Vibay

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

Ấn Độ đang "chơi bài hai mặt" ở biển Đông ?

(Diplomat- 25.10.13) Ấn Độ dường như đang chơi "con bài hai mặt" trong tranh chấp Biển Đông khi New Delhi cố gắng mở rộng ảnh hưởng của Ấn Độ để cân bằng lợi ích với Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á mà không làm mất hòa khí với Bắc Kinh.

Hành động cân bằng tinh tế của New Delhi đã được đưa vào thử nghiệm tuần này khi chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tới Trung Quốc trùng hợp với chuyến đi của Bộ trưởng Ngoại giao Salman Khurshid đến Philippines.

Hành trình của Khurshid ở Biển Đông dường như không nổi bật so với chuyến đi đến Bắc Kinh của ông Singh - chuyến thăm nhằm làm giảm căng thẳng dọc theo biên giới Trung- Ấn cũng như tái cân bằng các mối quan hệ kinh tế. Tuy nhiên, trước khi ông Singh đến Trung Quốc, Khurshid đã có một cuộc phỏng vấn với tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng của Hồng Công, trong đó ông xuất hiện để hòa giải với Trung Quốc về vấn đề tranh chấp Biển Đông.

"Chúng tôi không can thiệp" vào vấn đề tranh chấp biển Đông của Trung Quốc, Khurshid nói với tờ nhật báo Hồng Công. Ông nói thêm , "Chúng tôi tin rằng bất cứ điều gì là một vấn đề song phương giữa hai quốc gia phải được giải quyết bởi hai quốc gia".

Quan điểm này phù hợp với nhu cầu của Trung Quốc rằng tranh chấp ở Biển Đông phải được xử lý trên cơ sở song phương mà không cần bất kỳ sự can thiệp từ những bên không có tranh chấp. Trước đây, Trung Quốc đã kịch liệt chỉ trích Ấn Độ vì các hoạt động chung với Việt Nam trong vùng biển mà cả Hà Nội và Bắc Kinh cùng tuyên bố chủ quyền. Gần đây nhất là hồi đầu tháng này Thủ tướng Singh hậu thuẩn mạnh mẽ các tổ chức khu vực đóng một vai trò tích cực trong việc quản lý các tranh chấp ở biển Đông trong khi Bắc Kinh đã cố gắng để tránh đa phương hóa vấn đề. Việc Khurshid thừa nhận một cơ chế song phương dường như mâu thuẫn với phát biểu của ông Singh tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á tháng này.

Tuy nhiên, trong chuyến thăm Philippines trong tuần này, Khurshid đi xa hơn so những thách thức mà Ấn Độ thể hiện trước đây đối với các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông. Để bắt đầu, mục đích chính trong chuyến đi của ông Khurshid là để chuẩn bị cho việc nâng cấp quan hệ song phương Ấn Độ- Philippines lên tầm đối tác toàn diện khi Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee đến Philippines vào năm tới. Khurshid và người đồng cấp Philippines, Albert del Rosario, cũng nhất trí mở rộng hợp tác quốc phòng giữa hai bên. Truyền thông Philippines tuần này thậm chí còn báo cáo rằng Manila có thể mua hai tàu khu trục của Ấn Độ.

Đáng chú ý nhất có lẽ là tuyên bố chung, mà Khurshid đã ký, gọi là biển Đông là "Biển Tây Philippines"- tên gọi biển Đông mà Manila sử dụng để chỉ các vùng biển tranh chấp. Theo phương tiện truyền thông Ấn Độ, điều này đã phá vỡ chính sách thông thường của Ấn Độ là luôn đề cập đến vùng biển này với tên gọi "Biển Nam Trung Hoa" (South China Sea) nhằm tránh gây mất lòng với Bắc Kinh.

Trong chuyến thăm Philippines, Khurshid tán thành sự tham gia của các bên Đông Nam Á để giải quyết tranh chấp trong khi Bắc Kinh phản đối kịch liệt. Ví dụ, trong câu trả lời cho một câu hỏi từ các phóng viên sau một bài phát biểu ông, Khurshid "nhấn mạnh rõ ràng" rằng Ấn Độ ủng hộ sử dụng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển ( UNCLOS) là cơ sở để giải quyết các tranh chấp ở biển Đông. Cuối cùng, Khurshid nói cũng hỗ trợ các quyết định của Philippines trong việc tìm kiếm tòa án quốc tế để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc.

"Tòa án là một câu trả lời. Tôi hy vọng nó làm việc", Khurshid nói. Trung Quốc đã bác bỏ việc đưa tranh chấp này ra tòa án quốc tế.

Cuối cùng, Khurshid đề cập trực tiếp vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với các tranh chấp biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Mặc dù ông làm điều đó nhằm giúp Philippines có nhiều ưu thế nếu tham gia đối thoại trực tiếp với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp, Bắc Kinh phản đối việc gắn liền các vụ tranh chấp lãnh thổ lại với nhau.

Các đối thủ của Trung Quốc, đặc biệt là Nhật Bản, đã cố gắng để làm chính xác điều đó.

Tác giả Zachary Keck, Tạp chí ngoại giao The Diplomat

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét