có các tên “Dolphin”/ “Wildcat”; mua của Ba Lan 4 tàu hộ vệ hạng nhẹ “Miners”, 1 tàu huấn luyện “Nick Ward”, 8 tàu tuần tra bờ biển “Pilica”, và một tàu tuần tra cỡ lớn “Aubrey Lutz” đã cải tiến. Năm 2007, Việt Nam lại mua của Nga 2 tàu hộ vệ “Cheetah” và một hệ thống tên lửa chống hạm trên bờ mới nhất để lắp ráp tên lửa hành trình chống hạm có tốc độ siêu âm “Ruby”.

Để khắc phục những bất cập về năng lực tác chiến dưới nước, năm 2009, Việt Nam đã ký một hợp đồng lớn với Nga, mua 6 chiếc tàu tàu ngầm lớp “KILO” chạy bằng động cơ diezen trị giá 1,8 tỉ USD, đồng thời chuẩn bị thành lập lực lượng tàu ngầm.

III, Tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ-Ấn Độ là có ý đồ ở Biển Đông

Trong tiến trình thúc đẩy hiện đại hóa quân đội, Việt Nam có một biện pháp quan trọng là tích cực tăng cường quan hệ quân sự với các nước, trong đó hợp tác quân sự giữa Việt Nam với Mỹ và Ấn Độ là đặc biệt đáng quan tâm, vì đây cũng là một bộ phận của chiến lược quốc tế hóa vấn đề Biển Đông của Việt Nam, được thể hiện ở ý đồ “liên Mỹ”, “liên Ấn” để kiềm chế Trung Quốc.

Tháng 3/2000, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc đó là Cohen đi thăm Việt Nam, trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đầu tiên đến thăm Việt Nam sau 25 năm kết thúc Chiến tranh Việt Nam, đánh dấu việc khởi động quan hệ quân sự Việt-Mỹ. Trong nhiệm kỳ của Tổng thống Bush (con), Mỹ đã mở rộng giao lưu quân sự với Việt Nam, các chuyến thăm cấp cao giữa hai bên diễn ra liên tục, tàu quân sự hai nước thường xuyên đi thăm lẫn nhau, lại còn đi đến hiệp định hợp tác trong các lĩnh vực đào tạo ngoại ngữ, y học quân sự… Sau khi Obama lên nắm quyền, quan hệ quân sự Việt-Mỹ tiến thêm một bước mật thiết hơn.

Năm 2010, Mỹ và Việt Nam lần đầu tiên tổ chức giao lưu phòng vệ cấp thứ trưởng quốc phòng, tàu sân bay USS George Washington và tàu khu trục mang tên lửa USS John S. McCain của Mỹ đến thăm Việt Nam cập cảng Đà Nẵng. Việt Nam còn diễn tập quân sự chung với Mỹ ở Biển Đông. Ngoài hy vọng được Mỹ viện trợ quân sự và đẩy nhanh hiện đại hóa quân sự, việc Việt Nam tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ còn có một nguyên nhân rất quan trọng khác là kéo Mỹ vào, làm tăng thêm sức nặng đối đầu với Trung Quốc, quốc tế hóa vấn đề Biển Đông trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông ngày một nổi lên rõ hơn.

Những năm gần đây, hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Ấn Độ cũng không ngừng mở rộng. Tháng 3/2000, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Fernandez đi thăm Việt Nam, ký “Hiệp định hợp tác phòng vệ” giữa hai nước, quyết định tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực trao đổi tình báo, đóng tàu hải quân, chống cướp biển. Để thực hiện các nội dung hữu quan, tháng 10 năm đó hai nước còn tổ chức diễn tập quân sự chung ở Biển Đông. Ngoài ra, hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ về kỹ thuật công nghiệp quân sự cũng không ngừng gia tăng.

Nhà máy công nghiệp quân sự Nasik của Ấn Độ đã giúp Việt Nam cải tiến khoảng 200 máy bay chiến đấu MiG-21 đang trong chế độ quân dịch. Ấn Độ còn quyết định cung cấp cho Việt Nam các bộ linh kiện dùng để kiểm tra sửa chữa máy bay chiến đấu MiG và nâng cấp máy bay chiến đấu SU-27. Cung cách Việt Nam tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ và Ấn Độ, lôi kéo các nước lớn can thiệp tranh chấp trong vấn đề Biển Đông sẽ khiến cho vấn đề Biển Đông phức tạp thêm một bước./.

Theo Tạp chí “Tri thức thế giới” (Trung Quốc)

BÁO HỒNG KÔNG * CUỘC CHIẾN HOA VIỆT

(1)BÁO HONGKÔNG * CUỘC CHIẾN HOA VIỆT

Nếu khai chiến trên biển Đông, khả năng Trung Quốc sẽ thua Việt Nam

Một số tờ báo của Hồng Công gần đây như “Đại công báo”, “Văn Hối”, “Đông phương” và nguyệt san “Phòng vệ Hán Hoà” dẫn lời các nhà quan sát quân sự Bắc Kinh cho rằng tuy từ đầu năm 2009 đến nay, các bước chuẩn bị đấu tranh quân sự của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển Đông (Trung Quốc gọi là biển Hoa Nam) vô cùng rầm rộ.

(2) Hiện nay, còn rất nhiều rào cản khiến Trung Quốc chưa thể áp dụng hành động quân sự thực tế trong tranh chấp chủ quyền biển Đông. Các chuyên gia quân sự Trung Quốc cũng cảnh báo nếu Bắc Kinh áp dụng hành động quân sự, cái giá phải trả sẽ rất đắt, thậm chí ảnh hưởng quốc tế tiêu cực của hành động này đối với Trung Quốc còn lớn hơn cả phát động một cuộc chiến tranh tại Eo biển Đài Loan. Dưới đây là tổng hợp nội dung cơ bản của các bài viết này.

(3)1- Rào cản chính trị: – Tại khu vực Biển Đông, hiện nay có ba nước tồn tại bất đồng lớn nhất với Trung Quốc về lãnh hải và hải đảo là Việt Nam, Philippin và Malaixia, trong đó Việt Nam là hàng đầu. Vì thế, khả năng bùng nổ xung đột quân sự tại khu vực biển Đông chỉ có thể là Trung Quốc tấn công quân sự chiếm các đảo, bãi mà Việt Nam đang kiểm soát tại quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọil à Nam Sa).

(4)Khả năng Trung Quốc và Malaixia nổ ra xung đột quân sự do tranh chấp đảo Layan Layan (đá Hoa Lau), cơ bản bằng không. Thế nhưng, quan trọng là Trung Quốc áp dụng hành động quân sự quy mô lớn với Việt Nam, sẽ thiêu huỷ hoàn toàn hình tượng quốc tế “hoà bình phát triển” mà Trung Quốc tạo dựng trong gần 20 năm qua. Hệ quả là sự cảnh giác của Ôxtrâylia, Mỹ, Nhật Bản và cả Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN) đối với Trung Quốc sẽ tăng cao.

(5)- Gần đây, hợp tác và trao đổi quân sự giữa Mỹ với ASEAN và Việt Nam đã có những bước tiến lớn, một khi Trung Quốc áp dụng hành động quân sự, dư luận và báo chí chính thức của Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và các nước phương Tây khác sẽ đứng về phía Việt Nam. Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản thậm chí còn cung cấp cho Việt Nam chi viện về tình báo và hậu cần quân sự cho Việt Nam . “Học thuyết quân sự mới” biển Đông là “biên cương lợi ích” của Ôxtrâylia sẽ có cớ phát triển.

(6)- Chiến tranh bùng nổ, sẽ thúc đẩy nhanh hơn sự thành lập chính thức của tập đoàn “NATO biển Đông”, bước đi Nam tiến của Lực lượng Tự vệ trên biển của Nhật Bản cũng sẽ trở thành hiện thực và tạo ra căn cứ hợp pháp để Mỹ can thiệp quân sự trực tiếp. Hơn thế, “Hiệp ước đồng minh Mỹ – Xinhgapo – Ôxtrâylia” và từ sau năm 1995, Mỹ cùng với 6 nước ASEAN là Philippin, Thái Lan, Xinhgapo, Malaixia, Inđônêxia và Bruney tổ chức cuộc diễn tập quân sự “Karat”.

(7)- Trường Sa có một số đảo nằm sát bờ biển Malaixia, có một số đảo gần đường trung tuyến Việt Nam – Malaixia, cách Trung Quốc xa như vậy, nói là của Trung Quốc thật khó có sức thuyết phục. Do vậy, khi Trung Quốc áp dụng hành động quân sự, hình tượng quốc tế của các nước hữu quan, nhất là Việt Nam sẽ tốt hơn nhiều so với Trung Quốc, theo đó các nước lớn châu Âu, thậm chí cả Mỹ và Ấn Độ sẽ đề nghị cung cấp vũ khí cho Việt Nam, bất lợi với Trung Quốc.

(8)2- Rào cản về quân sự

- Các nhà quan sát quân sự Bắc Kinh nêu rõ nhìn bề ngoài, so sánh sức mạnh quân sự giữa Trung Quốc với Việt Nam, phía Trung Quốc có vũ khí hiện đại mang tính áp đảo, nhất là ưu thế về số lượng và chất lượng tàu mặt nước, tàu ngầm cỡ lớn. Thế nhưng, phân tích sâu về học thuyết địa – quân sự, thực sự bùng nổ chiến tranh trên không và trên biển với Việt Nam, ưu thế sức mạnh quân sự không hẳn nghiêng về Trung Quốc.

(9)Bởi vì đặc điểm mới của chiến tranh kỹ thuật công nghệ cao với vũ khí tên lửa là không có khái niệm so sánh sức mạnh của nước mạnh, nước yếu. Theo đó, nước yếu có một số ít tên lửa hiện đại, trong chiến tranh trên biển và trên không, vẫn có thể dựa vào ưu thế thiên thời, địa lợi, nhân hòa v.v.để vẫn thắng được nước mạnh.

(10)- Cụ thể hơn, về hải quân và không quân của Trung Quốc tham gia cuộc chiến tranh này sẽ chủ yếu là Hạm đội Nam Hải (Bộ Tư lệnh đặt tại Trạm Giang, Quảng Châu). Còn Việt Nam lực lượng không quân được trang máy bay chiến đấu “Su-30MKV” và “Su-27SK/UBK”. Hải quân Việt Nam được trang tàu tên lửa tốc độ cao “Molniya-12418” và tới đây có cả tàu ngầm “KILO-636”,xu thế sức mạnh tại biển Đông đang phát triển theo hướng bất lợi cho Trung Quốc.

(11)- Trong tương lai gần, khi Hải quân Việt Nam đưa tàu ngầm “KILO- 636” vào sử dụng, quyền kiểm soát cục bộ dưới nước có thể sẽ nghiêng về phía Hải quân Việt Nam. Ngoài ra, Trung Quốc phải tính đến nhân tố máy bay chiến đấu “Su-30MKV” của không quân Việt Nam có thể sẽ được trang bị tên lửa siêu âm không đối hạm “BRAHMOS” (của Ấn Độ) và “YAKHONT” (của Nga) với tầm bắn đạt 300km.

(12)- Về năng lực phòng không, Trung Quốc và Việt Nam đều được trang bị tên lửa đất đối không hiện đại “S-300PMU1”. Lực lượng phòng không của Việt Nam có 2 tiểu đoàn, còn con số này của Trung Quốc là 20. Thế nhưng, lực lượng này (của Trung Quốc) chủ yếu bố trí trên đất liền, do vậy vai trò có thể phát huy trong chiến tranh trên biển và không phận trên biển khá hạn chế.
(13)3- Rào cản về địa lý

- Toàn bộ 29 đảo, bãi mà Việt Nam kiểm soát hiện nay tại Trường Sa, cách đất liền từ 400 – 600 km. Tại khu vực này, Việt Nam có các căn cứ không quân tại vịnh Cam Ranh (Nha Trang), Đà Lạt (Lâm Đồng) và ở Thành phố Hồ Chí Minh, đa số không phận tại khu vực tranh chấp này đều nằm trong tầm tác chiến của máy bay tấn công “Su-22” của không quân Việt Nam, chưa kể đến máy bay chiến đấu “Su-30MKV” và “Su-27SK” với bán kính tác chiến lên đến 1.500 km.

(14)- Nếu so sánh, không quân Trung Quốc kể cả cất cánh từ sân bay tại đảo Hải Nam, khoảng cách đường thẳng đối với 29 đảo bãi Việt Nam đang kiểm soát đã lên đến từ 1.200 – 1.300 km, còn cất cánh từ Hoàng Sa, khoảng cách đến Trường Sa cũng lên đến từ 900 – 1.000 km…buộc máy bay chiến đấu “J-10” và “J-8D” và cả “Su-30MKK” và “Su-27SK” của Trung Quốc đều cần được tiếp dầu trên không, thời gian tác chiến so với máy bay Việt Nam ngắn hơn 50%.

(15)- Khi chiến tranh bùng nổ, sân bay trên đảo Vĩnh Hưng (Hoàng Sa) và thậm chí cả sân bay trên đảo Hải Nam của không quân Trung Quốc nhiều khả năng trước tiên sẽ bị máy bay chiến đấu “Su-22” của không quân Việt Nam thực hiện tấn công phủ đầu. Căn cứ Toại Khê, Căn cứ Quế Lâm (Quảng Tây) của Sư đoàn không quân số 2 cũng nằm trong phạm vi bán kính tác chiến tấn công của máy bay chiến đấu “Su-30MKV” của Không quân Việt Nam.

(16) Ngoài ra, còn một yếu tố quan trọng khác là xung đột không chỉ hạn chế ở khu vực biển Đông, toàn bộ các mục tiêu chiến lược tại đảo Hải Nam, Hồng Kông, Côn Minh (Vân Nam) và Nam Ninh (Quảng Tây) đều nằm trong phạm vi bán kính tác chiến của máy bay chiến đấu “Su-30MKV” của Không quân Việt Nam.

(17)- Địa hình Việt Nam dài hẹp, máy bay “Su-27SK” và “J-10A” của Trung Quốc tham chiến, trên đường bay trở về căn cứ đều nằm trong tầm tác chiến của máy bay chiến đấu “MiG-21Bis” của Không quân Việt Nam cất cánh từ các căn cứ không quân miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Do vậy, MiG-21Bis của Việt Nam có thể cất cánh đánh chặn máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã hết vũ khí và thiếu nhiên liệu vào bất cứ lúc nào.

(18)4- Rào cản về chiến thuật

- Máy bay chiến đấu “Su-22” của không quân Việt Nam có thể sẽ áp dụng chiến thuật không kích siêu thấp và có được sự yểm hộ hoả lực trong tấn công đảo, bãi. Vì thế, ngay cả khi Trung Quốc chiếm lĩnh được các đảo bãi Việt Nam, bảo vệ lâu dài là vấn đề cực kỳ khó khăn. Việt Nam áp dụng chiến thuật không kích tầm siêu thấp, sẽ tránh được sự theo dõi của các loại rada trên tàu của Trung Quốc, tấn công các tàu cỡ lớn của Trung Quốc.

(19)- Hải quân Việt Nam không có tàu mặt nước cỡ lớn, cho nên không ngại Trung Quốc áp dụng không kích tầm siêu thấp, khiến cho tàu ngầm hiện đại của Trung Quốc không thể phát huy, chỉ có thể tấn công tàu vận tải của hải quân Việt Nam. Việt Nam hiện nay, đa số là tàu vận tải cỡ nhỏ lớp từ 300 – 500 tấn trở xuống, nên điều động tàu ngầm hiện đại để tiêu diệt là không hiệu quả mà có khi lại làm mồi cho các loại phương tiện săn ngầm của VN do Nga trang bị./.

Tổng hợp từ báo Trung Quốc
4

Thứ Hai, 12 tháng 3, 2012

Nhật-Ấn tăng cường hợp tác chiến lược để đối phó với TQ

17/3/12 - Chiến lược gia người Ấn Độ Kautilya có nói rằng “người hàng xóm của bạn là kẻ thù của bạn và người hàng xóm của người hàng xóm của bạn là bạn của bạn”. Theo ông Edouard Pflimlim. nhà nghiên cứu thuộc Viện quan hệ quốc tế và chiến lược Pháp (IRIS), phương châm này dường như áp dụng được cho mối quan hệ giữa Ấn Độ và Nhật Bản đang ngày càng phát triển, đặc biệt khi phải đối mặt với “sự trỗi dậy hòa bình” (theo Bắc Kinh) của Đế chế Trung Hoa. Dưới đây là quan điểm của ông về vấn đề này đăng trên tạp chí “Affaires Stratégiques”.


Tàu chiến Mỹ, Nhật

Hai sự kiện sau đây minh chứng cho mối quan hệ hợp tác chiến lược cũng đang ngày càng được tăng cường giữa Ấn Độ và Nhật Bản. Ngày 29/1, một cuộc tập trận chung với sự tham gia của tàu chiến và trực thăng thuộc lực lượng bảo vệ bờ biển Ấn Độ và Nhật Bản diễn ra ở ngoài khơi vịnh Bengan, gần Chennai (Madras cũ), nhằm chứng tỏ khả năng phối hợp tác chiến của Hải quân hai nước, cụ thể nhằm chống cướp biển trong Ấn Độ Dương. Sự có mặt trong cuộc tập trận này của đại diện ReCAAP, một trung tâm thông tin về cướp biển có trụ sở tại Xinhgapo và được thành lập theo sáng kiến của Nhật Bản, cho thấy sự kiện này được các chuyên gia trong khu vực rất coi trọng. Cuộc tập trận đó, được thông báo từ tháng 11/2006 và được tổ chức hai năm một lần ở ngoài khơi bờ biển một trong hai nước, là hình mẫu của mối quan hệ hợp tác ngày càng chặt chẽ giữa Tôkyô và Niu Đêli trong các vấn đề chiến lược.

Một sự kiện khác diễn ra gần đây khẳng định thêm xu thế này. Thủ tướng Nhật Bản, Yoshihiko Noda, đã gặp người đồng cấp Ấn Độ, Manmohan Singh, tại Niu Đêli. Hai Thủ tướng ra tuyên bố chung cho biết các lĩnh vực hợp tác chiến lược được mở rộng, từ các vấn đề an ninh đến trao đổi kinh tế, tài chính và thương mại.

Một mối quan hệ như vậy không phải là do ngẫu nhiên mà xuất phát từ sự cần thiết. Mối đe dọa ngày càng tăng đang đè nặng lên cả Tôkyô lẫn Niu Đêli, hay cả hai đều cảm thấy, nảy sinh từ sự phát triển quân sự của Trung Quốc, tình hình bất ổn định do nạn cướp biển quốc tế gây ra cả hai nước phụ thuộc tới 97-100% vào buôn bán bằng đường biển, mối đe dọa của Bắc Triều Tiên (thử hạt nhân, bắn tên lửa đạn đạo, chuyển giao công nghệ nhạy cảm cho Pakixtan vốn là kẻ thù của Ấn Độ), dẫn đến sự trùng hợp về quan điểm và lợi ích chiến lược của hai nước.

Nhưng mối quan hệ này cũng náy sinh từ lịch sử. Chưa cần nói đến Phật giáo là nguồn sinh lực cho cả hai nền văn hóa, chỉ một thời gian ngắn sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, Ấn Độ và Nhật Bản đã thiết lập quan hệ ngoại giao (ngày 28/4/1952). Thời điểm đó rất quan trọng trên hai phương diện: trước hết, Ấn Độ là một trong những nước đầu tiên công nhận Nhật Bản bại trận và ký với nước này một hiệp ước hòa bình; hơn nữa, 2012 là năm kỷ niệm lần thứ 60 ngày thành lập mối quan hệ giữa hai nước đã trở thành nền kinh tế thứ hai và thứ ba của châu Á.

Đúng là trong Chiến tranh Lạnh, Ấn Độ dành ưu tiên cho đồng minh Nga trong khi Nhật Bản được che chắn bởi chiếc ô hạt nhân và quân sự của Mỹ. Tuy nhiên, Liên Xô sụp đổ đã mở ra một kỷ nguyên mới trong mối quan hệ giữa hai người khổng lồ này. Sau các vụ thử hạt nhân của Ấn Độ năm 1998 khiến Nhật Bản ngừng khoản viện trợ – Ấn Độ là nước hưởng nhiều nhất viện trợ phát triển của Nhật Bản, vốn rất lớn, cao nhất thế giới về giá trị tuyệt đối – cho Ấn Độ, mối quan hệ phát triển rất mạnh trở lại vào đầu những năm 2000, Chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản, Yoshiro Mori, vào tháng 8/2000 tạo sự thúc đẩy mang tính quyết định để tăng cường mối quan hệ với Ấn Độ. Chuyến thăm đó tập trung vào vấn đề an ninh và nhiều thời điểm cũng như chuyến thăm khác đánh dấu sự phát triển mối quan hệ song phương trở nên sống còn đối với hai nước. Từ tháng 8/2000, các cuộc gặp hàng năm giữa hai Thủ tướng diễn ra, như ông Junichiro Koizumi thăm Ấn Độ tháng 4/2005, ông Manmohan Singh thăm Nhật Bản tháng 10/2006, ông Shinzo Abe thăm Ấn Độ tháng 8/2007 hay ông Manmohan Singh lại thăm Nhật Bản tháng 10/2008.. Các chuyến thăm này dẫn tới việc ký kết vào tháng 10/2008 Tuyên bố về hợp tác an ninh giữa Ấn Độ và Nhật Bản. Ấn Độ là nước thứ ba, sau Mỹ và Ôxtrâylia, có mối quan hệ như vậy với Nhật Bản, Các lĩnh vực hợp tác an ninh được xác định và hai nước còn muốn tăng thêm nữa. Đó là tổ chức các cuộc gặp

thường kỳ giữa Bộ trưởng Quốc phòng, các cuộc tập trận chung, tăng cường hợp tác giữa lực lượng bảo vệ bờ biển hay cùng kiểm soát thiên tai.

Hợp tác vẫn tiếp tục phát triển mặc dù thay đổi phe đa số trong Nghị viện Nhật Bản sau khi Đảng dân chủ Nhật Bản giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử ngày 30/8/2009 trước Đảng Dân chủ Tự do, đảng lãnh đạo Quốc hội gần như liên tục từ gần 50 năm nay. Trong chuyến thăm Ấn Độ tháng 9/2009 của Thủ tướng Nhật Bản, Yukio Hatoyama, hai bên ra tuyên bố chung “Giai đoạn mới trong hợp tác chiến lược và tổng thể Nhật Bản – Ấn Độ” tạo công cụ mới để tăng cường hợp tác, cụ thể là mở rộng hợp tác về các vấn đề khu vực và quốc tế, như giải trừ quân bị và không phổ biến vũ khí hạt nhân hay chống khủng bố. về phương diện cơ chế hợp tác, một trong những điểm quan trọng là quyết định tổ chức thảo luận 2+2 (Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng) ở cấp văn phòng và quan chức cấp cao.

Sự xích lại gần nhau giữa hai cường quốc châu Á này cũng xuất phát từ sáng kiến của Ấn Độ và chính sách hướng Đông của nước này do Thủ tướng Manmohan Singh đề xướng, đáp ứng nhu cầu của Nhật Bản tìm kiếm đối tác vững chắc do không có láng giềng gần, thậm chí là láng giêng thờ ơ và yếu, tệ hơn nữa là thù địch. Sự xích lại gần nhau đó cũng mang ý nghĩa ngoại giao to lớn khi Ấn Độ và Nhật Bản cùng với Braxin và Đức tạo thành nhóm G4 bao gồm 4 cường quốc muốn có một ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Tiếp đó, chuyến thăm Ấn Độ ngày 27 và 28/12/2011 của Thủ tướng Nhật Bản, Yoshihiko Noda, là cơ hội để nhấn mạnh đến hợp tác trên biển – cụ thể là đấu tranh chống cướp biển ở ngoài khơi Xômali, và sẽ được tăng cường vào năm nay và, xa hơn thế nữa, với các cuộc tập trận chung của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản Hải quân Ấn Độ.

Nhưng mối quan hệ chiến lược cũng có một mảng rất quan trọng về kinh tế. Thương mại song phương phát triển nhanh cho dù chưa bằng mức giữa Nhật Bản và Trung Quốc.

Một hiệp định tự do trao đổi hàng hóa – có tên CEPA hay Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện – được ký tháng 2/2011 giữa hai nước và có hiệu lực từ tháng 8 cùng năm đó, cho phép trao đổi thương mại song phương tăng lên mạnh mẽ. Cả hai Thủ tướng Yoshihiko Noda và Manmohan Singh ngày 29/12/2011 tuyên bố mục tiêu là đạt 25 tỷ USD trao đổi thương mại hai chiều từ nay đến năm 2014 (so với 4 tỷ vào năm 2002).

Chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nhật Bản, Yoshihiko Noda, cụ thể hóa việc mở ra những lĩnh vực hợp tác và đầu tư mới được thảo luận từ nhiều năm trước đó. Nhật Bản sẽ đầu tư vào nhiều dự án hạ tầng ở Ấn Độ, cụ thể là 4,5 tỷ USD từ nay đến năm 2015 để xây dựng một “hành lang công nghiệp” giữa Niu Đêli và Mumbai nhằm thúc đẩy nền kinh tế nước này. Sau chuyến thăm này, Nhật Bản cũng thông qua một hiệp định tài chính trị giá 15 tỷ USD, qua đó cung cấp vốn để hỗ trợ đồng tiền Ấn Độ.

Hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân cũng sẽ phát triển. Ấn Độ quan tâm đến công nghệ dân sự của Nhật Bản cho dù vụ tai nạn hạt nhân ở nhà máy Fukushima làm chậm lại hiệp định này.

Triển vọng hợp tác Nhật Bản-Ấn Độ được các chuyên gia đánh giá là “xán lạn”, về phương diện thương mại song phương, tiềm năng là rất lớn nếu căn cứ vào mức độ khiêm tốn hiện nay – 15 tỷ USD năm 2011 (so với khoảng 340 tỷ giữa Nhật Bản và Trung Quốc) cũng như chênh lệch về mức sống – Tổng sản phẩm quốc nội tính theo đầu người là 1.371 USD ở Ấn Độ so với 4.382 USD ở Trung Quốc – và sự năng động của nền kinh tế và dân số Ấn Độ.

Hợp tác hạt nhân là một lĩnh vực quan trọng khác và năm nay, theo một số chuyên gia, hai nước có thể ký một thỏa thuận. Tuyên bố chung giữa hai Thủ tướng Yoshihiko Noda và Manmohan Singh tái khẳng định tầm quan trọng về hợp tác hạt nhân giữa hai nước. Hai ông cũng hoan nghênh những tiến bộ đạt được trong thương lượng giữa Nhật Bản và Ấn Độ về Hiệp định hợp tác sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hòa bình.

về phương diện quân sự và an ninh, cái được mất đối với Ấn Độ và Nhật Bản là rất lớn. Đó là phát triển khả năng tương thích giữa Hải quân hai nước để làm sao gắn kết được với nhau một cách nhịp nhàng.

Thứ hai là phát triển các hệ thống phòng thủ và hợp tác về công nghệ cần thiết cho an ninh chung. Từ quan điếm đó, cuối tháng 12/2011, quyết định của Chính phủ Nhật Bản dỡ bỏ một phần hạn chế xuất khẩu vũ khí của Nhật Bản có thể dẫn đến hợp tác. Tạp chí “Jane’s Defense Weekly” tính toán rằng chính sách mua vũ khí của Ấn Độ trong thời kỳ 2011 -2015 có thể lên tới khoản tiền khổng lồ 100 tỷ USD. Như vậy, các lĩnh vực có thể hợp tác được là rất nhiều. Một số chuyên gia còn cho rằng kể cả về phòng thủ chống tên lửa, Ấn Độ và Nhật Bản, hai nước vốn cộng tác với Ixraen và Mỹ về vấn đề này, có thể cùng nhau làm việc trong tương lai.

Cuối cùng là hợp tác an ninh nằm trong khuôn khổ rộng lớn hơn là mối quan hệ chiến lược với Mỹ và đồng minh. Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản vào ngày 20/12/2011 đã tiến hành đối thoại tay ba tại Oasinhtơn và đề cập đến một số vấn đề khu vực và quốc tế. Ba nước tái khẳng định những “giá trị chung” và thống nhất gặp lại nhau tại Tôkyô trong năm nay.

2012 là năm kỷ niệm lần thứ 60 ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Ấn Độ-Nhật Bản, do đó có thể sẽ có rất nhiều sự kiện và hợp tác song phương, vốn đã rất ấn tượng, có thể phát triển sâu rộng hơn./.

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
0

Dòng Su-30 của Việt Nam trong cuộc đối đầu với các loại chiến đấu cơ

9/10/2011-Cho dù hiện nay, các nước cho ra đời khá nhiều loại chiến cơ hiện đại mới. Nhưng thực sự dòng máy bay Su, đặc biệt là Su-30MK2 của Việt Nam vẫn được coi là mối đe dọa nghiêm trọng đối với ưu thế trên không của Mỹ và Australia, có thể làm thay đổi cán cân sức mạnh Không quân ở châu Á-Thái Bình Dương.


Su-30MK2

Các nhà quân sự đánh giá rằng, dòng Su có nhiều ưu thế hơn các dòng máy bay tiêm kích chủ lực thế hệ 4 của Mỹ như F-15 Eagle, F-16 Fighting Falcon, F/A-18 Hornet, thậm chí có thể thách thức siêu chiến cơ F-22 Raptor và F-35 Lightening thế hệ 5. Hơn nữa, Su-35 có thể vượt trội hơn J-10 và J-20 của Trung Quốc.


J-10

Su-30MKK là loại chiến cơ được sửa từ mẫu Su-27 vào năm 1997, dòng chiến cơ này cũng được coi là phiên bản nâng cấp cao hơn Su-30, Su-30K và SU-30MKI. Su-30MKK (Su-30MK2) cũng có 85% điểm chung với chiến cơ Su-35 cả về các thiết bị phần cứng lẫn phần mềm. Chính vì vậy, Su-30MKK do Việt Nam nhập về cũng được tập trung những ưu thế vượt trội của các dòng Su-27, Su-30, Su-30MKI và thậm chí của cả Su-35 mới. Điều này được minh chứng qua những cuộc đọ sức trong các cuộc tập trận quy mô nhất thế giới từ trước đến nay.


Su-27- "tiền bối" của Su-30MK2

Vào năm 1992, tiền bối của Su-30MK2 là Su-27 lần đầu tiên vượt Đại Tây Dương sang Mỹ diễn tập. Trong các tình huống không chiến, Su-27 đều giành thắng lợi trước chiến cơ F-15 của Mỹ.


F-16

Năm 2004 và 2005, Su-30MKI cũng đã thắng áp đảo trong cuộc giao chiến với F-16 và F-15 – hai loại máy bay tiêm kích chủ lực của Mỹ tại cuộc tập trận Cope India do Không quân Mỹ – Ấn tổ chức kể cả về sức cơ động, thiết bị trên khoang và các hệ thống vũ khí.


Su-30MK2 tích hợp 85% trang bị ưu thế về phần cứng cũng như phần mềm của Su-35

Theo báo chí Ấn Độ, một trong các phi công Pháp nhận xét rằng: “Trong cận chiến, Mirage cỏ vẻ “lo lắng hơn” so với Su-30. Quyết định tấn công phải đưa ra lập tức nếu không Su-30 với sức mạnh và khả năng cơ động của nó sẽ nhanh chóng quật đổ bạn”. Khi dòng Su-30K đối đầu với các kiểu máy bay mới Mirage 2000С và Mirage 2000D (lắp radar RDI)


Eurofighter Typhoon.

Năm 2006 và 2007, tại cuộc tập trận chung Exercise Indradhanush, dòng Su-30MKI do các phi công Ấn Độ lái đã thể hiện trình độ cao vượt trội hơn trong các trận không chiến huấn luyện chống các máy bay tiêm kích Tornado F3, Hawks và Eurofighter Typhoon của Anh.

Tướng Hal M. Homburg, Tư lệnh Bộ chỉ huy Không quân chiến đấu Không quân mỹ đã nhận xét: Không quân các nước được trang bị dòng Su của Nga có thể đe dọa những ưu thế trên không của Mỹ.


Mirage 2000

Thậm chí, trong cuộc tập trận mô phỏng trên máy tính ở căn cứ Không quân Hickam, Hawaii, Mỹ vào tháng 8/2008, các máy bay Su-30 “ảo” cũng đánh bại một cách thuyết phục máy bay tiêm kích thế hệ 5 là F-35 đang được quảng cáo ồn ào mà Australia dự kiến chi 16 tỷ USD để mua 100 chiếc.


Tornado F-3

Sau đó, các tờ báo The Australian và The West Australian của Australia dẫn nguồn từ một báo cáo mật của quân đội Australia về kết quả các trận không chiến mô hình hóa giữa các máy bay tiêm kích tối tân F-35 của Mỹ và các máy bay Su nói rằng, các máy bay Su đã đánh tơi tả, “tàn sát”, bắn máy bay Mỹ “rụng như sung”.


FA-18 Hornet

Tiến sĩ Carlo Kopp, chuyên gia phân tích hàng đầu của Trung tâm Nghiên cứu khoa học Air Power Australia cho rằng: Các máy bay mới của Nga, đặc biệt dòng Su-30 mà các nước Châu Á – Thái Bình Dương mua có thể “tước vũ khí” các máy bay tiêm kích tiên tiến của Không quân Australia. Máy bay Su-30 mang được số tên lửa tầm xa gấp nhiều lần nên khi chúng tấn công bằng vài tên lửa một lúc sẽ bắn hạ bất kỳ máy bay Australia với xác suất gần như 100%. Theo ông Kopp, kịch bản khả quan nhất đối với Không quân Australia là “1 đổi 1”, tức là để tiêu diệt 1 chiếc Su-30, họ phải mất 1 chiếc F/A-18E/F Super Hornet hoặc F-35 Lightning II. Sau khi tấn công, máy bay Australia sẽ hết sạch tên lửa và “bất lực” trước Su-30 khác.


Su-30MK2

Vào năm 2009, tại Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa James Inhofe nói cho rằng dòng máy bay Su của Nga chế tạo vượt trội hơn các máy bay tấn công của Mỹ là F-15 và F-16.

Ngoài ra, theo các chuyên gia Đài Loan, các máy bay tiêm kích Mirage 2000 và IDF (Indigenous Defense Fighters, do hãng Aerospace Industrial Development Corporation của Đài Loan và Lockheed Martin của Mỹ hợp tác sản xuất) của Đài Loan “không có khả năng đối chọi” với các máy bay Su-27SKM, Su-30MKK hay Su-30MK2.


F-35

Theo tính toán của các chuyên gia quân sự Đài Loan, các máy bay tiêm kích Nga kiểu Su-30МКK vượt trội 2,8 lần so với Mirage 2000 và 1,7 lần so với IDF của Đài Loan.

Chính vì những ưu thế dòng Su đạt được mà Mỹ đã từng muốn khám phá bí mật của dòng máy bay này để tìm ra chiêu thức đối phó với nó.


Chiến cơ Hawk

Với những ưu thế và khả năng vượt trội mà dòng Su của Nga, đặc biệt là Su-30 được kiểm nghiệm thực tế qua các cuộc không chiến quy mô lớn và uy tín nhất, qua những đánh giá nhận xét của các chuyên gia hàng đầu về quân sự, thì việc lựa chọn Su-30MKK hay Su-30MK2 được kết hợp những thế mạnh của các dòng Su khác bổ sung cho Không lực quân đội nhân dân là một giải pháp đúng đắn. Tuy nhiên, lực lượng vũ trang Việt Nam vẫn cần những chiến cơ hay vũ khí tối tân khác để nâng cao và phát huy sức mạnh an ninh quốc phòng trong giai đoạn hiện nay.

Pha Lê
http://www.petrotimes.vn/the-gioi-phang/ky-thuat-quan-su/2011/10/dong-su-30-cua-viet-nam-trong-cuoc-doi-dau-voi-cac-loai-chien-dau-co
0